1. Kiến thức :
Cung cấp cho hs những hiểu biết về:
- Tình hình hai miền đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, về nhiệm vụ cách mạng nước ta năm đầu sau sau đại thắng mùa Xuân 1975.
- Những biện pháp nhằm khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày soạn : 14 / 04 / 2008 TUẦN 32 Tiết 46 Từ ngày 20 / 04 / 2008 25 / 04 / 2008 Chương VII VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 – 2000 Bài: 31 VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Cung cấp cho hs những hiểu biết về: Tình hình hai miền đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, về nhiệm vụ cách mạng nước ta năm đầu sau sau đại thắng mùa Xuân 1975. Những biện pháp nhằm khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, niềm tin vào tiền đồ cách mạng. 3. Kĩ năng : Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng năm đầu đất nước giành độc lập, thống nhất. II. Chuẩn bị của thầy và trò 1.Thầy: 2.Trò: + Học thuộc bài cũ + Soạn bài mới + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan III. Các hoạt động dạy và học: 1. Oân định tổ chức: 1 phút - Oån định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút Hỏi: Em hãy trình bày đại thắng mùa xuân 1975 (bằng lược đồ) Đáp án: - Chiến dịch Tây nguyên - Chiến dịch Huế – Đà Nẵng - Chiến dịch Hồ Chí Minh 3. Bài mới: 34 phút a. Giới thiệu 1 phút Sau đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước đi lên CNXH, nhưng hậu qủa chiến tranh 21 năm để lại rất nặng nề, nhân dân hai miền Nam – Bắc ra sức khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hoá hòan thành thống nhất nước nhà. b. Giảng bài mới: 33 phút TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản Họat động 1: Tìm hiểu tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng mùa Xuân 1975 I. tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng mùa Xuân 1975 12 10 GV Yêu cầu đọc SGK mục I H: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình cách mạng hai miền Nam – Bắc có những khó khăn và thuận lợi gì ? (Trước tiên nói về tình hình miền Bắc) H: Tình hình miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 như thế nào? Gv: Trong tình hình đất nước như vậy, hai miền Nam – Bắc đều phải khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế để đi lên CNXH. Học sinh đọc SGK mục I Hs: - Sau đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước ta bước vào kỉ nguyên mới - Kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH. 1. Tình hình miền Bắc a. Thuận lợi - Từ 1954® 1975, cách mạng XHCN miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, tòan diện - Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. b. Khó khăn - Hậu qủa chiến tranh nặng nề. + Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá. 50 vạn ha đất bị bỏ hoang . + Một triệu ha rừng bị chất độc và bom đạn. + Hàng triệu người thất nghiệp. 2. Tình hình miền Nam a. Thuận lợi + Miền Nam hòan tòan giải phóng. + Chế độ thực dân mới và ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ. b. Khó khăn + Kinh tế miền Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc bên ngòai. + Xã hội: Nhiều tệ nạn còn tồn tại. 2. Họat động 2: Khai thác việc khắc phục hậu quả chiến tranh ở hai miền Nam – Bắc II. Khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá ở 2 miền đất nước. H: Miền Bắc khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa để đi lên như thế nào? H: Miền Nam khắc phục hậu qủa chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào? 1. Miền Bắc: + Thực hiện kế họach nhà nước 6 tháng cuối năm 1975 và 6 tháng đầu 1976 có nhiều tiến bộ. + Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng, mở rộng. + Làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với cả nước 2. Miền Nam - Khẩn trương tiếp quản những vùng mới giải phóng. - Chính quyền cách mạng và các đòan thể nhanh chóng được thiết lập. - Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất và tài sản của bọn phong kiến và bọn phản động trốn ra nước ngòai chia cho nông dân. - Tuyên bố xóa bỏ bóc lột phong kiến. - Các họat động giáo dục văn hóa, xã hội được tiến hành. 3. Họat động 3: Tìm hiểu việc thống nhất đất nước III. Hòan thành thống nhất đất nước (1975 – 1976) H: Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước như thế nào? H: Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có quyền quyết định gì? Gv: Kết luận Như vậy, kì họp lần 1 của Quốc hội khóa VI đã hòan thành thống nhất nhà nước, các mặt về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa – xã hội sẽ gắn liền với việc xây dựng CNXH trong cả nước. 1. Quá trình - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước. 2. Nội dung - Kì họp lần 1 của Quốc hội khóa VI đã quyết định. + Đổi tên nước là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Quyết định: Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca. + Thủ đô: Hà Nội. + Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi là thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu ra các cơ quan và lãnh đạo và chức vụ cao nhất của nhà nước - Bầu ban dự thảo hiến pháp. - Ở địa phương: + Tổ chức thành 3 cấp: Cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện và tương đương. Cấp xã và tương đương 4. Củng cố, dặn dò Củng cố: GV treo bảng phụ -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng Dặn dò: + Học thuộc bài cũ + Soạn bài mới + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: