Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 6: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 6: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

 A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức.

- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.

- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 43995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 6: Hoàng Lê Nhất Thống Chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 2006
Ngày giảng : / / 2006
Bài 6: Hoàng Lê Nhất Thống Chí
 (Ngô Gia Văn Phái)
Tiết: 23+24: Đọc - Hiểu Văn Bản
 A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
2.Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
3.Thái độ.
-Giúp học sinh biết yêu, trân trọng những anh hùng có công trong các cuộc kháng chiến.
B.Chuẩn bị 
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
- Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’)
? Miêu tả lại cảnh ăn chơi của chúa Trịnh Sâm? Qua đó em hình dung được gì về cuộc sống của vua chú ngày xưa?
*Hoạt động 2: Khởi động ( 2’ )
Trong văn học trung đại Việt Nam có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết. Để giúp các em hiểu được một phần trong tiểu thuyết này chúng ta cùng tìm hiểu hồi thứ 14.
Trước hồi 14 hồi thứ 12,13 đã kể về việc Nguyễn Huệ kéo ra bắc lần 2 để bắt Vũ Văn Nhậm thì vua Lê Chiếu Thống sợ hãi bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên phía bắc chiêu mộ quân cần vương để mưu tính sự nghiệp trung hưng nhà Lê , nhưng không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống nghe theo quần thần cử hai viên quan là là Lê Duy Đản và Trần Danh án bí mật trốn sang Trung Quốc cầu viện triều đình Mãn Thanh, trước hết là viên tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tôn Sĩ Nghị nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận huyện, đã xin đi đánh quân Tây Sơn giúp vua Lê Chiêu Thống. Trước thế giặc mạnh quân Tây Sơn rút về vùng núi Tam Điệp. Quân Tôn Sĩ Nghị kéo thẳng vào thành Thăng Long không gặp sự kháng cự nào nên chúng kiêu căng. Lúc này Lê Chiêu Thống cũng đã trở về nhận sắc phong An Nam Quốc Vương , nhưng những giấy tờ đưa đi các nơi đều dùng niên hiệu Càn Long, ngày ngày vua Lê phải chờ ở doanh trại của Nghị để nghe truyền việc quân việc nước. Nghị cũng ngông nghênh không coi ai ra gì và hồi thứ 14 đã thể hiện điều đó.
*Hoạt động 3: Bài mới. ( 87’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích *.
? Nêu vài nét cơ bản về tác giả?
?Nêu hiểu biết của em về thể Chí?
GVnói thêm về thể chí.
GV nêu yêu cầu đọc.
-Chú ý khi đọc với từng nhân vật: Lời kể, tả trận đánh đọc giọng khẩn trương, phấn chấn.
-Tóm tắt nội dung hồi thứ 14.
?Hồi thứ 14 được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Nêu đại ý của đoạn trích?
GV định hướng phân tích không dựa triệt để vào bố cục.
HS đọc từ đầu đến rồi kéo vào thành.
? Hình tượng Nguyễn Huệ hiện lên trong văn bản qua những sự việc lớn nào?
?Khi được tin báo quân Thanh đã đến Thăng Long, Nguyễn Huệ đã phản ứng như thế nào?
?Trước lời khuyên của các tướng sĩ ông làm ngay việc gì? Sự việc đó vào thời gian nào?
?Trước sự việc đó ta thấy tính cách đầu tiên của Quang Trung là gì?
?Cuộc hành quân thần tốc diễn ra vào thời gian nào? ở đâu? Chia thành mấy chặng?
GV khái quát hết tiết 1
-Đọc chú thích
-Dựa vào sgk
 trình bày.
-Giải thích
HS nghe
-Đọc nối tiếp.
-Tóm tắt 
-Trình bày
HS đọc
HS phát hiện-trả lời
-Độc lập
HS phát hiện-trả lời
-Phát hiện khái quát
-Phát hiện
-Phân tích
I. Đọc-Tiếp xúc văn bản.
*Tác giả.
