Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

1. Kiến thức: HS thấy được :

 - Sự hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta – sau chiến tranh thế giới thứ hai.

 - Những quan hệ của trật tự thế giới hai cực: Sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc, tình trạng chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN.

 - Tình hình thế giới từ sau “ chiến tranh lạnh “, những hiện tượng mới và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

doc 29 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2008
Ngày giảng: 9A: 19/11/2008
	 9B: 25/11/2008
chương iV
quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
Tiết 13. Bài 11
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
	A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức: HS thấy được :
	- Sự hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta – sau chiến tranh thế giới thứ hai.
	- Những quan hệ của trật tự thế giới hai cực: Sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc, tình trạng chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN.
	- Tình hình thế giới từ sau “ chiến tranh lạnh “, những hiện tượng mới và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
	2. Tư tưởng.
	HS đồng tình, ủng hộ cho cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của loài người: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác phát triển.
	3. Kĩ năng.
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ; phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; liên hệ thực tế.
	B. Chuẩn bị.
	1.Giáo viên: Bản đồ thế giới; Nội dung các kênh hình trong SGK.
	2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài.
	C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài.
	3. Bài mới:
	* GTB: Sau chiến tranh thế giới thứ hai một trật tự thế giới mới được hình thành, đó là “ trật tự hai cực Ianta “. Vậy trật tự này được sắp xếp như thế nào ? Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh là gì ?...
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành trật tự thế giới mới.
 H?: Đọc nhanh 3 dòng đầu và cho biết Hội nghị Ianta đã được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
GV giới thiệu H22.
 H?: Quan sát vào phần chữ nhỏ trong SGK hãy nêu nội dung của hội nghị?
 GV sử dụng lược đồ, giới thiệu các khu vực ảnh hưởng của các quốc gia trên.
 H?: Hệ quả của Hội nghị Ianta ?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thành lập và hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc.
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn đầu và cho biết: Liên Hợp Quốc được ra đời trong hoàn cảnh nào và nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức này là gì ?
T.Lời: Hội nghị Ianta đã quyết định thành lập Liên Hợp Quốc...
 GV giới thiệu thêm: Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại San Franxixco (Mĩ) để thông qua hiến chương và thành lập Liên Hợp Quốc. Hiện nay có 191 thành viên.
 GV giới thiệu H23 về cuộc họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sử dụng bản đồ giới thiệu một số nước thành viên LHQ.
 H? Từ khi ra đời đến nay, vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc là gì ?
 GV giới thiệu về chủ nghĩa Apacthai: Là sự kì thị, phân biệt chủng tộc ở các nước...
 H?: Việt Nam đã tham gia vào LHQ từ thời gian nào ?
 T.Lời: Từ tháng 7/1977, là thành viên thứ 149.
 H?: Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ?
 T.Lời: LHQ đã giúp Việt Nam hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp Việt Nam xây dựng đất nước...
 Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc chiến tranh lạnh.
 H?: Đọc nhanh đoạn đầu và cho biết hoàn cảnh nào dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh ?
 T.Lời: Sau CTTG thứ hai không lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn...
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn với câu hỏi: Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh ? ( Thời gian: 3 phút ).
HS thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
 GV phân tích: Đó là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
 H?: Quan sát vào đoạn hai và cho biết chiến tranh lạnh được biểu hiện như thế nào ?
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn cuối và trả lời câu hỏi: Cuộc chiến tranh lạnh đã để lại những hậu quả gì ?
 Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.
 GV giảng: Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém...
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu: Nêu các xu hướng của thế giới từ sau chiến tranh lạnh ? ( Thời gian 3 phút ).
HS thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, giảng và kết luận:
 H?: Nhìn chung tình hình hiện nay của thế giới là gì ?
 T.Lời: Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế...
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
- Hoàn cảnh: Từ 4 đến 11/2/1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc thì Hội nghị Ianta được triệu tập ( tại Liên Xô ) gồm nguyên thủ 3 quốc gia Liên Xô, Mĩ Anh.
- Nội dung: SGKT45
- Hệ quả: Trật tự hai cực Ianta được hình thành do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc.
- Hội nghị Ianta đã quyết định thành lập Liên Hợp Quốc.
- Nhiệm vụ: 
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
- Vai trò: 
+ Giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Apacthai.
+ Giúp các nước phát triển kinh tế.
III. Chiến tranh lạnh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang mâu thuẫn đối đầu nhau.
- Biểu hiện:
+ Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang.
