Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tân Phong

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tân Phong

1. Về kiến thức:

 Hs nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp - Liên Xô - Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ I. Từ đó tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng. Nắm được chủ trương, hoạt động của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội

 

doc 86 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 
Tiết 19. Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc 
 ở nước ngoài (1919 – 1925)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
	Hs nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn ái Quốc ở Pháp - Liên Xô - Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ I. Từ đó tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng. Nắm được chủ trương, hoạt động của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội
2. Tư tưởng:
	Giáo dục Hs lòng khâm phục yêu kính chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng
3. Về kỹ năng:
- Rèn luyện Hs quan sát bản đồ, tranh ảnh
- Tập cho Hs phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
B. Thiết bị tài liệu:
 - Tranh ảnh: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1919 – 1926
 - Lược đồ Nguyễn ái Quốc đi tìm đương cứu nước
C. Các bước lên lớp: 
 I. ổn định lớp
 II. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
- Gv nêu ngắn gọn quá trình tìm đường cứu nước của Bác từ 1911 – 1918 (Sử 8) đDẫn dắt vào sự kiện 
 18 – 6 – 1919đ
- Việc Nguyễn Tất Thành gửi tới hội nghị Véc xai đòi quyền tự do dân chủ – Kí tên NAQ điều đó có ý nghĩa gì? (Gây tiếng vang lớn, lần đầu tiên tên tuổi 1 chiến sĩ cách mạng VN xuất hiện trên chính trường châu Âu)
- Giới thiệu H28
- Trong những hoạt động trên sự kiện nào tạo ra bước ngoặt trong tư tưởng cứu nước của Người? (1920.) Gv phân tích 2 sự kiện đó và chốtị
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng VN mở ra thời kỳ cách mạng VN có ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Gv đọc câu nói của Pháp khi gặp LC
- Gv kể một vài mẫu chuyện khi Bác hoạt động ở Pháp
- Con đường cứu nước của người có gì khác với lớp người đi trước? (Hoạt động sâu rộng trong phong trào công nhân châu Âu, bắt gặp chân lí cứu nước của thời đại)
- Gv cung cấp thông tin
- Những hoạt động đó của người chứng tỏ điều gì? (Chứng tỏ sự chuẩn bị về tư tưởng lập trường một cách chín chắn, đầy đủ về tư tưởng Mác – Lênin làm tiền đề cho giai đoạn cách mạng tiếp theo)
- Gọi 1 Hs đọc đoạn đầu
- Hội CN cách mạng thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs thảo luận rút ra
- Gọi Hs đọc đoạn in nhỏ
- Em có nhận xét gì về tổ chức Hội VN cách mạng thanh niên?
(Là tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin)
- Tác dụng của chủ trương “vô sản hoá”
- Nguyễn ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản VN như thế nào?
+ Tổ chức: Hội VN cách mạng thanh niên
+ Tư tưởng: Chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào VN
I. Nguyễn ái Quốc ở Pháp 
(1917 – 1923)
- 18 – 6 – 1919: NAQ gửi tới hội nghị Véc xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do dân chủ, quyền tự quyết đ Không được chấp nhận nhưng đã gây được tiếng vang lớn
- 7 – 1920: NAQ đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địađ tin theo Lênin và đứng về quốc tế 3
- 12 – 1920: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Phápị Đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng yêu nước của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế vô sảnđ đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin
- 1921: Sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” ra tờ báo “Người cùng khổ”, viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tham gia viết bài cho một số tờ báo khác
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924)
- 6 – 1923: NAQ sang Liên xô dự hội nghị quốc tế nhân dân, nghiên cứu học tập tài liệu của Lênin
- 1924: Dự đại hội V quốc tế cộng sảnị Trình bày lập trường, quan điểm của Người về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa
III. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925)
- 1924: NAQ về Quảng Châu (TQ) thành lập Hội VN cách mạng thanh niên (6 – 1925)
- Trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên VN trở thành cán bộ cách mạng
- Ra tờ báo “Thanh niên”, các bài giảng được in thành cuốn “Đường cách mệnh” (1927)
- 1928: Hội VN cách mạng thanh niên chủ trương: “Vô sản hóa”
ị Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi
III. Củng cố:
- Vai trò của Nguyễn ái Quốc từ 1919 – 1925?
IV.Bài tập về nhà: Lập niên biểu hoạt động chính của NAQ từ 1911 – 1918?
 *Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tiết20 
 Bài 17: cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản
 Ra Đời (tiết 1) 
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
	Giúp Hs hiểu được: Bước phát triển mới của cách mạng VN (1926 – 1927) đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ cả chất lẫn lượng của phong trào công nhân
	Thấy rõ sự ra đời hoạt động, đặc điểm chủ trương của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng
2. Tư tưởng:
	Giáo dục tinh thần cách mạng, ý thức dân tộc cho Hs
3. Kỹ năng:
	- Sử dụng tốt phương pháp so sánh, đối chiếu
	- Kỹ năng tổng hợp
B. Chuẩn bị:
-Thiết bị: + Lược đồ Việt Nam
 +Tranh ảnh phong trào dân chủ
-Trọng tâm: Tổ chức Tân Việt cách mạng Đảngc
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ:?Em hãy nêu những hoạt động của NAQ ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc?
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới – Trọng tâm bài: Mục I
- Vào bài Gv gợi mở
- EM hãy nêu rõ đặc điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn 1919 – 1925? (Tự phát, bồng bột, vì mục tiêu kinh tế là chính)
- Gv nói thêm: Bước ngoặt của phong trào công nhân đó là cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8 – 1925)
- Vì thế: ị
- Em có nhận xét gì về qui mô của phong trào đấu tranh của công nhân giai đoạn này? (Cả nước)
- Gv treo lược đồ VN cho Hs rõ vị trí các cuộc đấu tranh
- Sự khác nhau của phong trào đấu tranh công nhân giai đoạn này với giai đoạn 1919 – 1925?
- Hs thảo luận nhóm
- Vì sao có sự khác nhau đó? (Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi)
- Phong trào công nhân, viên chức, Hs nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào? (Trình độ giác ngộ hơn, mục tiêu đấu tranh cao hơn, đoàn kết tạo thành làn sóng cách mạng thúc đẩy cách mạng phát triển)
- Gọi 1 Hs đọc bài
- Tân Việt cách mạng Đảng được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Hs thảo luận rút ra
- Nhận xét của em về tổ chức này? (Giai đoạn đầu chưa có lập trường giai cấp về sau ảnh hưởng của Hội VN thanh niênđ Xu thế vô sản hóa)
- Gv chốt tiểu mục
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạngViệtNam1926-1927. (
a. Phong trào công nhân
- 1926 – 1927: :Liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công. Tiêu biểu: công nhân nhà máy sợi Nam Định; cao su Cam Tiêm; Phú Riềng Ray na (TN); CN Bến Thủy, Ba Son
- Qui mô: Cả nước
- Tính chất: Mang tính chất chính trị, tính giai cấp, tính liên kết. Trình độ giác ngộ cách mạng của công nhân được nâng cao
đ Trở thành lực lượng chính trị độc lập
b. Các phong trào khác: nông dân, tư sản, tiểu tư sản
- Phát triển mạnh: Tạo thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước
II. Tân Việt cách mạng Đảng 
(7 – 1928)
- Là một tổ chức cách mạng ở trong nướcđ 7 – 1928: Lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng
