Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 13 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 13 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam

MỤC TIÊU:

1- Kiến thức- Sự hình thành trật tự thế giói theo “Thể chế 2 cực”và những hệ quả của nó.Tình hình thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.

2- Thái độ - Thấy rõ tính chất phức tạp trong quan hệ quốc tế, sự cần thiết phải mở rộng hợp tác.

3- Kỹ năng- Xác định trách nhiệm cá nhân trước xu thế mới. Rèn kĩ năng phân tích, khái quát.

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, đèn chiếu

TIẾN TRÌNH:

1/ Ổn định

2/ Bài cũ: Kiểm tra 15 phút. (Đề, đáp án kèm theo)

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 13 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 Tuần 13
Chương IV:Bài 13: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
S: 7/ 11/ 10
G: 10/ 11/ 10
MỤC TIÊU:
1- Kiến thức- Sự hình thành trật tự thế giói theo “Thể chế 2 cực”và những hệ quả của nó.Tình hình thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.
2- Thái độ - Thấy rõ tính chất phức tạp trong quan hệ quốc tế, sự cần thiết phải mở rộng hợp tác.
3- Kỹ năng- Xác định trách nhiệm cá nhân trước xu thế mới. Rèn kĩ năng phân tích, khái quát.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, đèn chiếu
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định
2/ Bài cũ: Kiểm tra 15 phút. (Đề, đáp án kèm theo)
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bài
I/Sự hình thành trật tự thế giới mới.
MT: Hiểu được sự hình thành trật tự thế giới mới.
GV: Giải thích khái niệm, g/thiệu Hội nghị Ianta.(slide 2)
HS: Đọc phần chữ in nhỏ ở SGK. Q/sát bản đò (slide 3)
H: Các khu vực ảnh hưởng được phân chia như thế nào?
GV: Trật tự thế giới 2 cực = Bản đồ 2 cực (slide 4)
II/ Sự thành lập Liên hợp quốc.
MT: Sự thành lập, nhiệm vụ chính của LHQ.Vai trò của VN
GV: Sự hình thành Liên hợp quốc (United Nations) (Phim Thành lập LHQ)
H:- Hội nghị thành lập LHQ được tổ chức vao thời gian nào? Ở đâu?
- Những nước nào là những nước có vai trò chính trong việc thành lập LHQ?
- LHQ chính thức được thành lập vào thời gian nào?
GV: Cơ LHQ, trụ sở, cơ cáu tổ chức (slide 7,8,9)
HS: Đọc SGK.
H Nhiệm vụ chính của LHQ?
GV: Tư liệu từ internet (slide 10)
H: Đoạn tư liệu trên cho chúng ta biết những điều gì?
Những sự kiện đó chứng tỏ điều gì?
H: Tìm một số việc mà LHQ đã làm để giúp đỡ VN
GV: Hình ảnh một số TTK của LHQ
Quan hệ với VN (slide 11- 17) + phim TL
III/ “Chiến tranh lạnh”
MT: Hiểu khái niệm, biểu hiện, hậu quả của CTL
GV: Giải thích thuật ngữ.
GV: Bản đồ 2 cực (slide 18)
GV: Bảng so sánh lực lượng quân sự 2 khối (slide 19)
H: Nêu những biểu hiện của “Chiến tranh lạnh”?
H: Hậu quả của “CTL”?
GV: một số dẫn chứng.
IV/ Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
MT: Những xu thế của TG. Trách nhiệm của bản thân
HS: Đọc SGK Thảo luận nhóm: Những xu thế của thế giới sau CTL?
GV: Những xu thế (slide 20) 
H: Vì sao Hoà bình, ổn định, hợp tác vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với các dân tộc? (slide 22,23)
H: Nhiệm vụ chính của nhân dân ta ngày nay là gì?
H: Em có suy nghĩ gì vè trách nhiệm của cá nhân trước xu thế mới của thế giới và đất nước?
I/Sự hình thành trật tự thế giới mới.
2/1945, Nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh họp Hội nghị ở I-an- ta (Liên Xô)
Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Xô - Mỹ, hình thành “Trật tự thế giới 2 cực I- an- ta”.
II/ Sự thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc được thành lập.
- Nhiệm vụ: +Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về KT,VH- XH, nhân đạo.
- Những việc đã làm (SGK)
- Việt Nam gia nhập vào LHQ ngày 20/ 9/ 1977
- Hiện nay LHQ có 192 nước thành viên.
III/ “Chiến tranh lạnh”
- Sau Chiến tranh, Mỹ và Liên xô trở nên mâu thuẫn, đối đầu tạo nên cuộc “Chiến tranh lạnh”.
- Biểu hiện: (SGK)
- Hậu quả:
+ Thế giới luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Thậm chí đứng trước nguy cơ huỷ diệt
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người trong khi loài người vẫn còn chịu nhiều khó khăn.
- 1989 Chiến tranh lạnh chấm dứt.
IV/ Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
- Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong QHQT.
- Đang tiến tới xác lập trật tự TG đa cực, nhiều trung tâm. (Mĩ chỉ muốn trật tự đơn cực)
- Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Ở nhiều khu vực vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột.
- Xu thế chung: Hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển kinh tế.
=> Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI.
4/ Củng cố:- Bài tập TNKQ (slide 26- 28)
5/ Dặn dò (slide 29)
Tiết 14 
Tuần 14
Chương V: Bài: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KỸ THUẬT
S: 10/ 11/ 10
G: 17/ 11/ 10
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc CMKHKT.
2. Thái độ - Ý chí vươn lên không ngừng, sự phát triển của trí tuệ con người. Giáo dục ý thức học tập cho HS.
3. Kỹ năng- Rèn luyện phương pháp quan sát hình ảnh đi đến kết luận, liên hệ thực tế.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, đèn chiếu
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định
2/ Bài cũ:
+Trật tự TG sau CT II là gì? Hệ quả ?
+ Những xu thế của TG sau CTL? Nhiệm vụ lớn nhất của nhân dân ta ngày nay là gì?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bài
HĐ1: Giới thiệu bài.
I/ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kỹ thuật.
MT: Những thành tựu chủ yéu. Quan sát rút ra kết luận.
GV:Nguồn gốc của CM KHKT. Cuộc CM KHKT lần I, II.
HĐ2: Những thành tựu của CM KHKT.
HS: Đọc SGK, Quan sát ảnh h16,18,20,25,26 sgk.
Thảo luận nhóm: Những thành tựu của CM KHKT.
HS trình bày, GV bổ sung bằng các ví dụ trong thực tế. (Công nghệ nanô, năng lượng nhiệt hạch, robot ..)
II/ Ý nghĩa và tác động của CMKHKT
MT: Hiểu ý nghĩa, tác động. Xác định thái độ và hành động của bản thân.
HS: Thảo luận nhóm:
- 1,2:ý nghĩa
- 3,4: Tác độngtích cực
- 5,6: Tác động tiêu cực
- 7,8: Những ứng dụng trong thực tế
HS trình bày 
GV phân tích các mốc tiến hoá: Lửa (50000 năm); Đòn bẩy(5000 năm); Máy hơi nước (1784); Nhà máy phát điện (1884); Lò phản ớng nguyên tử (1942) ...
- từ 1970- 1990: Sản xuất tăng 2 lần so với 230 năm trước, (1740- 1970) ~ 2000 lần so với thời gian từ CN- 1740
Một số ví dụ .
GV: Vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm MT.
Tình hình TNGT trên thế giới và VN, các loại dịch bệnh mới trên người và động vật.
I/ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Có nhiều phát minh to lớn, nhảy vọt trong khoa học cơ bản. Dựa vào đó để phục vụ cuộc sống con người (Sinh sản vô tính, bản đồ gen người...)
- Phát minh ra những công cụ sản xuất mới: MTĐT, ...
- Tìm ra những nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, mặt trời, thuỷ triều ...
- Sáng chế ra những vật liệu mới: Chất dẻo Pôlime, siêu dẫn..
- “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục nạn đói ăn và thiếu thực phẩm.
- Tiến bộ trong GTVT &TTLL: Máy bay siêu âm, Tàu hoả tốc độ cao, ĐTDĐ, Internet ...
- Thành tựu chinh phục vũ trụ: Phóng tàu vũ trụ(1961); Đưa người lên Mặt Trăng (1969)
II) Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
1/ Ý nghĩa :	
- Là 1 mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người 
- Mang lại những tiến bộ phi thường, làm đổi thay cuộc sống của con người.
2/ Tác động:
a- Tích cực:
- Làm thay đổi nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người.
- Làm thay đổi cơ cấu dân cư và lao động.
