Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS nhận biết hai điều kiện tồn tại của hàm ý nhưng nếu không có câu nói thì không thể thực hiện được hàm ý.

 Hàm ý được nhận biết nhờ người nghe có đủ năng lực để giải đoán nó. Nếu người nghe không đủ sức giải đoán hàm ý trong lời nói chứa hàm ý thì hàm ý không được nhận biết.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. On định lớp:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 128
NGHĨA TƯỜNG MINH
VÀ HÀM Ý
B. ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI CỦA HÀM Ý: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp HS nhận biết hai điều kiện tồn tại của hàm ý nhưng nếu không có câu nói thì không thể thực hiện được hàm ý. 
 Hàm ý được nhận biết nhờ người nghe có đủ năng lực để giải đoán nó. Nếu người nghe không đủ sức giải đoán hàm ý trong lời nói chứa hàm ý thì hàm ý không được nhận biết. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Oån định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là nghĩa tường minh? 
	- Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ? 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI CỦA HÀM Ý: 
☺ Hoạt động 1: 
- Cho HS đọc phần 1. 
? Nếu không có câu”Chè đã ngấm rồi đấy” thì người nghe có biết được hàm ý mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe không? 
 Không. 
? Như vậy, hàm ý có nằm ngoài câu nói không? 
 Hàm ý không nằm ngoài câu nói. 
? Như vậy, chính câu nói có hàm ý hay người nghe tự tạo ra nó? 
 Hàm ý tự có trong câu nói. 
? Trong tình huống này ai là người nghe câu “Chè đã ngấm rồi đấy”? 
 Bác hoạ sĩ và cô kỹ sư. 
? Ai là người nhận biết hàm ý trong câu nói trên? 
 Bác hoạ sĩ và cô kĩ sư. 
? Nếu người nghe không có đủ năng lực cần thiết thì có thể giải đoán được hàm ý không? 
 Không. 
? Điều kiện để có hàm ý là gì? 
 Có câu nói. 
 Người nghe giải được hàm ý. 
☺ Hoạt động 2: 
- Cho HS đọc ghi nhớ. 
II. ĐIỀU KIỆN THÀNH CÔNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÀM Ý: 
☺ Hoạt động 1: 
- Đọc lại đoạn 1. 
Vô ăn cơm. 
 chắt nước dùm cái. 
? Đây là câu, cụm từ có nghĩa hàm ý hay tường minh? 
 Nghĩa tường minh. 
? Xác định nghĩa tường minh, hàm ý trong câu”Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! ”? 
- cơm sôi rồi: nghĩa tường minh. 
- nhão bây giờ: hàm ý. 
? Vì sao em bé dùng cách nói tường minh lẫn cách nói hàm ý mà em bé vẫn không được sự trả lời từ phía người bố? 
 Vì ông bố không chịu cộng tác với con dù anh Sáu nghe và hiểu nhưng vẫn chờ nghe tiếng ba của con. 
- Chọn phương án. 
- Đọc đoạn 2: 
? Trong những lời in đậm của người bố có chứa hàm ý không? Có. 
? Nội dung của hàm ý có dễ nhận biết không? 
 Khộng dễ nhận biết nếu không có năng lực giải mã. 
? Những câu hỏi lại của người con cho biết anh ta có chịu cộng tác với bố trong cuộc trò chuyện này không? Có. 
? Những câu hỏi lại của người con cho biết anh ta có hiểu hàm ý trong những lời nói của bố anh không? Thực ra người bố có muốn anh con trai nhận biết hàm ý trong lới nói của ông không? 
 Anh con trai không hiểu và người bố cũng không muốn cho con trai biết. 
☺ Hoạt động 2: Ghi nhớ. 
☺ Hoạt động 3: Luyện tập
- Làm BT ở lớp 1, 2, 3. 
- Về nhà: BT 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. 
I. ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI CỦA HÀM Ý: 
_ Báo cáo hết! -Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. 
_ Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. 
* Hàm ý: 
- Có trong câu nói. 
- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý. 
Ghi nhớ trang 105. 
II. ĐIỀU KIỆN THÀNH CÔNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÀM Ý: 
1/ _ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! 
 Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. 
® Người nghe không cộng tác. 
2/ _ Bây giờ con sang bên kia
 hộ bố 
 _ Để làm gì ạ? 
 _ Chẳng để làm gì cả- Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc-Con hãy qua đó, đặt chân bên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về 
® Không giải đoán được hàm ý. 
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ trang 107. 
IV. Luyện tập. 
	5. Hướng dẫn soạn bài ở nhà: 
	 Chuẩn bị chương trình địa phương TV. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc26-128_NghiaTuongMinhVaHamY.doc