- Thành phần: Tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước
- Hoạt động: 2 xu hướng đấu tranh đó là tư sản và vô sảnđ Vô sản chiếm ưu thế
ịHợp nhất với hội VN cách mạng thanh niên
IV. Củng cố:
1. Nhận xét của em về phong trào cách mạng VN từ 1926 – 1929?
2. Tân Việt cách mạng Đảng đã phân hóa trong hoàn cản
 - Gv tổng kết bài
V-Dặn dò:
 -hs học bài theo câu hỏi cuối bài ,xem trước bài 18
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tiết 21. Bài 17: cách mạng việt Nam trước khi có 
 đảng cộng sản ra đời (Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	Giúp Hs hiểu được: Chủ trương và tổ chức hoạt động của tổ chức Quốc Dân Đảng. Sự khác nhau giữa các tổ chức cách mạng trong nước với tổ chức cách mạng thanh niên do Nguyễn ái Quốc thành lập ở nước ngoài
	Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nông dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đầu tiên. Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản thể hiện bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam
2. Tư tưởng:
	- Giúp Hs khâm phục yêu kính các vị tiền bối
3. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, so sánh chủ trương hoạt động của 3 tổ chức cách mạng
B. Thiết bị:
	- Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái
	- Tranh ảnh lãnh tụ khởi nghĩa Yên Bái
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ: Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong giai đoạn cách mạng 
1925 – 1929?
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới – Trọng tâm bài
- Gv giới thiệu sự thành lập tổ chức Quốc Dân Đảng
- Đảng Quốc Dân đại diện cho giai tầng nào trong xã hội? (giai cấp tư sản)
- Chủ trương của VN Quốc Dân Đảng khác với hội VN cách mạng thanh niên ở điểm nào?
+ Hội VN: Theo CN Mác – Lênin
+ Quốc Dân Đảng: Làm cách mạng dân chủ tư sản theo Tôn Trung Sơn
- Em có đánh giá gì về thành phần gia nhập tổ chức Quốc Dân Đảng? (Ô hợp, nhiều thành phần, không chọn lọc)
- Gọi Hs đọc diễn biến khởi nghĩa Yên Bái
- Gv tường thuật qua lược đồ
- Vì sao khởi nghĩa Yên Bái sớm bị kẻ thù dập tắt và khủng bố ác liệt?
(Giai cấp tư sản còn non yếu, Pháp mạnh, tổ chức sơ hở, kẻ thù dễ lọt vào hàng ngũ cách mạng. Chứng tỏ giai cấp tư sản không đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng VN. Tuy nhiên góp phần cổ vũ)
- Vậy trong 3 tổ chức cách mạng tổ chức nào tiêu biểu nhất, có chủ trương đường lối đúng đắn nhất? (Việt Nam thanh niên)
 - Gv thông tin sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
- Tại sao một số hội viên tiên tiến của hội VN cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN?
(Do phong trào cách mạng 1928 – 1929 phát triển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản, họ cảm thấy hội VN cách mạng thanh niên không còn đảm đương được sứ mệnh và không còn phù hợp, đòi hỏi bức thiết phải có chính đảng cộng sản lãnh đạo phong trào đấu tranh)
3. Việt Nam Quốc Dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái
- 25 – 12 – 1927: Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lậpđ ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn
- Bộ phận lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Phan Tuấn Tài, Phó Đức Chính
- Chủ trương: Làm cách mạng dân chủ tư sản
- Mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, thành lập dân quyền
- Thành phần: Nhiều tầng lớp được gia nhập vào hàng ngũ
- Hoạt động: Sáng 9 – 2 – 1929: ám sát Ba Danh; Đêm 9 - 2 – 1929: khởi nghĩa Yên Bái
 3 . Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929
- 17 – 6 – 1929: Đông Dương cộng sản Đảng (Miền Bắc) thành lập ra TN và báo “Búa Liềm”
- 8 – 1929: Thành viên tích cực của Tân Việt cách mạng Đảng tách ra thành lập: Đông Dương cộng sản liên đoàn
IV. Củng cố: 
	Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
V. Hướng dẫn học ở nhà: Lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng xuất hiên ở Việt Nam ( Thời gian, tên tổ chức, thành phần, mục đích đấu tranh)
-Đọc trước bài 18
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
 Chương II: Việt nam trong những năm( 1930 – 1939) Tiết 22. Bài 18: Đảng cộng sản việt Nam ra đời 
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	Hội nghị thành lập Đảng tại Hương Cảng Trung Quốc kết thúc quá trình chuẩn bị, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
	Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
2. Kỹ năng:
	Phân tích, so sánh
3. Tư tưởng: 
	Giáo dục lòng bi ...  tựu của công cuộc đổi mới 1986 - 2000
C. Thiết bị: Tranh ảnh lịch sử của công cuộc đổi mới. Văn kiện Đại hội Đảng khoá VI, VII, VIII
CD Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ: Hãy nêu một số thành tựu xây dựng CNXH của ta từ 1976-1986?
