Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ Đức Liến - Trường THCS Mỹ Thủy

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ Đức Liến - Trường THCS Mỹ Thủy

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( về cơ bản đến năm 2000)

-HS cần nắm được những nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945. Trong đó, việc thế giới chia thành hai phe XHCB và TBCN là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ Đức Liến - Trường THCS Mỹ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 15	BàI 13: 
 TổNG KếT LịCH Sử THế GIớI Từ SAU NĂM 1945 ĐếN NAY
A. MụC TIÊU BàI HọC:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( về cơ bản đến năm 2000)
-HS cần nắm được những nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945. Trong đó, việc thế giới chia thành hai phe XHCB và TBCN là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX.
-HS thấy được những xu thế phát triển hiện nay của thế giới khi loài người bước vào thế kỉ XXI	
2. Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt với những diễn biến phức tạp giữa các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ và chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động khác.
-Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới, ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
3. Kĩ năng: Giúp HS tiếp tục rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích tổng hợp để thấy rõ: mối liên hệ giữa các chương, các bài trong SGK mà HS đã học. Bước đầu tập dượt phân tích các sự kiện theo quá trình lịch sử: bối cảnh xuất hiện, diễn biến, những kết quả và nguyên nhân của chúng.
B. Thiết bị, ĐDDH:
	- GV: Bản đồ TG.
	- HS: SGK, SBT.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra 15’.
3. Dạy và học bài mới: Lịch sử thế giới hiện đại sau 1945 có những nội dung chính nào, nội dung bài tổng kết cũng là ôn tập HK I
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
- GV nhấn mạnh việc thế giới chia thành hai phe là đặc trưng bao trùm giai đoạn lịch sử kéo dài từ 1845-1991, chi phối mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm về các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ Hai được phân chia thành những giai đoạn nào?
? Xu hướng chung của thế giới là gì?
? Vì sao nói: “Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Đọc thông tin.
Nhắc lại những nội dung của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
HS nêu dẫn chứng về nội dung đó.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Nắm bắt cơ hội sẽ tạo điều kiện phát triển, ngược lại.
I. Những nội dung chính của lịch sử từ sau năm 1945 
1. Với chiến thắng vang dội của Liên Xô và các lực lượng cách mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN được mở rộng từ châu Âu sang châu á, Phi, Mĩ La-tin. Trong nhiều thập niên của nữa sau thế kỉ XX, các nước XHCN ngày càng lớn mạnh, có những ảnh hưởng to lớn đối với thế giới. Nhưng vì mắc những sai lầm nghiêm trọng nên chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
2. Sau chiến tranh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng lên cao ở châu á, Phi, Mĩ la-tin đã giành được những thắng lợi to lớn. Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ là sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và chế độ A-pac-thai. Sau khi giành được độc lập một số nước gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng có một số quốc gia có những tiến bộ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
3. Đối với các nước Tư bản, sau khi phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh có sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt như: Mĩ, Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức. Trong đó vai trò của Mĩ ngày càng to lớn với mong muốn làm bá chủ thế giới vì vậy các nước Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực tiêu biểu là Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC), xuất hiện 3 trung tâm tài chính thế giới: Mĩ, Nhật, Tây ÂU.
4. Về quan hệ quốc tế, sau 1945 thế giới tồn tại trật tự hai cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu với đỉnh cao là “Chiến tranh lạnh”. Tuy nhiên đến năm 1989 “Chiến tranh lạnh” chấm dứt.
5. Cuộc cách mạng KH-KT bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX đã có những tiến bộ và những thành tựu kì diệu. Cuộc cách mạng KH-KT là nhân tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế và không ngừng nâng cao mức sống của con người.
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- Giai đoạn 1 từ 1945 đến 1991: thế giới phân đôi thành hai phe: XHCN và TBCN trong khuôn khổ trật tự thế giới 2 cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- Giai đoạn 2 từ sau 1991 đến nay: là giai đoạn trật tự thế giới cũ tan rã và một trật tự thế giới mới đa cực nhiều TT xuất hiện.
Các nước ra sức điều chỉnh các mối quan hệ theo hướng hoà hoãn, thoả hiệp. Hầu như tất cả các nước đều lấy chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm và tích cực hợp tác.
- Một số khu vực đang có nguy cơ xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo ...
* Xu hướng chung của thế giới: Hà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây là thời cơ và thách thức đối với cá dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
D. Cũng cố hướng dẫn về nhà.
- Nắm những nội dung đã học:
	+ Những nội dung cơ bản của thế giới sau chiến tranh?
	+ Vì sao nói: “Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách 	thức đối với các dân tộc?
- Chuẩn bị bài mới: 
 Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 @&?
	Ngày soạn: Ngày dạy:
Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay
Chương I Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
Tiết 16 Bài 14 Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam
	- Những thủ đoạn thâm độc của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2
	2. Tư tưởng: Giáo dục lòng căm thù đối với thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp
	3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng LĐ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
B. Phương tiện dạy học
 - G/v: Bản đồ Việt Nam (nguồn lợi của Thực dân Pháp trong công cuộc khai thác lần 2).
 - HS: SGK, SBT.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau CTTG 1? (Học sinh yếu)
GVyêu cầu h/s quan sát H. 27 (SGK trang 560, trả lời câu hỏi:
? Trong chương trình khai thác Việt Nam lần 2, Pháp tập trung vào những nguồn lợi chủ yếu nào?
? Tại sao Pháp lại đầu tư nhiều vào nông nghiệp và khai mỏ?
? Trong nông, công nghiệp Pháp chú trọng phát triển ngành nào?
(Học sinh yếu) 
? Thủ đoạn của Pháp trong lĩnh vực thương nghiệp là gì?
? Tại sao Pháp lại đầu tư và phát triển vào giao thông vận tải?
? Theo em chương trình khai thác lần 2 có gì giống và khác với lần 1?
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về các chính sách, chính trị, văn hóa, giáo dục.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Nêu những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam? (Học sinh yếu)
GV giảng về chính sách chia để trị của Td Pháp
? Mục đích của các thủ đoạn trên là gì?
? Em có nhận xét gì về những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của TD Pháp? 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về xã hội Việt Nam trong thời kì bóc lột của Pháp. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
GV yêu cầu h/s hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
? Xã hội Việt Nam sau chiến tranh đã phân hóa như thế nào? 
? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?
GV.nhận xét bổ sung và cho h/s ghi nội dung theo bảng sau:
Đọc thông tin sgk.
Đất nước bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ, khai thác bù đắp thiệt hại do chiến tranh.
Quan sát.
Nông nghiệp và khai mỏ.
Thu lợi nhanh, nhiều; ít phải đầu tư về kỹ thuật.
Khai mỏ, công nghiệp chế biến
Trả lời
Khai thác vận chuyển hàng hóa
Thảo luận, trả lời.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét.
Lắng nghe.
Duy trì ách thống trị, phục vụ cho công cuộc khai thác
Thâm độc
Đọc thông tin sgk.
HS. Thảo luận, trình bày kết quả
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân: 
 Đất nước bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ, khai thác bù đắp thiệt hại do chiến tranh.
* Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp: 
+ Tăng vốn đầu tư 
+ Lập đồn điền chủ yếu trồng cao su
- Công nghiệp:
+ Đẩy mạnh khai mỏ: chủ yếu mỏ than
+ Xây dựng 1 số cơ sở chế biến
- Thương nghiệp: nắm độc quyền thị trường Việt Nam và Đông Dương
- Giao thông vận tải: Xây dựng 1 số tuyến đường sắt phục vụ khai thác
- Tài chính:
+ Ngân hàng Đông Dương # chỉ huy kinh tế 
+ Tăng cường bóc lột bằng chế độ thuế nặng nề
* Chính sách khai thác không thay đổi, quy mô và đầu tư lớn 
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
- Chính trị: 
+ Thi hành chính sách “chia để trị”
+ Lợi dụng triệt để bộ máy cường hào ở thôn xã
- Văn hóa, giáo dục: 
+ Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
+ Tuyên truyền chính sách “khai hóa”
ð Dễ bề cai trị và bóc lột
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Giai cấp
Đặc điểm
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
 Giai cấp: Địa chủ phong kiến
- Số lượng ngày càng đông
- Cơ bản đã đầu hàng Pháp
- Đại bộ phận cấu kết với Pháp và làm tay sai cho Pháp
- Một bộ phận địa chủ vừa, nhỏ có tinh thần yêu nước
Tầng lớp: Tư sản
- Ra đời sau ctranh 
- Phân hóa: 2 bộ phận
+ Tư sản mại bản: Quyền lợi gắn chặt với Pháp
+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, bị chèn ép có tinh thần dân tộc dân chủ.
Tầng lớp: Tiểu tư sản
- Gồm: h/s, sinh viên, viên chức...
- Bị chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ 
Có tinh thần hăng hái cách mạng và là 1 lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
Giai cấp: Nông dân
- Chiếm 90% dân cư
- Bị áp bức bóc lột nặng nề
- Căm ghét đế quốc, pkiến
- Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
Giai cấp: Công nhân
- Ra đời trước chiến tranh
- Bị 3 tầng áp bức b lột 
- Tinh thần yêu nước
- Lực lượng tiến bộ và có khả năng lãnh đạo cách mạng
? Tại sao g/c công nhân lại có thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng?
- Lực lượng tiến bộ, có tổ chức, kỷ luật cao, bị 3 tầng áp bức....
? Em có nhận xét gì về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp?(Học sinh giỏi
D. Củng cố bài Hướng dẫn về nhà. 
- Nắm nội dung bài học. Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế xã hội 
Việt Nam?
 - Chuẩn bị bài mới: 
Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 - 1935
@&?
	Ngày soạn:	 Ngày dạy: 
Tiết 17	 BàI 15.	 
PHONG TRàO CáCH MạNG VIệT NAM 
SAU CHIếN TRANH THế GIớI THứ NHấT (1919-1925)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đến cách mạng Việt Nam
- Nét chính trong phong trào dân tộc dân chủ công khai và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng
3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, trình bày các sự kiện lịch sử 
B. Phương tiện dạy học 
	- G/v: ảnh chân dung ccs nhân vật lịch sử (nếu có)
	- HS: SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm trabài cũ:
? Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp?
	3. Dạy học bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về sự ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
? Những sự kiện đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm những nét cơ bản về phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em có nhận xét gì về phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
? Vì sao g/c tư sản phát động đấu tranh?
Yêu cầu HS đọc thông tin sgk (phần chữ nhỏ)
? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của g/c tư sản?
? Em có nhận xét gì về mục tiêu, tính chất phong trào đấu tranh của g/c tư sản thời kỳ này?
? Nêu các hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản trong thời kỳ này?
? Em có nhận xét gì về mục tiêu, tính chất phong trào đấu tranh của tiểu tư sản thời kỳ này?
Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
? Những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925)?
- G/v: * Ưu điểm:
+ Thức tỉnh lòng yêu nước. Truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tư tưởng cách mạng mới 
 * Hạn chế:
+ Tiểu tư sản: xốc nổi, ấu trĩ. Tư sản: cải lương thảo hiệp
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS nắm vài nét về phong trào công nhân (1919-1925).
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Nhận xét gì về phong trào công nhân trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
? Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau CTTG 1 đã phát triển trong bối cảnh nào?
? Phong trào công nhân đã diễn ra như thế nào? Kể tên các phong trào đấu tranh nổi bật trong thời kì này?
? Cuộc bãi công Ba Son có điểm gì mới trong p trào đấu tranh của công nhân nước ta sau CTTG 1?
? Em có nhận xét gì về phong trào công nhân (1919-1925)?
Đọc thông tin sgk.
Phong trào giải phóng dân tộc và ptrào công nhân gắn bó chặt chẽ với nhau...
Trả lời.
Đọc thông tin sgk.
Đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia, với nhiều hình thức phong phú.
HS trả lời.
Mang tính cải lương, thỏa hiệp.
Thành lập các tổ chức chính trị, mít tinh, biểu tình,
Phong trào mang tính chất yêu nước dân chủ, mục tiêu chống áp bức, cường quyền
HS trả lời. nhận xét, bổ sung.
HS ghi chép.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét.
Thế giới và trong nước thuận lợi
Phát triển lên một bước cao hơn sau CTTG 1
(Mục đích, tổ chức, kết quả) 
Trả lời.
I. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Cách mạng tháng Mười thành công, phong ttrào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân gắn bó mật thiết.
- Làn sóng cách mạng dâng cao trên thế giới. Quốc tế cộng sản ra đời (3/1919)
- Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc
* Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào V Nam
II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)
1. Giai cấp tư sản dân tộc
- Sau chiến tranh, tư sản muốn vươn lên giành vị trí kinh tế, nhưng bị chèn ép nên đã phát động đấu tranh.
- Phong trào:
+ Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919)
+ Chống độc quyền cảng SGòn và xcảng lúa gạo Nam Kỳ (1921)
+ Phong trào báo chí....
* Tính chất: Phong trào mang tính cải lương, thoả hiệp, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế
2. Phong trào của tiểu tư sản
* Hoạt động:
+ Thành lập các tổ chức chính trị: Hội phục Việt,
+ Mít tinh, biểu tình,
+ Lập nhà xuất bản, ra báo tiến bộ, cổ động tinh thần yêu nước
+ Tổ chức ám sát, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu,
* Phong trào mang tính chất yêu nước dân chủ, mục tiêu chống áp bức, cường quyền
III. Phong trào công nhân (1919-1925)
- Sau chiến tranh thế giới phong trào còn lẻ tẻ nhưng thế hiện ý thức giai cấp đang phát triển.
- 1920, công nhân sài Hòn Chợ Lớn thành lập Công hội đỏ
- 1922: đấu tranh của công nhân, viên chức Bắc kỳ 
- 1924, bãi công của công nhân nổ ra nhiều nơi
- T8/1925, bãi công của công nhân Ba Son. Đánh dấu bước tiến mới của p trào công nhân
* Đấu tranh còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giác ngộ nâng cao. Giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học: Tình hình thế giới sau chiến tranh đã ảnh hưởng như thế nào tới cách mạng Việt Nam?
+ Mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai?
+ Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau CTTG 1 đã phát triển trong bối cảnh nào?
- Chuẩn bị bài mới: 
	Ôn tập kiểm tra học kì I.
@&?
	Ngày kiểm tra: 
	Tiết 18 
Kiểm tra học kì I
	 (Đề của phòng)
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 15, 16, 17.doc