+ Thành lập hàng loạt các khối quân sự.
+ Mĩ thực hiện bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị và hoạt động phá hoại chống Liên Xô và các nước XHCN.
- Hậu quả:
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
+ Các nước chi khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để chế tạo vũ khí trong khi hàng tỉ người còn đang bị đói nghèo, dịch bệnh.
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.
 Các xu hướng của thế giới:
- Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Từ đầu những năm 90 nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự và nội chiến ( Nam Phi, Châu phi, Trung á )
	4. Củng cố.
	- Hãy nêu những quyết định và hệ quả của hội nghị Ianta ?
	- Nhiệm vụ và vai trò của Liên Hợp Quốc ?
	- Biểu hiện và hệ quả của cuộc chiến tranh lạnh ?
	- Các xu thế của thế giới ngày nay ?
	5. Hướng dẫn học bài.
	- Về nhà học bài và nắm được những nét chính về quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
	- Chuẩn bị bài sau: 
	+ Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ?
	+ ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ?
Ngày soạn: 25/11/2008
Ngày giảng: 26/11/2008
Chương V
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật 
từ năm 1945 đến nay.
Tiết 14. Bài 12.
Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử 
của cách mạng khoa học kĩ thuật.
	A. Mục tiêu.
	1. Kiến thức:
	- HS nắm được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người ( Từ 1945 đến nay )
	- Bộ mặt thế giới đã thay đổi rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật hơn nửa thế kỉ qua.
	2. Tư tưởng:
	- HS nhận thấy được ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới, sự phát triển trí tuệ không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao của chính con người.
	- Hình thành ý thức cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên bởi vì hiện nay xã hội đang đòi hỏi nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao, nắm được những tri thức mới về khoa học kĩ thuật để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
	- Có thái độ đấu tranh chống việc sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vào mục đích chiến tranh, phá huỷ môi trường, ảnh hưởng tới đời sống người dân.
	3. Kĩ năng.
	- Rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế.
	- Có các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường khi mà các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang được áp dụng rộng rãi.
	B. Chuẩn bị.
	1. Giáo viên: Nội dung các kênh hình trong SGK.
	2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài.
	C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	H?: Vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc ?
	T.Lời: + Giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
	 + Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Apacthai.
	 + Giúp các nước phát triển kinh tế.
	3. Bài mới.
	* GTB: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai do nạn bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và nhu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại cần có những vũ khí mới, thông tin liên lạc mới cho nên con người đã tiến hành cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai từ năm 1945. Vậy cuộc cách mạng này đã đem lại những thành tựu gì ?...
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
 Yêu cầu HS đọc nhanh 4 đoạn đầu và trả lời câu hỏi: 
 H?: Trong lĩnh vực khoa học cơ bản con người đã có những thành tựu gì ?
 GV nhấn mạnh: Các thành tựu trên con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
 GV giới thiệu H24: Tháng 3/1997 các nhà khoa học đã tạo ra một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai... 
 H?: ý nghĩa của các phát minh trên? 
 T.Lời: Giúp ích cho con người trong rất nhiều việc như công nghệ sao chép, chữa các bệnh nan y...
 Yêu cầu HS đọc nhanh 4 đoạn tiếp theo và cho biết: Những thành tựu mới về công cụ sản xuất ?
 GV giảng: Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX. Người ta tính rằng cứ trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 năm...
 GV giải thích thêm: Các nhà khoa học còn tạo ra các Rôbôt đảm nhiệm những công việc con người không đảm nhiệm đựơc như lặn sâu xuống đáy biển, lau kính các toà nhà cao tầng...
 H?: Trong điều kiện nguồn năng lượng của chúng ta ngày càng cạn kiệt thì con người đã làm gì ?
 GV giới thiệu H25: Đó là những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời ở Nhật Bản...
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn cuối trang 49 và cho biết: Con người đã sáng chế ra các vật liệu mới nào ?
 GV giảng: Nhằm đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật...năm 1982.
 GV cung cấp thêm: Gần đây người ta chế ra chất têphơtông làm chất cách điện rất tốt, không cháy, không thấm nước đốt cháy 3500 hay làm lạnh -2000 mà vẫn không việc gì...
 H?: Trong lĩnh vực nông nghiệp con người đã đạt những thành tựu gì ?
 GV giảng: ở nhiều nước tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp được nâng cao...
 H?: Em có nhận xét gì về lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc ?
GV giới thiệu thêm: Hiện nay Nhât Bản đã chế tạo những tàu siêu tốc đạt 300km/h...
Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và cho biết: trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ con người đã có những thành tựu gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật.
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu: Nêu ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ?( Thời gian 5 phút )
HS thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, kết luận:
 GV minh hoạ thêm: Chỉ trong vòng 20 nă ... g như ở Đông Dương.
- Pháp tăng cường thu các loại thuế
-> Pháp đã khai thác với quy mô rộng lớn hơn, trong tất cả các ngành kinh tế. Từ đó đời sống của nhân dân ta ngày càng cực khổ hơn.
II. Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
* Về chính trị:
- Mọi quyền hành đều tập trung trong tay người Pháp, vua quan chỉ là bù nhìn.
- Triệt để sử dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn để củng cố sự thống trị của chúng.
- Thẳng tay đàn áp cách mạng, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ.
- Chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
- Thực hiện chính sách chia để trị.
* Về văn hoá, giáo dục:
- Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, khuyến khích các mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế mở trường, lớp.
- Lợi dụng sách báo xuất bản công khai để tuyên truyền chính sách khai hoá của chúng.
-> Mục đích của Pháp là để củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, thực hiện chính sách văn hoá nô dịch và ngu dân để dễ cai trị.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để áp bức, bóc lột nhân dân. Là đối tượng của cách mạng.
- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần cách mạng.
* Giai cấp tư sản: Phân hoá thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: Quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng. Là đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập song thai độ chính trị cải lương, dễ thoả hiệp.
* Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
- Tăng nhanh về số lượng, bị thực dân Pháp bạc đãi, chèn ép, khinh miệt, đời sống bấp bênh.
- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức hăng hái cách mạng, tiếp thu những tư tưởng văn hoá mới, là lực lượng quan trọng của cách mạng.
* Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân Pháp và phong kiến áp bức nặng nề, bần cùng, không lối thoát. Là lực lượng hùng hậu nhất của cách mạng.
* Giai cấp công nhân:
- Hình thành từ đầu thế kỉ XX, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, sống tập trung ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và có những đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức: đế quốc, phong kiến và giai cấp tư sản.
+ Gần gũi với nông dân.
+ Được kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.
-> Nhanh chóng nắm quyền lạnh đạo cách mạng.
	4. Củng cố. (3p )
	- Dựa vào H27 hãy nêu nội dung khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam ?
	- Nêu các chính sách về văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam?
	- Từ cuộc khai thác đó xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi như thế nào ?
	5. Hướng dẫn học bài ( 2p )
	- Về nhà học bài nắm được những nét chính về tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
	- Chuẩn bị bài sau:
	+ Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đã có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ?
	+ Diễn biến phong trào dân tộc dân chủ công khai ( 1925 – 1926 )?
	+ Diễn biến phong trào công nhân (1919 – 1925) ? 
Ngày soạn: 13/12/2010
Ngày giảng: 9A: /12/2010
	9B: /12/2010
Tiết 17. Bài 15
Phong trào cách mạng việt nam 
sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925).
	A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- HS thấy được cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến cách mạng Việt Nam.
	- Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925.
	2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng cho lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng luôn phấn đấu, hy sinh cho cách mạng ( Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Hồng Thái...)
	3. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng phát hiện, trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
	B. Chuẩn bị
	- GV: 
	- HS: Đọc và chuẩn bị trước bài.
C. Phương pháp: Động não; phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử
 	D. Tổ chức giờ học:
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài mới.
	3. Bài mới:
	* GTB: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình thế giới đã có nhiều ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam. Từ đó trong phong trào đấu tranh chống sự áp bức của thực dân Pháp, mỗi giai cấp đã nói lên tiếng nói và yêu cầu riêng của giai cấp mình, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển mới. Vậy các giai cấp đã đứng lên đấu tranh với những nét mới gì ?...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
 Mục tiêu: HS biết được những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến Cách mạng Việt Nam.
 Thời gian: 10p
 Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS đọc nhanh phần I và trả lời câu hỏi:
 H?: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?
 GV nhấn mạnh: Quốc tế thứ III thành lập đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới...
 GV giảng: Sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp gắn liền với hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong giai đoạn ở Pháp. Người đã bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng cộng sản Pháp...
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925)
 Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1019-1925.
 Thời gian: 15p
 Cách tiến hành:
GV giảng: Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ...
 Yêu cầu HS đọc nhanh 2 đoạn tiếp theo và trả lời câu hỏi:
 H?: Giai cấp tư sản dân tộc đã tiến hành đấu tranh nhằm mục đích gì ?
 H?: Từ đó họ đã tiến hành đấu tranh dưới các hình thức nào ?
 H?: Qua đó em có nhận xét gì về tính chất của các phong trào trên ?
 GV nhấn mạnh: Nhìn chung tư sản dân tộc Việt Nam sau chiến tranh đã có những cố gắng nhất định để chống sự cạnh tranh và chèn ép của tư bản nước ngoài. Nhưng đấu tranh nhằm thoả mãn những yêu cầu tối thiểu về quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh doanh và hoạt động chính trị đối với thực dân Pháp.
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và trả lời câu hỏi:
 H?: Nêu mục tiêu đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản ?
 H?: Trình bày các hình thức đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản ?
 GV giới thiệu về sự kiện Phạm Hồng Thái và nhấn mạnh : Tháng 6/1924 tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện ( Quảng Châu-Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn thời đại đấu tranh mới...
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu: Hãy cho biết những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ công khai ? ( Thời gian 5 phút )
HS thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo
Nhóm khác nhận xét, bổ xung
 GV kết luận:
- Tích cực: thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân.
- Hạn chế: 
+ Phong trào của tư sản còn mang tính cải lương.
+ Phong trào của tiểu tư sản: xốc nổi, ấu trĩ.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào công nhân.
 Mục tiêu: HS nắm được những nét chính của phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm1919-1925.
 Thời gian: 12p
 Cách tiến hành:
 Yêu cầu HS đọc nhanh 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
 H?: Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn còn lại và cho biết: những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam ( 1919 – 1925 ) ?
 GV giới thiệu sự kiện Ba Son.
 H?: Theo em phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son có điểm gì mới hơn so với phong trào công nhân trước đó ?
 T.Lời: Phong trào đã kết hợp đấu tranh kinh tế ( đòi tăng lương, giảm giờ làm ) với mục đích chính trị ( ủng hộ cách mạng Trung Quốc ); Họ đã có sự cảm thông với những người cùng cảnh ngộ trên thế giới.
 H?: ý nghĩa của sự kiện Ba Son ?
 GV kết luận: Như vậy sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào cách mạng Viật Nam phát triển sôi nổi, phong phú với nhiều hình thức mới: phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân, họ đều muốn đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi quyền lợi cho giai cấp mình.
I. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết.
- Phong trào cách mạng lan rộng khắp thế giới.
- Tháng 3/1919 Quốc tế thứ III thành lập ở Mat-xcơ-va.
- Giai cấp vô sản ở các nước đã đứng ra thành lập các chính đảng của mình:
+ 12/1920 Đảng cộng sản Pháp ra đời.
+ 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời.
-> Những điều trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.
II. phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925).
* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
- Mục đích: Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
- Hình thức:
+ Năm 1919 phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá.
+ Năm 1923 phát động phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.
+ Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình.
+ Năm 1923 thành lập Đảng lập hiến.
- Tính chất: phong trào mang tính cải lương, thoả hiệp.
* Phong trào của giai cấp tiểu tư sản.
- Mục tiêu: Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
- Hình thức: 
+ Thành lập các tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt...
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ...
+ Lập các nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam đồng thư xã.
+ ám sát cá nhân.
+ Năm 1925 đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu.
+ Năm 1926 phong trào để tang Phan Châu Trinh.
III. Phong trào công nhân ( 1919 – 1925 )
* Bối cảnh:
- Thế giới: ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc làm việc ở các cảng lớn ở Trung Quốc.
- Trong nước:
 + Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức cao hơn.
+ 1920 công hội bí mật ra đời ở Sài Gòn lãnh đạo đấu tranh.
* Diễn biến:
- Năm 1922 công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
- Năm 1924 nhiều cuộc bãi công đã nổ ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương...
- Tháng 8/1925 phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son ( Sài Gòn )
-> Là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
	4. Củng cố ( 3p )
	- Trình bày những ảnh hưởng to lớn của cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?
	- Diễn biến của phong trào dân tộc dân chủ công khai ?
	- Những nét mới của phong trào công nhân từ 1919 – 1925 ?
	5. Hướng dẫn học bài: ( 3 p )
	- Về nhà học bài, nắm được những nét chính về phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
	- Chuẩn bị bài sau: Về nhà ôn lại các kiến thức lịch sử thế giới đã học. Giờ sau kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13 den tiet 17.doc