. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh. ngôn ngữ thơ.
Tuần 11 Tiết 52 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm tiến Duật I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh. ngôn ngữ thơ. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc 2 khổ đầu hoặc 2 khổ cuối bài “Bếp lửa”. - Tại sao hồi ức của tác giả về Bà luôn gắn liền với hình ảnh của bếp lửa? - Đọc lại những câu thơ miêu tả những kỷ niệm của tác giả đối với Bà? Nhận xét về những hình ảnh miêu tả? 2. Giới thiệu bài: Viết về Trường Sơn và những người lính về Trường Sơn là những đề tài trong dòng văn học thời chống Mỹ cứu nước. Cùng đồng hành với nhà thơ Tố Hữu trong suốt chặng đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” còn có biết bao nhà văn, nhà thơ... Đặc biệt là Phạm Tiến Duật, nhà thơ trẻ nổi tiếng với những bài thơ viết về Trường Sơn, tiêu biểu là bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 3. Tiến Trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng * Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. - Giọng đọc tự nhiên sôi nổi, tự hào. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm tiến Duật? ? Tựa đề bài thơ có gì độc đáo? ? Có thể đặt tựa đề “những chiếc xe không kính” mà bỏ đi từ bài thơ được không? Vì sao? * Hoạt động 2: hình ảnh những chiếc xe không kính. * Giới thiệu đề tài: Phạm Tiến Duật đã chọn một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính để chuyển tải chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đặc biệt là nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng lời phân trần của người lính lái xe về hiện tượng xe không kính. ? Nhận xét gì về câu thơ mở đầu? ? Nhưng trên tuyến đường Trường Sơn, không phải chỉ có những chiếc xe không kính, mà tình trạng những chiếc xe còn hơn thế nữa. Đó là những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Chuyển ý: ? Theo em vì sao tác giả có thể miêu tả chân thật những chiếc xe không kính? - Tác giả đã từng là người lính lái xe ở Trường Sơn, từng trực tiếp đương đầu với bom đạn chiến tranh. ? Từ hình ảnh những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt, tác giả đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe như thế nào? * Hoạt động 3: hình ảnh người chiến sĩ lái xe. ? Tuy lái những chiếc xe biến dạng vì bom đạn giặc Mỹ nhưng tư thế của người lính được miêu tả như thế nào? ? Không phải chỉ đương đầu với bom đạn, mà người lính còn phải đối mặt với những chiếc xe không kính bị tàn phá nặng nề. ? Thái độ của họ như thế nào trước những gian khổ ấy? ? Tuy nhà thơ không đề cập đến tình đồng đội, đồng chí nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rất cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. Vì sao? ? Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh & ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người lính? ? Hãy đọc và phân tích 2 câu thơ cuối cùng của bài thơ? ? Từ những chi tiết hình ảnh, cách ngắt nhịp, em hãy giới thiệu ngắn gọn về hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn? ? Bài thơ đã thể hiện một phong cách sáng tác riêng rất độc đáo của Phạm Tiên Duật. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? * Hoạt động 4: Thảo luận. ? Từ hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, hãy nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mỹ - Cho HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 5: luyện tập: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Làm bài tập 2 tr. 140 (về nhà). - HS đọc theo hướng dẫn GV. - HS đọc chú dẫn và bổ sung ý. - HS nhận xét từ ngữ và đề tài. - HS nhận xét lần lượt từng nội dung - Như câu văn xuôi với điệp từ “không”. - HS lần lượt phát hiện chi tiết trong bài thơ. - HS nhận xét dựa theo chú dẫn tác giả. - HS đọc câu thơ khái quát tư thế người lính. - HS trả lời theo bài thơ. - HS nhận xét từ ngữ “ừ thì...” trước những gian khổ. - HS nêu được chi tiết “chung bát đũa...” - HS lần lượt phát biểu, bổ sung. * Câu hỏi thảo luận: - HS nêu suy nghĩ để hệ thống phần ghi nhớ I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả: - Nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ. - Giọng thơ sôi nổi, tinh nghịch. - “Những chiếc xe không kính” ® hiện thực chiến tranh. - “Bài thơ” ® Chất thơ của hiện thực. II. Tìm hiểu bài thơ. 1. Những chiếc xe không kính. - “Không có kính...” - “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” ® Nguyên nhân. - “Không có kính” - “Không có mui xe” ® Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. 2. Hình ảnh những chiến sĩ Trường Sơn. - “ung dung...” – nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ® ung dung đương đầu với gian khổ. - “Bụi phun tóc trắng”. - “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời ® thiên nhiên khắc nghiệt ở Trường Sơn. - “ừ thì... ừ thì...” ® ngang tàng, bất chấp gian khổ. - “... cười ha ha...” - “... bắt tay qua...” ® lạc quan. - “chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy” ® tình đồng chí ruột thịt. - “Chỉ cần... một trái tim” ® ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. - Hình ảnh thật. - Giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm. - Điệu thơ gần như với lời nói. ® Phong cách thơ ® Phong cách người lính trẻ. III. Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập: - Đọc diễn cảm.
Tài liệu đính kèm: