Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)

Học sinh nắm được sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến cuả ta được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi toàn diện về chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt ta đã chủ động mở các chiến dịch nhằm chủ động đánh địch trên các chiến trường.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1997Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/3/2009.
Ngày giảng 9A: 11/3/2009.
 	 9B: 10/3/2009.
Tieỏt 34. Baứi 26
BệễÙC PHAÙT TRIEÅN CUÛA CUOÄC KHAÙNG CHIEÁN TOAỉN QUOÁC
CHOÁNG THệẽC DAÂN PHAÙP (1950 – 1953).
I. Muùc tieõu baứi hoùc:
1. Kieỏn thửực: 
Học sinh nắm được sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến cuả ta được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi toàn diện về chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt ta đã chủ động mở các chiến dịch nhằm chủ động đánh địch trên các chiến trường.
2. Tử tửụỷng: 
 Boài dửụừng cho HS loứng yeõu nửụực, tinh thaàn cách mạng, tinh thaàn ủoaứn keỏt daõn toọc, ủoaứn keỏt ẹoõng Dửụng, ủoaứn keỏt quoỏc teỏ, nieàm tin vaứo sửù laừnh ủaùo cuỷa ẹaỷng, nieàm tửù haứo daõn toọc.
3. Kyừ naờờng: 
 - Reứn luyeọn cho HS kú naờng phaõn tớch, nhaọn ủũnh, ủaựnh giaự nhửừng aõm mửu thuỷ ủoaùn cuỷa Phaựp – Mú.
 - Reứn luyeọn cho HS kú naờng sửỷ duùng lược đồ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Lược đồ ” Chieỏn dũch Tây bắc và chiến dịch Thượng Lào “; Nội dung các kênh hình trong SGK; bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài.
III. Hoaùt ủoọng daùy vaứ hoùc:
1. OÅn ủũnh tổ chức: 
2. Kieồm tra baứi cuừ: 
H?: Nêu nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2/1951 ) ?
 T.Lời: + Thông qua báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của tổng bí thư Trường Chinh.
+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng lao động Việt Nam. Đối với Lào và Cam pu chia xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng.
+ Bầu Ban chấp hành TW và bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư.
3 Baứi mụựi: 
* GTB: Sau chiến dịch Biên giới và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, nhân dân ta đã đẩy mạnh phát triển hậu phương về mọi mặt. Đồng thời ta tích cực mở các chiến dịch nhằm giành quyền chủ động trên các chiến trường. Vậy ta đã mở các chiến dịch nào ? Kết quả ra sao ?...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần IV và cho biết những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng ?
 GV giao việc: mỗi dãy tìm hiểu một vấn đề về : kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục.
 Học sinh làm việc cá nhân 3 phút và trả lời.
Học sinh khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, kết luận:
GV giới thiệu H 49.
 GV giảng: 1/5/1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua được triệu tập, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước...
 Hoạt động 2: Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
 Yêu cầu HS đọc nhanh 3 đoạn đầu và trả lời câu hỏi: 
 H?: Sau chiến dịch biên giới, ta đã chủ động mở các chiến dịch nào ?
HS đọc và trả lời.
 GV sử dụng lược đồ giới thiệu 3 chiến dịch và kết luận: Trong 3 chiến dịch quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm của chúng. Sau khi rút kinh nghiệm 3 chiến dịch trên ta chủ trương chỉ mở các chiến dịch tiến công tiếp sau ở vùng rừng núi...
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn tiếp theo và cho biết: thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường đã mất ?
 H?: Tại sao Pháp lại cho quân đánh chiếm Hòa Bình ?
 Học sinh trả lời: Pháp muốn nối lại hành lang đông tây, chia cắt Việt Bắc với liên khu III và liên khu IV...
 GV tường thuật: Ngày 10/11, Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến...ngày 23/2/1952.
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và cho biết:
 H?: Bên cạnh đó ta còn mở các chiến dịch nào ? Mục đích của các chiến dịch ?
 Học sinh trả lời:
Chiến dịch Tây Bắc
Chiến dịch Thượng Lào.
GV sử dụng lược đồ tường thuật.
IV. Sự phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
* Về chính trị: 
- 3/3/1951 Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam
- Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt.
- 11/3/1951, “ Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào “ thành lập.
* Về kinh tế:
- Năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Đề ra các chính sách chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
- Từ tháng 4/1953 -> 7/1954 ta thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
* Về văn hóa – giáo dục: 
- Tiếp tục cải cách giáo dục theo phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.
- Phong trào thi đua yêu nước phát triến mạnh mẽ.
II. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
Trong đông – xuân 1950 – 1951, quân ta mở 3 chiến dịch: chiến dịch trung du, chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà -Nam – Ninh.
Từ 9 -> 14/11/1951, Pháp cho quân đánh chiếm Hòa Bình.
Ta vừa cho quân bao vây, truy kích địch trên mặt trận Hòa Bình, vừa đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định đồng bằng của Pháp, phát triến chiến tranh du kích
-> 23/2/1952, Pháp rút khỏi Hòa Bình.
- Tháng 10/1952 quân ta mở chiến dịch Tây Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng căn cứ địa kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
Tháng 4/1953 ta mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân.
4. Củng cố:
* Học sinh làm bài tập: Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954 ?
Thời gian
Sự kiện
GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 làm bài ( thời gian 5 phút )
Học sinh thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung
GV nhận xét, đánh giá.
GV khái quát lại bài.
5. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học bài, nắm được những bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ 1950 đến 1953.
- Chuẩn bị bài sau:
+ Nội dung kế hoạch Na – Va của Pháp – Mĩ ?
+ Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34.doc