-Ngô Gia Văn Phái: Một nhóm tác gỉa thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai - Hà Tây.
-Có hai tác giả chính Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
*Tác phẩm.
-Chí: là một thể văn vừa có tính chất văn học vừa có tính lịch sử. 
-Hoàng Lê nhất thống chí: Tiểu thuyết lịch sử ( chữ Hán) thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XI X. Ghi chép lại sự nhất thống của vương triều nhà Lê (Hoàng Lê).
-Tác phẩm gồm 17 hồi.
+7 hồi đầu do Ngô Thì Chí viết gọi là tiền biên.
+ 7 hồi tiếp theo là Ngô Thì du viết tục biên ( viết tiếp, ghi chép tiếp)
+ 3 hồi cuối do Ngô Thì Thuyến viết gọi là tục biên.
*Đọc-Tóm tắt.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 3 phần.
+Phần 1: từ đầu đến năm mậu thân 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế cầm quân dẹp giặc.
-Phần 2: tiếp đến kéo vào thành cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của Quang Trung.
-Phần 3: còn lại sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
* Đại ý:
Đoạn trích dựng lên bức tranh chân thực và sinh động, hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
-Cuộc hành quân thần tốc đại phá quân Thanh.
- Quang Trung trong chiến trận.
*Cuộc hành quân thần tốc đại phá quân Thanh.
-Được tin cấp báo Quang Trung giận lắm.. định câm quân đi ngay.
-Nguyễn Huệ đã làm lễ tế trời lên làm vua đặt niên hiệu là Quang Trung. Sự kiện này xảy ra vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788)
-Quang trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán và rất biết lắng nghe ý kiến của người khác.
-Cuộc hành quân thần tốc diễn ra vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) và vào thành ngày 5 tết Kỉ Dậu ( 1789)
-ở Phú Xuân (Huế) nơi đóng đô của quân Tây Sơn lúc đó.
-Chia làm 4 chặng:
+ Phú Xuân ra Nghệ An.
+Nghệ An ra Ninh Bình.
+Tiến ra vùng giáp Thăng Long.+Tiến quân vào thành Thăng Long.
	*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1’ )
	-Nắm chắc nội dung của hồi thứ 14.
	- Nghiên cứu kĩ các chặng tiến quân của Quang Trung.
	- Hình ảnh của vua Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị thất bại như thế nào?
Tiết: 24 : Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
2.Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
3.Thái độ.
-Giúp học sinh biết yêu, trân trọng những anh hùng có công trong các cuộc kháng chiến.
B.Chuẩn bị 
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
- Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên tiết 23.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Tóm tắt nội dung hồi thứ 14? Quang Trung trong cuộc hành quân thần tốc đã trải qua mấy chặng?
*Hoạt động 2: Khởi động . ( 1’ )
Để giúp các em hiểu rõ hình tượng người anh hùng Quang Trung qua cuộc hành binh thần tốc chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học.
	*Hoạt động 3: Bài mới. ( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV khái quát nội dung đã học tiết 1.
GV yêu cầu học sinh theo dõi vào đoạn văn Ngày 29 đến không dám hai lòng
?ở chặng thứ nhất Quang Trung dã làm những việc gì?
GV đọc lời dụ quân của Quang Trung.
? Quang Trung đã đề cập đến những gì trong lời dụ đó?
?Lời dụ của Quang Trung có tính chất như thế nào? Có ý nghĩa gì?
?Qua những việc làm ở chặng thứ nhất ta thấy Quang Trung là người như thế nào?
GV bình khái quát chuyển ý.
Từ Phú Xuân ra đến Nghệ An là 350 km mà chỉ trong 4 ngày ngày 29 đến Nghệ An, QT vừa tiến quân (Quân toàn đi bộ ) vừa làm được rất nhiều việc...QT là người tài ba.
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn Hôm sau vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân đến Gióng trông lên đường ra bắc.
?Đoạn văn giới thiệu chặng thứ mấy trong cuộc hành binh?
GV giới thiệu chặng 2 từ Nghệ An đến vùng núi Tam Điệp Ninh bình khoảng 150 kem mà quân chỉ đi mất 1 ngày, ngày 30 quân đã đến Ninh Bình.
?Khi hai tướng Sở, Lân ra đón " đều mang gươm ra chịu tội" QT đã xử sự như thế nào?
?Tại vùng núi Tam Điệp Quang Trung đã làm gì
?Qua tất cả sự việc trên em nhận thấy Quang Trung có thêm tính cách gì?
GV bình chuyển ý.
GV đọc đoạn văn từ Khi quân đến sông Gián đến vào thành.
?Đến sông Gián quân lính nhà Lê trấn thủ ở đó tan vỡ. Đến sông Thanh Gián quân Thanh đi do thám cũng bỏ chạy Vua Quang Trung đã làm gì?
?Việc làm này có tác dụng gì?
?Nửa đêm 3 và rạng sáng ngày 5 tết Kỉ Dậu Quang Trung đã làm những việc gì?
?Kết quả trận đánh đồn Ngọc Hồi là gì?
?Hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh đồn Ngọc Hồi được miêu tả thế nào?
?Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung trong trận đánh đồn Ngọc Hồi?
?Trước sức mạnh của quân Tây Sơn trưa 5 tết đã tiến vào thành Thăng Long lúc này quân tướng nhà Thanh và vua Lê Chiếu Thống được miêu tả như thế nào?
?So sánh với hình ảnh của vua Quang Trung ta thấy điều gì?
? Qua tìm hiểu phần 1 nhất và 4 chặng hành binh thần tốc của vua Quang Trung em nhận thấy Quang Trung có những tính cách gì?
GV: Các tác giả Ngô Gia văn phái là những cựu thần chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng tại sao lại viết về Quang Trung hay như thế.
?Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
GV: Tuy các tác giả Ngô Gia văn phái là những cựu thần chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua sự thực là ông vua Lê Chiêu Thống hèn nhát cõng rắn cắn gà nhà và chiến công của Quang Trung là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ vẫn có thể viế thực và hay như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
GV khái quát chuyển ý phần 2.
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần Lại nói Tôn Sĩ Nghị đến hết.
?Quân, tướng nhà Thanh được miêu tả như thế nào?
?Nhận xét của em về quân tướng nhà Thanh
?Cùng với Tôn Sĩ Nghị Vua tôi Lê Chiêu Thống được giới thiệu như thế nào?
?Em suy nghĩ gì về h/ả vua tôi nhà Lê?
?So sánh cách viết của tác giả ở hai cuộc tháo chạy. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích tại sao?
GV khái quát hai tiết học
Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
?Dựa theo tác phẩm viết đoạn văn ngắn miêu tả chiến công của Quang Trung trong cuộc hành binh thần tốc?
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Đọc
-Phân tích
Nêu ý nghĩa
-Khái quát
-Nghe
HS trả lời
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Khái quát
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Suy luận
-Phát hiện
-Suy luận
-Miêu tả
-Nêu cảm nhận
-Miêu tả.
-So sánh
-Khái quát h/ả Quang Trung.
-Nghe
HS suy nghĩ –trả lời
-Đọc
-Miêu tả
-Nhận xét
Miêu tả
HS nhận xét
-So sánh giải thích
-Đọc ghi nhớ
-Làm độc lập
II..Đọc - Hiểu văn bản.
1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
*Cuộc hành quân thần tốc đại phá quân Thanh.
*Chặng 1: Từ Phú Xuân ra Nghệ An.
-Quang Trung tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn.
-Ông cưỡi voi ra doanh trại an ủi động viên quân lính.
-Ra lời dụ quân lính.
