Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Tuần 19 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Tuần 19 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời

Kiến thức : Học sinh cần nắm được:

- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam – là hòan cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước

- Sự ra đời và chủ trương họat động của hai tổ chức cách mạng mới ra đời – sự khác biệt giữa hai tổ chức cách mạng này với hội Việt Nam cách mạng thanh niên

2 .Tư tưởng :

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Tuần 19 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7 – 1 – 2008 	 Tuần 19
 Tiết 20 Từ ngày14 / 01 / 2008
 19 / 01 / 2008 Bài 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN 
RA ĐỜI 
A – Mục tiêu bài học :
1 . Kiến thức : Học sinh cần nắm được: 
Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam – là hòan cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước 
 Sự ra đời và chủ trương họat động của hai tổ chức cách mạng mới ra đời – sự khác biệt giữa hai tổ chức cách mạng này với hội Việt Nam cách mạng thanh niên 
2 .Tư tưởng :
 Giáo dục học sinh lòng kính yêu và khâm phục các bặc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc 
3 . Kĩ năng : 
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
Bước đầu rèn luyện cho học sinh cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. 
B . Chuẩn bị của thầy và trò 
1. Thầy : 
 Tài liệu: Tư liệu Lịch sử 9, bảng phụ, bài tập trắc nghiệm
2. Trò:
 Soạn bài mới
 Đọc và sưu tầm tranh ảnh, tài liệu 
C . Hoạt động dạy và học :
 1. Oån định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 Hỏi : Tại sao nói: Nguyễn Aùi Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam ?
 Gợi ý trả lời:
 Vì - Người sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên 
 - Người đã trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, lí luận cách mạng cho 
 	cách mạng Việt Nam 
 3 . Giới thiệu bài mới : 1 phút
Trước những hoạt động tích cực của Nguyễn Aùi Quốc và Hội VNCMTN cách mạng Việt Nam có nhiều bước phát triển mới. Vậy bước phát triển mới đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
 4. Giảng bài mới: 34phút
12
H1: Phong trào dấu tranh của công nhân trong những năm 1926–1927 diễn ra như thế nào ? (thành phần tham gia qui mô, tính chất, nhận thức) 
H2: Phong trào yêu nước thời kỳ này phát triển như thế nào ?
H3: Theo em, phong trào cách mạng nước ta trong 1926 –1927 có đặc điểm gì mới so với thời gian trước đó? 
Gv: Tóm lại phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh–đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng ra đời ở Việt Nam
Tl 1: Công nhân dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray na (Thái Nguyên) 
Hs: Có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra (27 cuộc đấu tranh) từ Bắc chí Nam: Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, đóng tàu Ba Son ... 
Hs: Nhằm 2 mục đích 
+ Tăng lương 20 – 40 % 
+ Đòi ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp 
Tl 2. Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành 1 làn sóng chính trị khắp cả nước 
Hs thảo luận nhóm
Tl 3.
 Phong trào đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ được nâng lên trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập
I.Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927
1. Phong trào công nhân. 
- Công nhân và học sinh học nghề liên tiếp nổi dậy đấu tranh. 
- Phong trào phát triển với qui mô tòan quốc
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, Vượt ra ngòai qui mô 1 xưởng, liên kết nhiều nghành,nhiều địa phương 
- Trình độ giác ngộ của công nhân Việt Nam được nâng lên, họ trở thành lực lượng chính trị độc lập 
2. Phong trào yêu nước (1926 – 1927).
- Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành 1 làn sóng chính trị khắp cả nước
Kiến thức cơ bản
I. Nguyễn Aùi Quốc ở Pháp (1917 – 1923)
10
GV yêu cầu học sinh đọc SGK
H4: tổ chức Tân Việt cách mạng đảng ra đời trong hoàn cảnh nào?
H5: Tân Việt Cách Mạng Đảng phân hoá trong hoàn cảnh nào?