b- Tiêu cực:
- Chế tạo vũ khí và phương tiện chiến tranh có sức huỷ diệt sự sống.
- Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm xạ nguyên tử ...
- Tai nạn giao thông và nghề nghiệp.
- Dịch bệnh mới, tệ nạn xã hội.
- Những đe doạ về an ninh và đạo đức con người
4/ Củng cố: 
- Những thành tựu chủ yếu của cuộc CM KHKT.
- Ý nghĩa và tác động của cuộc CM KHKT? Suy nghĩ của bản thân qua bài học này?
5/ Dặn dò:
 Học bài, tìm thêm các dẫn chứng cho nội dung bài.
- Liên hệ với bài học trước và bài học môn GDCD để xác định trách nhiệm cho bản tthân.
- Xem lại toàn bộ bài, chuẩn bị bài tổng kết.
Tiết 15 
Tuần 15
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
S: 17/11/ 10
G: / 10
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Những nội dung chính, các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
2. Thái độ - Nhận thức đúng đắn về sự phát triển của thế giới. Xác định trách nhiệm của cá nhân.
3. Kỹ năng: -Tổng hợp, khái quát 
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Bản đồ chính trị thế giới 1945- 1989. Máy tính, đèn chiếu
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: - Những thành tựu của cuộc CM KHKT?
- ý nghĩa và tác động của cuộc CM KHKT?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bài
I/ Những nội dung chính.
MT: Những nội dung chính của LSTG. Tổng hợp.
H: Nội dung của chương I? vì sao hệ thống XHCN bị tan rã? Hậu quả?
H: Nội dung chương II? Kết quả lớn nhất của phong trào GPDT là gì? Biến đổi quan trọng nhất?
H: Kể tên một số nước phát triển mạnh sau độc lập?
H: Tình hình các nước TBCN như thế nào? Nước giàu mạnh nhất? Nước phát triển nhanh nhất? Nguyên nhân?
H: Kể tên các tổ chức liên kết khu vực? Các trung tâm kinh tế của thế giới?
H: Quan hệ quốc tế chủ đạo? Từ 1991 đến nay?
H: Những thành tựu chủ yếu của cuộc CM KHKT? í nghĩa, tác động?
II/ Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
MT: Các xu thế phát triển. Trách nhiệm của bản thân?
H: Quan hệ QT chủ đạo bao trùm từ 1945- 1991? 
H: xu thế từ 1991 đến nay?
H: Xu thế chung hiện nay là gì?
I/ Những nội dung chính.
1- Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, phát triển hùng mạnh, sau đó khủng hoảng và tan rã.
2- Phong trào GPDT giành được thắng lợi to lớn: Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa và chế độ PBCT. Hơn 100 quốc gia trẻ tuổi ra đời, nhiều nước phát triển mạnh mẽ.
3- Các nước TBCN ph/ triển mạnh về kinh tế, KHKT. Mỹ là nước giàu mạnh nhất. Các nước có xu hướng liên kết với nhau theo khu vực. Hình thành 3 trung tâm kinh tế của thế giới
4- Quan hệ quốc tế chủ yếu theo “Trật tự 2 cực”, đối đầu trong “Chiến tranh lạnh”. Từ 1991 chuyển sang đối thoại, hoà hoãn.
5- Cách mạng KHKT phát triển mạnh mẽ, thu nhiều thành tựu kỳ diệu, có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa to lớn
II/ Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- 1945- 1991: T/G chia làm 2 phe trong khuôn khổ “Trật tự thế giới 2 cực”
- 1991- nay:
 + Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong QHQT
 + Đang hình thành trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm (Mỹ muốn trật tự đơn cực)
 + Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
 + Nhiều khu vực còn xảy ra xung đột.
- Xu thế chung: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
4/ Củng cố: 
- Những nội dung chính của LSTG từ 1945 đến nay?
 - Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
 - Vì sao hoà bình, ổn định, hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các dân tộc.
5/ Dặn dò: Học bài, lấy các dẫn chứng cho các nhận định. Liên hệ với tình hình thời sự trên thế giới.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 1 phần Lịch sử Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docT13-T15.doc