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới – Trọng tâm bài
- Gọi 1 Hs đọc bài
- Vì sao Đảng ta quyết định thực hiện đường lối đổi mới đất nước? (Do yêu cầu trong nước và tình hình thế giới thay đổi, hệ thống CNXH đang bị khủng hoảng)
- Hs làm việc với SGK
- Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước như thế nào? (Đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm vẫn là đổi mới kinh tế)
đChuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường
- Từ 1986 – 2000 chúng ta đã trải qua mấy kế hoạch dài hạn? (3 kế hoạch 5 năm)
- Mục tiêu của từng kế hoạch 5 năm? 
- Kết quả? Hs thảo luận rút ra
- Kế hoạch 5 năm 1991-1995: Mục tiêu cao hơn chỗ nào? Em thấy thành tựu nào là đáng ghi nhận nhất? (GDP tăng 8,2%)
- Kế hoạch 5 năm (1996-2000) đạt được những thành tựu nổi bật nào?
- Gv cho Hs nhận xét các kênh hình trong SGK
- ý nghĩa của công cuộc đổi mới trong khi Liên Xô và Đông Âu đã bị tan rã? ị
- Gv cũng nêu cho Hs rõ một số yếu kém của ta trong công cuộc đổi mới và xu thế đất nước
I. Đường lối đổi mới của Đảng
- Công cuộc xây dựng CNXH 
(1976 – 1986) thu được nhiều thắng lợi nhưng cũng có nhiều sai lầm, yếu kém
- Để đất nước thoát khỏi khủng hoảngđĐại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước (1986)
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới
* Kế hoạch 5 năm (1986-1990) thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Thành tựu: Sản phẩm lương thực đạt 21,4 triệu tấn, hàng hóa dồi dào, cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, xuất khẩu tăng gấp 3 lầnđđứng thứ 3 xuất khẩu gạo
* Kế hoạch 5 năm (1991-1995): Tăng cường ổn định chính trị, đưa đất nước thoát khỏi cơn khủng hoảng cơ bản
đGDP tăng 8,2% hàng năm, vốn đầu tư nước ngoài vào tăng 50%
* Kế hoạch 5 năm (1996- 2000)ị Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững, nâng cao tích lũy
đGDP: 7%, công – nông nghiệp ổn định phát triển, kinh tế đối ngoại tăng 21%, vốn đầu tư 10 tỉ USD; KH – CN, y tế, giáo dục thu được nhiều thành tựu
ịBộ mặt nhà nước thay đổi, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ CNXH. Đời sống nhân dân được nâng cao, vị thế của đất nước càng vững chắc trên trường quốc tế
- Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của nhân dân
IV. Củng cố
- Lập bảng trình bày những thành tựu đã đạt được trong các kế hoạch 5 năm? (1986 – 2000)
- Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
- Quan điểm của Đảng về đường lối đổi mới
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Bài tập: 
Nêu những thành tựu trong 15 năm đổi mới? Nêu những khó khăn tồn tại sau 15 năm đổi mới?
Đọc trước bài 34
*Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 
Tiết 51 Bài 34: Tổng kết lịch sử việt nam 
 từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	Hs hệ thống được các kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc từ 1919 – 2000 thông qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. 
2. Tư tưởng: Giúp Hs hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và yêu quí tự hào đất nước ta.
3. Kỹ năng: 	
	- Nâng cao nhận thức về giá trị độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
	- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp so sánh
B. Thiết bị: Bảng phụ
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp
II. Bài cũ
III. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới
- Gv chia cả lớp làm 5 tổ, mỗi tổ thảo luận một phần sau đó cử đại diện lên trình bày:
- Yêu cầu: Nêu nội dung cơ bản nhất của từng giai đoạn
- Giai đoạn này diễn ra mấy lần diễn tập (3)
- Sự khác nhau về chủ trương của phong trào 30-31 và 36-39?
- Sự kiện nào được coi là trọng đại nhất trong giai đoạn này? (Chiến dịch Điện Biên Phủ)
- Hãy nêu các giai đoạn phát triển của cách mạng XHCN ở Miền Bắc? Nhiệm vụ của từng giai đoạn?
- Hãy nêu các chiến lược lớn của Miền Nam chống Mĩ?
- Trong các đại hội IV,V,VI của Đảng, đại hội nào có ảnh hưởng quyết định đến tình hình đất nước ta sau 1975? (Đại hội VI)
- Gọi 1 Hs đọc
- Nguyên nhân nào quyết định cho những thắng lợi trên? (Đảng lãnh đạo)
- Phần bài học phương hướng cho Hs tìm hiểu qua SGK
1. Giai đoạn 1919 0- 1930
- Cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa lần thứ 2: Xã hội việt Nam bị phân hóa sâu sắc – giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời, giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng
- 3-2-1930: Đảng cộng sản VN ra đời là một sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân, phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lêninđ Chấm dứt khủng hoảng về đường lối.
2. Giai đoạn 1930 - 1945 
- Cao trào cách mạng 1930 -1931 và đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939
- Cao trào cách mạng 1939 – 1945 tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước 8 – 1945
3. Giai đoạn 1954 - 1975
- Công cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng sau 1945
- 9 năm kháng chiến chống Pháp: Chiến dịch Việt Bắc (1947); Chiến dịch Biên giới (1950); chiến cuộc đông xuân 1953 – 1954; Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954đ Chiến tranh kết thúc
4. Giai đoạn 1954 – 1975
- Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền: 
+ Miền Bắc: Khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo XHCNđ xây dựng CNXH
+ Miền Nam: Đấu tranh chống Mĩ
5. Giai đoạn 1975 – nay:
- Đại hội IV của Đảng quyết định cả nước đi lên xây dựng CNXH
- Đại hội VI mở ra giai đoạn đổi mới cho đất nước ta
đCả nước thu được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự
II. Nguyên nhân thắng lợi bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên
IV. Củng cố
	Gv tổng hợp toàn bài
*Rút kinh nghiệm:
 Ngày 08 tháng 05 năm 2007
Tiết 50: kiểm tra học kỳ II
Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm
 Khoanh tròn chữ đúng trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 – 4 )
1. Người viết cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là:	
A. Trần Phú
C. Nguyễn ái Quốc
B. Ngô Gia Tự
D. Lê Hồng Phong
 2. Sự kiện khẳng định thắng lợi hoàn toàn của cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngày:
	A. 19/08/1945: Hà Nội giành chính quyền
	B. 28/08/1945: Các Tỉnh còn lại trong cả nước giành được chính Quyền
	C. 30/08/1945: Bảo Đại trao ấn, kiếm cho đại diện chính quyền Việt Minh
	D. 02/09/1945: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
 3. Từ 1961 – 1965 Đế Quốc Mỹ thi hành ở Miền Nam chiến lược:
A. Chiến tranh cục bộ
C. Việt Nam hoá chiến tranh
B. Chiến tranh đặc biệt
D. Đông Dương hoá chiến tranh
 4. Liên minh Việt – Miến – Lào được thành lập vào ngày
A. 11/03/1951
C. 13/03/1951
B. 03/03/1951
D. 21/03/1951
 5. Hãy nối sự kiện ở cột bên trái với thời gian ở cột bên phải cho đúng 
1. Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
a. 03/02/1930
2. Mặt trận Việt minh ra đời
b. 19/05/1941
3. Cách mạng tháng 8 thành công
c. 19/08/1945
4. Nhật đảo chính Pháp
d. 19/08/1945
đ. 02/09/1945
 6. Hãy điền tiếp thời gian hoặc sự kiện vào những ô trống trong bảng thống kê sau:
Thời gian
Sự kiện
30/04/1975
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
19/12/1946
Hiệp Định Pa Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết
07/05/1954
 B. Phần tự luận:
 Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954
 Câu 2: Trình bày ngắn gọn ý nghĩa lịch sử về việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 03/02/1930.
Đáp án: 
A. Phần trắc nghiệm
 Từ câu 1 – 4 mỗi câu 0.5đ = 2 điểm
 1. A 2. D 3. B 4. A
 Câu 5, câu 6 mỗi câu 1.5đ = 3 điểm
 Câu 5:
 1 - a; 2 – b; 3 - đ; 4 – c
 Câu 6: 
Thời gian
Sự kiện
30/04/1975
Sài Gòn giải phóng
22/12/1944
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
19/12/1946
Chut Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến
27/01/1973
Hiệp Định Pa Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết
07/05/1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc hoàn toàn thắng lợi 
B. Phần tự luận ( 5đ ) – Mỗi câu trả lời đúng 2.5đ
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chốnh thực dân Pháp 1946 – 1954:
 	- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn
	- Chính quyền dân chủ nhân dân vững chắc trong cả nước
	- Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng
	- Lực lượng vũ trang với 3 thứ Quân không ngừng lớn mạnh, hậu phương vững chắc toàn diện
	- Sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ khác trên thế giới
 Câu 2: ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 03/02/1930 )
 	- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp.
	- Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin , phong trào công nhân và phong trào yêu nước
	- Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo Cách mạng
	- Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam 
	- Từ đây cách mạng Việt nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
	- Bước chuẩn bị tất yếu quyết định cho bước phát triển những? Về sau của cách mạng Việt Nam 
Họ và tên:
Kiểm tra: Học kỳ II 
Lớp: 
Môn: Lịch sử
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
 Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm
 Khoanh tròn chữ đúng trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 – 4 )
1. Người viết cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là:	
A. Trần Phú
C. Nguyễn ái Quốc
B. Ngô Gia Tự
D. Lê Hồng Phong
 2. Sự kiện khẳng định thắng lợi hoàn toàn của cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngày:
	A. 19/08/1945: Hà Nội giành chính quyền
	B. 28/08/1945: Các Tỉnh còn lại trong cả nước giành được chính Quyền
	C. 30/08/1945: Bảo Đại trao ấn, kiếm cho đại diện chính quyền Việt Minh
	D. 02/09/1945: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
 3. Từ 1961 – 1965 Đế Quốc Mỹ thi hành ở Miền Nam chiến lược:
A. Chiến tranh cục bộ
C. Việt Nam hoá chiến tranh
B. Chiến tranh đặc biệt
D. Đông Dương hoá chiến tranh
 4. Liên minh Việt – Miến – Lào được thành lập vào ngày
A. 11/03/1951
C. 13/03/1951
B. 03/03/1951
D. 21/03/1951
 5. Hãy nối sự kiện ở cột bên trái với thời gian ở cột bên phải cho đúng 
1. Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
a. 03/02/1930
2. Mặt trận Việt minh ra đời
b. 19/05/1941
3. Cách mạng tháng 8 thành công
c. 19/08/1945
4. Nhật đảo chính Pháp
d. 19/08/1945
đ. 02/09/1945
 6. Hãy điền tiếp thời gian hoặc sự kiện vào những ô trống trong bảng thống kê sau:
Thời gian
Sự kiện
30/04/1975
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
19/12/1946
Hiệp Định Pa Ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết
07/05/1954
 B. Phần tự luận:
 Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954
 Câu 2: Trình bày ngắn gọn ý nghĩa lịch sử về việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 03/02/1930.
Tiết 51-52 lịch sử hà tĩnh
Bài 6: Hà tĩnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 9(3).doc