Gv: Tân Việt cách mạng Đảng nhiều lần cử người sang Qủang Châu xin hợp nhất với Việt Nam cách mạng thanh niên nhưng không thành, và ngược lại, do hai tổ chức không đánh giá đúng vai trò của mỗi bên, cũng như quyền lãnh đạo tổ chức hợp nhất. Sau này lập trường của Tân Việt cách mạng Đảng chuyển mạnh sang khuynh hướng cách mạng vô sản 
Sơ kết: so với hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì Tân Việt cách mạng Đảng còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới 
Hs đọc SGK mục II
Tl 4 Đầu những năm 20 của thế kỉ XX phong trào yêu nước dân chủ phát triển mạnh, Hội Phục Việt đã ra đời (11/1925) gồm 1 số sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đông dương và nhóm tù chính trị củ ở Trung kì hoạt động trong phong trào đòi thả Phan Bội Châu, sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng quyết định lấy tên Tân Việt Cách Mạng Đảng (7/1928) 
Tl 5
 + Tân Việt tập hợp những trí thức yêu nước, tổ chức Tân Việt Cách Mạng Đảng ra đời khi tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên đã phát triển mạnh về lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mac -Lê Nin, tổ chức này có ảnh hương lớn đến sự phát triển của Tân Việt Cách Mạng Đảng
 + Cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ Tân Việt Cách Mạng Đảng giữa hai khuynh hướng tư sản và vô sản. Cuối cùng huynh hướng vô sản đã thắng thế nhiều Đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tích cực chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mac-Lê Nin 
II. Tân Việt Cách mạng Đảng (7/1928):
1. Sự thành lập.
- Từ Hội Phục Việt được thành lập 11/1925
- 7/1928 chính thức mang tên Tân Việt Cách Mạng Đảng 
2. Sự phân hoá .
Đến cuối 1928 Tân Việt có sự phân hoá về tổ chức
12
H6: 
Nguồn gốc tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ?
H7: 
Trình bày tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng ? (lãnh đạo, xu hướng cách mạng, thành phần tham gia) 
Gv: Địa bàn hoạt động chính ở Bắc kì, với mục tiêu đánh đuổi Pháp, thiết lập dân quyền 
H8: Trình bày hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng trước khởi nghĩa Yên Bái ?
H9: Trước tình hình đó Việt Nam Quốc Dân Đảng đã quyết định như thế nào ?
Gv: Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định sống mái với quân thù, phương châm “không thành công thì cũng thành nhân” – Aâu là chết đi để làm gương cho người sau phấn đấu 
Tl 6.
 Từ nhóm Nam đồng thư xã ,nhà xuất bản tiến bộ tập hợp 1 nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt 
- Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng trong nước và ảnh hưởng “chủ nghĩa Tam dân”của Tôn Trung Sơn dẫn đến sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 25/12/1927 
Tl 7: Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính 
- Xu hướng: Cách mạng dân chủ tư sản, đại diện cho 
quyền lợi của tư sản dân tộc 
- Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, công chức, tư sản lớp dưới làm nghề tự do và một số nông dân khá giả, thân hà địa chủ, binh lính 
Tl 8: - Ngày 9/2/1929 Việt Nam Quốc Dân Đảng đã ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Ba Danh 
 - Thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, gần 1000 đảng viên bị bắt, nhiều cơ sở bị phá vỡ 
Tl 9
 Tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái
III. Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) 
1. Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927)
- Nguồn gốc từ nhóm Nam đồng thư xã – nhà xuất bản tiến bộ 
- Ngày 25/12/1927 Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính 
- Xu hướng: Cách mạng dân chủ tư sản, đại diện cho quyền lợi của tư sản dân tộc 
- Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, công chức, tư sản lớp dưới làm nghề tự do và một số nông dân khá giả, thân hà địa chủ, binh lính 
 4. Củng cố: 3 phút
	 GV treo bảng phụ 
 -> Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
 Dặn dò: 1phút
	- Trả lời câu hỏi bài tập SGK
	- Học thuộc bài cũ
 - Soạn bài 17 mục III, IV
	- Đọc tài liệu Tư liệu lịch sử 9
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc