Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 30 - Tuần 25 - Bài: 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 30 - Tuần 25 -  Bài: 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

 1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về:

- Thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của cách mạng nước ta trong năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.

- Sách lược đấu tranh chống ngọai xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

 2. Tư tưởng:

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 30 - Tuần 25 - Bài: 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10 / 2 / 2008 TUẦN 25
Tiết 30	Từ ngày 25 / 02 / 2008
 02 / 03 / 2008
Bài: 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG 	 CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) 
I – Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về: 
Thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của cách mạng nước ta trong năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
Sách lược đấu tranh chống ngọai xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng 
 2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niều tự hào dân tộc. 
 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. 
II . Chuẩn bị của thầy và trò 
 1.Thầy: 
 + Sử dụng tranh ảnh tài liệu lịch sử Việt Nam 
 + Nội dung hiệp định Sơ bộ 6. 3. 1946 
 + Lược đồ Việt Nam
 2. Trò: 
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
III . Các hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 Hỏi: Trình bày tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 
 Đáp án: - Nạn đói 
 - Nạn dốt 
 - Giặc ngoại xâm 
 3. Bài mới: 35 phút
 a. Giới thiệu bài mới: 1 phút
Pháp trở lại xâm lược nước ta nhân dân nam Bộ kháng chiến như thế nào. Về phía Đảng có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngòai 
 b. Giảng bài mới: 34 phút
10’
H: Theo em dã tâm xâm lược nước ta của Pháp có từ lúc nào?
Gv: Anh với danh nghĩa là quân đồng minh vào giảp giáp quân đội Nhật ở phía Nam đã dọn đường, tiếp tay cho Pháp quay lại xâm lược nước ta.
Đêm 22 rạng 23 tháng 9 Pháp tấn công vào UB nhân dân nam Bộ và cơ quan tự vệ thánh phố Sài Gòn ®mưu đồ được bộc lộ 
H: Trước âm mưu và hành động động của Pháp, nhân dân nam Bộ đối phó như thế nào? 
Gv: Để bảo vệ chính quyền cách mạng, với mọi hình thức, mọi vũ khí nhân dân chống trả quyết liệt 
Gọi hs đọc đoạn chữ in nghiêng SGK
H: Kết qủa cuộc tấn công của Pháp ra sao?
Gv: Tháng 10. 1945 tướng Lơ cléc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới. Đồng thời Anh –Nhật tích cực hổ trợ Pháp 
H: Sau khi được hổ trợ Pháp hành động như thế nào? 
H: Trước tình hình đó trung ương Đảng có chủ trương gì?
Gv: Trước cuộc chiến không ngang sức đó lực lượng kháng chiến rút vào họat động ở nông thôn ®các căn cứ cách mạng được xây dựng ở vùng đồng Tháp Mười, Bến Tre, U Minh, Tây Nam Bộ ... Tổ chức đánh vùng sau lưng địch làm cho chúng khó khăn không ít 
Kể chuyện chú bé Lê Văn Tám Tẩm dầu vào thân mình làm bó đuốc lao vào đốt kho xăng giặc giữa Sài Gòn ®cả nước sôi sục kháng chiến 
Hs: Từ rất sớm và ngay sau khi pháp xíat Nhật đầu hàng chúng đã chuẩn bị kế họach thực hiện ngay 
Hs: Anh dũng chiến đấu để bảo vệ cách mạng 
Hs: Một thời gian dài Pháp lâm vào khó khăn bị bao vây cô lập phải chờ viện binh từ Pháp 
Hs: Phá vòng vây xung quanh Sài Gòn chợ lớn, đánh chiếm các tỉnh: Nam Bộ, Nam trung Bộ 
 Cuối tháng 1. 1946 Pháp chiếm 1 số nơi quan trọng ở miền Nam, Tây nguyên 
Hs: Lực lượng kháng chiến tạm thời rút khỏi thành thị, tổ chức kháng chiến ở nông thôn đánh vùng sau lưng địch 
Nhân dân miền Bắc khi chưa trực tiếp chống Pháp ® làm Nghĩa vụ hậu phương chi viện Miền Nam và tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh trong cả nước của Pháp 
IV. Nhân dân nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
- 23. 9. 1945 được sự giúp đỡ của Anh, Pháp nổ súng gây chiến ở nam Bộ 
- Nhân dân ta anh dũng chống trả quyết liệt 
- Pháp bị bao vây cô lập chờ viện binh sang, tổ chức mở rộng vùng chiếm đóng 
- Trung ương Đảng pháp động phong trào ủng hộ nam Bộ kháng chiến ở miền Bắc và được nhân dân hương ứng 
- Cả nước sôi sục kháng chiến 
10’
GV yêu cầu đọc SGKmục V
H: Quân Tưởng Giới Thạch có âm mưu gì?
Gv: Quân Tưởng với danh nghĩa là quân đồng minh vào giải giáp Nhật nhưng thực chất là chống phá cách mạng 
H: Trước tình hình cùng lúc có nhiều kẻ thù, ta có chủ trương gì? 
GV nhấn mạnh
 Ta hòa hõan tránh xung đột vũ trang không có lợi, nhân nhượng Tưởng nhưng trên nguyên tắc cách mạng chính quyền phải được giữa vững, Đảng phải lãnh đạo, Hồ Chí Minh phải đứng đầu chính phủ độc lập chủ quyền được tôn trọng
GV giao nhiệm vụ
H: Tại sao Đảng ta lại quyết định hòa với quân Tưởng?
Gv: Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương: Tránh cùng lúc phải đụng độ với Pháp và Tưởng sẽ khó cho cách mạng ®quyết định nhân nhượng Tưởng vì biết rõ chúng có nhược điểm: Phải đối phó với quân cách mạng ở Trung Quốc, đây là lực lượng quân ô hợp khả năng chiến đấu kém, không thể gây chiến với ta®ta nhân nhượng thỏa hiệp 1 số yêu sách của chúng nhưng không tổ hại đến chủ quyền dân tộc, tìm cách lọai chúng 
H: Qua đó em có nhận xét gì về sách lược này của Đảng, chính phủ ?
Gv: Thực hiện sách lược trên ta đã hạn chế và vô hiệu hóa đến mức thấp nhất các họat động chống phá của Tưởng và tay sai
HS nắm được
Việt quốc: Việt Nam quốc dâng Đảng 
Việc Cách: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 
Hs: Dùng bọn Việt quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong 
Hs: Quốc Hội khóa 1 đã đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc Hội, khong qua bầu cử và 1 số ghế bộ trưởng : Bộ ngọai giao, kinh tế, xã hội, 1 phó chính trị (Nguyễn Hải Thần) và 1 số quyền lợi về kinh tế : Cung cấp lúa gạo, phương tiện giao thông cho 20 vạn quân Tưởng, tiêu bạc mất giá của chúng. 
 Nhưng ta kiên quyết bác bỏ yêu sách: đòi chủ tịch Hồ Chí Minh từ chức, gạt những người cộng sản ra khỏi chính phủ lâm thời, thay quốc kì, quốc ca 
HS Thảo luận nhóm
Hs: - Hòa với Tưởng để tập trung đánh Pháp ở miền Nam 
- Vì so với Tưởng thì Pháp đã bộc lộ rõ mưu đồ cướp nước ta. Còn Tưởng thì chưa thể gây chiến với ta được 
Hs: Mềm dẻo nhưng kiên quyết, nhân nhượng có nguyên tắc 
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng 
*Ââm mưu của quân Tưởng 
- Khiêu khích, đòi ta đáp ứng yêu sách về kinh tế –chính trị. Thủ tiêu chính quyền cách mạng 
*Chủ trương của ta:
Nhân nhượng, hòa hõan với Pháp nhưng kiên quyết bác bỏ những yêu sách vi phạm chủ quyền dân tộc 
Tóm lại: Với chủ trương vừa mềm dẻo vừa kiên quyết ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng®tạo điều kiện chi viện cho đồng bào miền Nam chống Pháp 
14’
H: Khi pháp chiếm được miền Nam thì có âm mưu gì? 
H: Tại sao Pháp với Tưởng kí với nhau hiệp ước này? 
H: Trước tình hình đó ta có chủ trương gì? Tại sao?
Gv: Trong tình hình đó nếu ta đánh Pháp ở Bắc khi quân Tưởng chưa rút thì Tưởng sẽ đứng về Pháp chống ta nhưng nếu ta hòa với Pháp chẳng những ta tránh được cuộc chiến bất lợi mà còn đuổi được Tưởng ra khỏi đất nước 
H: Hiệp định quy định nội dung gì?
H: Theo em hiệp định sơ bộ kí kết có ý nghĩa gì?
H: Sau hiệp định kí kết Pháp có hành động gì? 
 ->Quan hệ Việt Pháp càng căng thẳng ®nguy cơ chiến tranh sắp nổ ra 
H: Trước tình hình đó ta có chủ trương gì?
H: Tại sao ta lại tiếp tục nhượng bộ Pháp?
H: Việc ta hòa và kí với Pháp Hiệp định sơ bộ và tạm ước 14. 9 có ý nghĩa như thế nào? 
Hs: Cấu kết với quân Tưởng để tiến quân ra miền Bắc -> 28. 2. 1946 Pháp kí với Tưởng hiệp ước Hoa – Pháp 
Hs: Để Pháp thay Tưởng ở Miền Bắc 
 đổi lại Pháp trả lại Tưởng 1 số quyền lợi trên đất Trung Quốc, ở cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại Pháp thay Tưởng ở miền Bắc 
Hs: hòa với Pháp để đuổi Tưởng 
Vì lúc này điều kiện không thể tiếp tục nhân nhượng với Tưởng, Pháp đang khó khăn chưa đủ lực lượng đem quân ra Bắc 
Hs: Đọc nội dung (SGK)
Hs: Là thắng lợi của ta về chính trị, ngọai giao. Việc Pháp công nhận ta là quốc gia tự do®là cơ sở pháp lý ta tiếp tục đánh đuổi Pháp 
Hs: Gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính phủ nam Kì tự trị với âm mưu tách nam Bộ khỏi Việt Nam 
Hs: Tiếp tục nhượng bộ Pháp, Bác lúc này đang ở Pháp đã kí tạm ước 14. 9
Hs: Kéo dài thời gian hòa hõan, củng cố, xây dựng lực lượng và tỏ rõ thiện chí muốn hòa bình của ta 
Hs: Ta buộc Pháp công nhận nền độc lập Việt Nam là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh 
- Tránh cùng lúc chọi nhiều kẻ thù®quân Tưởng bị đuổi về nước
- Thiện chí hòa bình của ta đó cũng là nguyện vọng của nhân dân thế giới 
- Có thêm thời gian xây dựng củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài 
VI. Hiệp định sơ bộ 
(6. 3. 1946) và Tạm ước Việt – Pháp 
(14. 9. 1946)
*Aâm mưu của Pháp: 
Cấu kết với Tưởng để thay Tưởng ở miền Bắc 
*Chủ trương của ta:
- Hòa với Pháp để đuổi Tưởng 
->Ngày 6. 3. 1946 ta và Pháp kí bản Hiệp định sơ bộ 
- 14. 9. 1946 ta tiếp tục kí Tạm ước với Pháp nhượng 1 số quyền lợi về kinh tế –văn hóa ớ Việt Nam 
Tóm lại:
Việc kí hiệp định Sơ bộ và Tạm ước ta đã tránh cùng lúc đánh nhau với nhiều kẻ thù, đuổi quân Tưởng về nước và có thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến sắp tới 
5’
4. Củng cố, Dặn dò
 a. Củng cố:
 GV treo bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập
 HS làm bài vào bảng
*Bài tập 
Lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của giai đọan lịch sử 1945 – 1946 
Thời gian
Sự kiện
 b. Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
5. Rút kinh nghiệm: 
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 30.doc