Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 55: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 55: Tập làm thơ tám chữ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.

 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm nhận thơ ca.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1952Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 55: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 55
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Giúp HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
	- Qua hoạt động làm thơ tám chữ, phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm nhận thơ ca.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
	- Cuộc sống mỗi người chúng ta chắc hẳn sẽ đơn độc và tẻ nhạt biết bao nếu không được thưởng thức vẻ đẹp của thơ ca. Chính thơ ca giúp tâm hồn chúng ta biết rung động sâu xa trước cái đẹp của cuộc đời, của tình người, của thiên nhiên muôn màu muôn vẻ, ở các lớp 6, 7, 8 các em đã có dịp trổ tài làm thơ 5 chữ, thơ lục bát. Năm nay ở lớp 9, chúng ta sẽ có dịp trổ tài làm thi sĩ của nhau với hoạt động tập làm thơ tám chữ.
	4. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu, nhận diện thể thơ tám chữ.
- GV hướng dẫn HS đọc 3 đoạn thơ 1, 2, 3 (SGK trang 144, 145), diễn cảm, đúng nhịp, đặt câu hỏi để HS nhận diện khái quát đặc điểm của thơ tám chữ.
® 3 HS đọc 3 đoạn thơ.
?- Nhận xét về số chữ trên mỗi một dòng thơ ở các đoạn trên; về số câu và khổ thơ của cả 3 đoạn. Có nhất thiết phải chia đoạn không?
- HS nêu nhận xét: mỗi dòng tám chữ, số câu không hạn định. Bài gồm nhiều đoạn dài (Đoạn thơ 1, 2) – Chia khổ (đoạn thơ 3), mỗi khổ 4 dòng.
?- Em hãy tìm và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần của mỗi đoạn thơ. Qua đó hãy nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn?
- HS tìm và gạch dưới các chữ gieo vần của các đoạn thơ 1, 2, 3. Sau đó nêu nhận xét về gieo vần.
 + Cả 3 đoạn đều gieo vần ở cuối câu (vần chân).
 + Đoạn 1, 2: Vần gieo liên tiếp câu 2-3, 4-5, 6-7.
 + Đoạn 3: vần gieo cách khoảng (gián cách theo từng cặp 1-3, 2-4).
® GV đúc kết nhận xét của HS – nêu đặc điểm về cách gieo vần của thơ tám chữ.
?- Em hãy so sánh cách ngắt nhịp của 3 đoạn thơ và nêu nhận xét về nhịp thơ của thể thơ tám chữ?
- Ngắt nhịp: không đều và đồng nhất 3-3-2 hoặc 2-3-3 hoặc 4-4.
® GV tổng hợp lại đặc điểm thơ tám chữ.
* Cho HS đọc ghi nhớ trang 146.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của phần rèn luyện làm thơ tám chữ.
- Bài tập 1,2: cho lần lượt 2 HS đọc. Tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp. GV phối hợp ý kiến cả lớp sửa chữa.
® HS thực hành BT1, 2 điền từ vào 2 đoạn thơ sao cho phù hợp, đúng vần.
- BT3: cho HS thảo luận nhóm. Mỗi nhóm cử một HS điền câu thơ thứ 4 phù hợp với 3 câu của bài tập đã cho.
® HS cử đại diện nhóm thêm vào câu thơ cuối có vần “ương” phù hợp với cảm xúc.
Þ GV nhận xét, chọn câu hay nhất và cho điểm khuyến khích nhóm và chuyển qua hoạt động 3.
* Hoạt động 3: Đọc bình thơ 8 chữ.
- GV hướng dẫn đại diện các tổ đọc và bình thơ. Sau đó các tổ khác tham gia nhận xét, đánh giá và xếp loại các bài thơ của các tổ.
® HS chuẩn bị trước ở nhà. Mỗi tổ cử đại biểu đọc và bình bài thơ đã làm sẵn trước lớp. Sau mỗi bài cả lớp tham gia nhận xét về vần nhịp, nội dung cảm xúc của bài thơ.
Þ GV đúc kết, nêu nhận xét cho điểm trao phần thưởng cho tổ hạng nhất.
I. Đặc điểm của thể thơ tám chữ:
- Mỗi dòng tám chữ.
- Số câu không hạn định.
- Có thể chia khổ (mỗi khổ 4 dòng).
- Vần được gieo ở cuối câu (vần chân) liên tiếp hoặc gián cách.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập làm thơ tám chữ.
- BT1, 2 (SGK).
® Điền từ.
- BT3: Thêm một câu thơ thứ tư vào cho phù hợp cảm xúc, vần với 3 câu đã cho.
III. Đọc bình thơ tám chữ.
- Theo sự chuẩn bị trước của mỗi tổ.
	5. Dặn dò:
	- Đọc – sưu tầm thêm một số bài thơ 8 chữ hay và có giá trị để thi đọc diễn cảm trước lớp.
	- Tập sáng tác mỗi HS một bài thơ 8 chữ để làm đặc san cho lớp.
	- Soạn bài “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm).

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-55_TapLamTho8Chu.doc