Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 21

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 21

I.Mục tiêu :

Có kĩ năng plhân tích, tổng hợp trong lập luận.

II. Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

2. Kĩ năng:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T21 TIẾT:95 - 98 
NS:30/12 ND:03-08/12
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.Mục tiêu :
Có kĩ năng plhân tích, tổng hợp trong lập luận.
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng được rõ hơn văn bnả có sử dụng phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 1,Nêu tầm quan trọng của luận phântích 
và tổng hợp trong văn nghị luận?
 2.Phân tích một văn bản cụ thể?
- Giới thiệu bài:Tiết luyện tập giúp chúng ta thực hành phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Nêu sự khác nhau giữa hai phép lập luận?
- Nêu đặc điểm và công dụng của nó?
+Đọc các đoạn văn (SGK) và cho niết tác giả đã sử dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
 *Đọc đoạn văn (a) và chỉ ra trình tự phân tích
*Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn (b)
+GV nêu vấn đề cho HS thảo luận, giải thích hiện tượng,rồi cho phân tích.
+GV nêu vấn đề cho HS thảo luận và làm bài.
+Giúp HS thực hành tổng hợp.
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
Lắng nghe:
Thảo luận tìm hiểu bài:
+Đọc đoạn văn (a)
 +Chỉ ra trình tự phân tích
+Đọc đoạn văn (b),chỉ ra trình tự phân tích
+Mỗi em ghi vào vở các ý kiến phân tích,GV gọi một số HS chữa trước lớp,HS khác bổ sung.
+Làm dàn ý phân tích vào vở
+Trình bày trước lớp,các nhóm khác nhận xét.
+Thực hành tổng hợp ở phiếu bài tập
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV.
- Khởi động
I. Hình thành kiến thức
1.Củng cố kiến thức:
a.Phép lập luận phân tích:là phép lập luận trình bàt từng bộ phận, từng phương diện cảu một vấn đề.
b.Phép lập luận tổng hợp:là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
c.Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận :tuy đối lập nhưng không tách rời nhau.
1.Đọc và nhận dạng, đánh giá
 +Đọc đoạn văn (a),chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn:
 *Cái hay ở các điệu xanh
 *Ở những cử động
 *Ở các vần thơ
 *Ở các chữ không non ép
 +Đọc đoạn văn (b),chỉ ra các trình tự phân tích.
 *Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
 *Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
2.Thực hành phân tích:
 *Xem việc học là việc phụ
 *Đối phó với thày cô và thi cử
 *Không thấy hứng thú trong học tập
 *Học hình thức
 *Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.
3.Phân tích văn bản:
 *Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại
 *Muốn tiến bộ thì phải đọc sách
 *Đọc kĩ,hiểu sâu
 *Bên cạnh đọc sách chuyên moan,còn cần phải đọc rộng
4.Tổng hợp văn bản:
 *Học đối phó là lối học bị động,hình thức,không tạo ra nhân tài cho đất nước.
 *Đọc kĩ, trầm ngâm ,suy nghĩ,
đọc có kế hoạch.có mục đích kiên định,bên cạnh đọc sách chuyên sâu cũng cần đọc rộng.
III. Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các bài luyện tập
-Soạn trước bài “Tiếng nói của văn nghệ”
TIẾT:96-97
	 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I.Mục tiêu:
-Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một bài văn nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
1.Kiến thức:
- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộ sống của con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
NỘI DUNG 
Hoaït ñoäng 1:khôûi ñoäng
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy nêu tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách?
-Ta cần phải đọc những sách gì? Phương pháp đọc như thế nào?
- Giới thiệu bài:Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” có nội dung lí luận sâu sắc,,được thể hiện qua một trái tim rung cảm chân thành .
Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản.
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả và những từ khó trong văn bản.
H:Hãy nêu lại những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi, và tác phẩm?
-GV gọi HS đọc văn bản và lần lượt trả lời các câu hỏi 
H:Bài văn được chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần (Nội dung của văn nghệ, tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, văn nghệ có khả năng cảmhoá)
H.Chỉ ra tính liên kết mạch lac của các phần đã nêu ra đó? (Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp một cách tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ ).
-Nêu chủ đề của văn bản?
-Bình chuyển sang tiết 02:
 + Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
 +Nêu bố cục và chủ đề của văn bản?
--Hoạt động 03 Phân tích:
1./Nội dung tiếng nói văn nghệ.
H:Cho biết văn nghệ lấy đề tài, chất liệu từ đâu?
 H:Văn nghệ tác động đến người đọc, truyền cho người đọc những cảm xúc, từ đó giúp gì cho đời sống con người
H:Những tác phẩm có tác động đến mọi người như nhau không? Nó tuỳ thuộc vào điều gì?
=>H:Vậy nội dung chủ yếu của văn nghệ là gì?
2/Tại sao con người cần đến văn nghệ?
H:Trong cuộc đời, văn nghệ giúp ta có được cảm giác như thế nào?
H:Tác giả nêu những hoàn cảnh cụ thể nào để ta thấy sự cần thiết
H.Phân tích sức mạnh kì diệu của văn nghệ?
4/Phân tích nghệ thuật:
H:Em hãy nhận xét về cách lập luận của bài viết?
 Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
H.Nêu những nhận xét về chung nhất về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động 05:Hướng dẫn tự học:
- Trình bày những tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân.
- Lập lại mhệ thống luận điểm của văn bản.
- Nghiên cứu trước văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ?
-Lắng nghe:
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Tìm hiểu tiểu sử tác giả và xuất xứ của tác phẩm.
+Đại diện nhóm nêu ý kiến
 +Thảo luận về hệ thống các luận điểm,tính liên kết mạch lạc của nó.
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Đọc văn bản, phân tích nội dung của văn nghệ.
-Đọc văn bản, pháthiện, phân tích,nêu ý kiến phản biệnè tiến đến sự đồng thuận.
- Phân tích, trình bày.
- Nêu nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Thảo luận,nêu nhận xét vềnội dung và nghệ thuật?
-Các nhóm thực hành luyện tập trên lớp
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
I.Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
 Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập.
 -Sau cách mạng tháng tám, ông làm tổng thư kí hội văn hoá cứu quốc, đại biểu quốc hội khoá đầu tiên.
 -Ông từng là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
 -Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: Làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình 
 -Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
 2/Tác phẩm:
 -“Tiếng nói của văn nghệ” được viết năm 1948 và được in trong cuốn mấy vấn đề văn học
3 Bố cục:Văn bản có thể chia ra làm 03 phần.
- Nội dung của văn nghệ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người.
- Văn nghệ có khả năng cảmhoá.
4.Chủ đề:Văn bản thể hiện lập luận của tác giả Nguyễn Đình Thi về sức mạnh của văn nghệ.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
1/Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
 Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người; mang lại những rung cảm, nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ; tập trujng khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ.
 2/Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.
 -Văn nghệ giúp cho đời sống đầy đủ hơn, phong phú hơn “ làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”, là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn.
 ->Văn nghệ là món ăn tinh thần của con người.
3/Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người,...
 4/Nghệ thuật và cách nghị luận.
 -Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
 - Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn cảu văn bản.
III. Ý nghỉa văn bản:
1.Nội dung:
Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu cảu văn nghệ đối với cuộ sống của con người.
2.Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
IV..Luyện tập:
 Đây là hoạt động luyện tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của mỗi cá nhân.HS qua hoạt động này, GV nên kết hợp ,rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày( nói) có lí lẽ, có rung cảm về một tác phẩm.Đánh giá hoạt động này của HS cần căn cứ vào nội dung (phải phong phú, sâu sắc, cụ thể ) và cả cách thức trình bày
V.Hướng dẫn tự học:
-Tóm tắt luận điểm về nội dung và sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống con người?
-Khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài văn nghị luận?
-On lại, đọc lại một vài đoạn trong bài “Ý nghĩa văn chương “ của Hoài Thanh?
-Soạn bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
TIẾT:98
	CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I.Mục tiêu :
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
-Khởi ngữ là gì? Hãy nêu đặc điểm của khởi ngữ.
-Làm bài tập số 2 SGK
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu và thực hành được các thánh phần biệt 
lập.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Thành phần biệt lập có vai trò gì trong câu không?
Gọi HS đọc các ví dụ a, b . Chú ý các từ in đậm và trả lời các câu hỏi.
H:Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?(Chắc: thể hiện độ tin cậy cao; Có lẽ: độ tin cậy thấp
H:Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự vật của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?(Không có gì thay đổi)
->Phần tình thái
H:Từ tìm hiểu trên, em nhận xét xem phần tình thái có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật của câu không? Vì sao em nhận định như vậy?
-Gọi HS đọc các ví dụ ở phần II và trả lời các câu hỏi
H:Các từ ngữ in đậm trong câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
H:Nhờ vào những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?(Phần câu tiếp theo sau những tiếng này)
H:Các từ ngữ in đậm này dùng để làm gì?(Giãi bày nỗi lòng của mình)
->Thành phần cảm thán
-Hoạt động 3: Luyện tập
 +Bài tập 1:Nhận diện các thành phần biệt lập.
+Bài tập 2:Lưu ý HS về cách dùng từ tình thái chỉ độ tin cậy.
-Hướng dẫn các nhóm biết vận dụng các từ tình thái đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
-Hướng dẫn các nhóm viết văn bản có các yếu tố tình thái,cảm thán.
Hoạt động 04:Hướng dẫn tự học:
- Viết một đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Tiếp tục tìm hiểu cá ví dụ về cá thành phần biệt lập khác như: gọi đáp, phụ chú...
-Lắng nghe:
Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Đọc các ví dụ a,b
 +Thảo luận
 +Nêu ý kiến
-Đọc các ví dụ ở phần II
 +Thảo luận các vấn đề GV nêu ra.
 +Đại diện nhóm nêu ý kiến.
-Thực hành bài tập:
 +Bài tập 1:thi đua nhóm
+Bài tập 2:thi đua nhóm
+Bài tập 3:thực hành trong phiếu bài tập.
-Mỗi nhóm thực hành ,đại diện nhóm nêu ý kiến
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
I. Hình thành kiến thức:
1.Thành phần biệt lập:
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gbia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
a.thành phần tình thái:
 Ví dụ:
 a/Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
->Chắc: thể hiện độ tin cậy cao
 b/Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi.
->Có lẽ: thể hiện độ tin cậy không cao
=>Thành phần tình thái là thành phần được dujng2 để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu – Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
II-Thành phần cảm thán
 Ví dụ:
 a/Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 b/Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
->Ồ, trời ơi: giãi bày nỗi lòng (cảm xúc) của người nói – Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
=>Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói; có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ơi, trời ơi,...Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
2.Luyện tập:
 1/Tìm thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
 a/có lẽ b/Chao ôi ->Cảm thán
d/chả nhẽ c/hình như
2/Xếp những từ theo trình tự tăng dần mức độ tin cậy.
 Dường như /hình như / có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn
3/Tìm từ thể hiện người nói có trách nhiệm cao nhất,thấp nhất:
 + “Chắc chắn”:có độ tin ccậy cao nhất.
 + “Hình như”:có độ tin cậy thấp nhất.
 +Tác giả dùng từ “chắc” là bởi các lí do:
 *Theo tình cảm huyết thống thì sữ việc phải diễn ra như vậy
 *Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
4/Viết một đoạn văn có các thành phần cảm thán và tình thái.
HS viết theo nhóm,GV chấm và nhận xét.
III.Hướng dẫn tự học:
-Thế nào là thành phần tình thái?
-Thế nào là thành phần cảm thán?
-Thực hành thêm các bài tập ở sbt NV 9 tập 2 tr9
-Soạn bài “Các thành phần biệt lập (tt)”
Duyệt của tổ trưởng
Ngày01/ 01 /2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9T21CHUAN.doc