-Khẳng định chủ quyền của dân tộc, nêu rõ truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, chỉ rõ hành động phi nghĩa của giặc, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực.
-Lời dụ của Vua Quang Trung như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa.
-Tác động mạnh đến binh sĩ.
-Quang Trung là con người có trí tuệ sáng suốt, một vị tướng tài ba, dụng binh như thần.
*Chặng 2: Từ Nghệ An đến Ninh Bình.
-Ông khen chê đúng người đúng tội.
- Khẳng định chắc chắn "Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.."
-Tính sắn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với nước láng giếng...
-Mở tiệc khao quân, chia làm 5 đạo quân, hẹn ngày 7 tháng giâng vào thành ăn mừng...
-Quang Trung là người thông minh am hiểu bề tôi, có tầm nhìn xa trông rộng.
*Chặng thứ 3, 4: Tiến ra vùng giáp Thăng Long, tiến đánh thăng Long.
-Đuổi theo bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoá
-Ngăn chặn được tin bảo, đảm bảo bí mật.
-Vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi làm cho quân linh trong đồn hoang mang.
-Lấy 60 tấm ván ghép liền 3 bức làm 1...mười người khiêng...tiến đánh đồn Ngọc Hồi.
-Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
-Mờ sáng cưỡi voi đốc thúc...
-Người anh hùng hiện lên với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
-Người anh hùng lẫm liệt, quân nghiêm minh, xông xáo, dũng mãnh đối lập với quân tướng nhà Thanh và vua Lê trễ nải, run sợ, xộc xệch.
-Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật... Vua Lê cùng bề tôi rút chạy cướp thuyền...
-Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán và rất biết lắng nghe ý kiến của người khác.
Có trí tuệ sáng suốt, một vị tướng tài ba, dụng binh như thần.
-Thông minh am hiểu bề tôi, có tầm nhìn xa trông rộng
với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
 -Các tác giả tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
.
2.Phần 2: Sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận của vua bọn vua tôi phản nước hại dân.
*Quân, tướng nhà Thanh.
-Tướng: Tôn Sĩ Nghị kéo sang An Nam là nhằm mục đích riêng nên không muốn tốn một giọt máu nào. Chỉ lảng vảng ở bên bờ sông để doạ dẫm..
+Tôn Sĩ Nghị là kẻ bất tài cầm quân mà không biết tình hình thực hư như thế nào.
+Không chút đề phòng, chăm chú vào việc yến tiệc...
+Khi quân Tây Sơn tiến đánh thì sợ mất mật...
-Quân: Chỉ lảng vảng hai bên bờ sông...
+Sợ chạy chen nhau mà chết...
-Đội quân ô hợp, không có kỉ luật, tướng bất tài.
* Vua tôi Lê Chiêu Thống.
-Vì lợi ích riêng đã đem cả vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
-Luôn phải cầu cạnh van xin, không có tư cách của bậc quân vương.
-Chạy bán sống bán chết theo Tôn Sĩ Nghị...ăn mặc giống người mãn Thanh cuối cùng phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
-Vua tôi nhà Lê bất tài, phản nước hại dân.
-Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau.
+Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả ngòi bút miêu tat khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước thất bại của kẻ thù.
+Đoạn văn dưới, nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hồ của Vua tôi nhà Lê...
-Vì các tác giả dù sao cũng là những cựu thần của vua Lê nên không tránh khỏi sự mủi lòng.
-Lời văn trần thuật, kể chuyện đan xen miêu tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh.
III.Tổng kết
*Ghi nhớ SGK/73.
IV. Luyện tập.
-Cần nêu được cuộc tiến công thần tốc của Quang Trung, hình tượng người anh hùng.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 1’ )
-Tóm tắt được hồi thứ 14.
-Phân tích được hình tượng người anh hùng Quang Trung qua cuộc hành quân thần tốc.
-Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình tượng người anh hùng.
-Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng ( tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23-24 - VH.doc