Học sinh cần nắm được:
· Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc (1969 -1973)
· Quân dân miền Bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc đế quốc Mĩ phải kí kết Hiệp định Paris 1973, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước.
Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris
Ngày soạn : 09 / 04 / 2008 TUẦN 31 Tiết 43 Từ ngày 14 / 04 / 2008 19 / 04 / 2008 Bài: 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức Học sinh cần nắm được: Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc (1969 -1973) Quân dân miền Bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc đế quốc Mĩ phải kí kết Hiệp định Paris 1973, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước. Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris. 2. Tư tưởng - Giáo dục cho học sinh tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, kiên trung bất khuất đấu tranh cho độc lập tự do. - Học sinh thấy khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của dân tộc ta, không sức mạnh nào có thể khắc phục được. - Tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo, tài tình của Đảng. 3. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. Chuẩn bị của thầy và trò 1.Thầy: + Những tài liệu và tranh ảnh về “Điện Biên Phủ trên không” và Hiệp định Paris. + Bảng phụ, bài tập củng cố 2.Trò: + Học thuộc bài cũ + Soạn bài mới + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan III. Hoạt động dạy và học: 1. Oân định tổ chức: 1 phút - Oån định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút Hỏi: Nêu những thắng lợi của ta trong “Việt Nam hoá chiến tranh” và “ Đông Dương hoá chiến tranh” Đáp án: - Chính trị - Quân sự 3. Bài mới: 34 phút a.Giới thiệu: Ngày 1. 11. 1968 Mĩ tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc, miền Bắc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, không bao lâu Mĩ gây chiến tranh phá hoại lần hai... Vậy cuộc chiến tranh phá hoại lần hai sẽ diễn ra như thế nào, bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu b. Giảng bài mới: 33 phút TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản 18’ 1. Hoạt động 1: Khai thác phát triển kinh tế –văn hoá, chống chiến tranh Mĩ ở miền Bắc IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 -1973) H:Tình hình miền Bắc sau chiến tranh phá hoại lần 1 của Mĩ như thế nào? H: Ta có biện pháp gì để khôi phục? Gv yêu cầu đọc SGK H: Vì sao ta có thể khôi phục nhanh chóng như vậy? H: Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào? H: Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì? H: Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai như thế? H: Những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta trong thời kì này như thế nào? H: Tại sao gọi trận thắng của nhân dân hà nội, hải phòng là trận “Điện Biên Phủ trên không” GV giới thiệu tranh ảnh Hs: Gặp nhiều khó khăn, thiệt hại nặng nề HS đọc SGK Mục 1 Hs: Do sự cố gắng của toàn dân và sự viện trợ lớn cuả các nước anh em Hs: Thể hiện tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân và là động viên cổ vũ to lớn của nhân dân miền Nam Hs: Máy bay ném bom, tàu chiến phong hoả vùng biển -> Cắt đứt sự chi viện Hs: - Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững - Ta lập nên “Điện Biên Phủ trên không” (18®29. 12. 1972) HS thảo luận nhóm Đó là trận thắng quyết định của ta buộc Mĩ phải kí Hiệp định Paris (27. 11. 1973)-> Nó có ý nghĩa chiến lược giống như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá Nông nghiệp: - Khuyến khích sản xuất - Aùp dụng khoa học kĩ thuật Công nghiệp - Nhiều cơ sở được khôi phục - Thủy điện thác Bà bắt đầu hoạt động (10 -1971) - Các ngành điện than, cơ khí - Sản lượng công nghiệp tăng - Giao thông vận tải hồi phục nhanh chóng. -> Văn hoá giáo dục y tế nhanh chóng hồi phục 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương a. Mĩ - 6. 4. 1972 chúng ném bom từ Thanh Hoá tới Quãng Bình - 16. 4. 1972 Nich-xơn tuyên bố chiến tranh phá hoại lần hai - 9. 5. 1972 chúng phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông b. . Ta - Chuẩn bị chu đáo, chủ động đánh địch ngay từ đầu - Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững - Ta lập nên “Điện Biên Phủ trên không” (18®29. 12. 1972) -> Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pải về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiến trình Hội nghị –nội dung Hiệp định Paris V. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Gv yêu cầu đọc SGK H: Tại sao cuộc dàm phán ở Hội nghị Paris lại kéo dài? H: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Paris? H: Hiệp định Paris có ý nghĩa lịch sử như thế nào? HS đọc SGK Mục V Hs: - Lập trường 2 bên không thống nhất - Mĩ tìm mọi cách kéo dà, trì hoãn -> Chỉ đến khi thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” Mĩ mới chấp nhận phải kí Hiệp định Paris Hs: Là công pháp quốc tế buộc Mĩ rút hết quân về nước, chấm dứt mọi dính líu ở Việt Nam về mặt pháp lí Tiến trình của Hội nghị Paris - 13. 5. 1968 Hội nghị Paris bắt đầu họp gồm Mĩ và Việt Nam dân chủ cộng hoà - 25. 1. 1969 Hội nghị bốn bên Mĩ, Việt Nam, Việt Nam cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - Việc đấu tranh trên bàn Hội nghị rất gay go quyết liệt. - Sau thất bại ở “Điện Biên Phủ trên không” .27. 1. 1973 Mĩ phải kí Hiệp định Paris 2. Nội dung Hiệp định Paris (SGK) 3. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris - Là kết qủa của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta - Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước - Tạo điều kiện đển nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam 5’ 4. Củng cố, dặn dò: Củng cố: GV treo bảng phụ -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng Dặn dò: + Học thuộc bài cũ + Soạn bài mới + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: