Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3, 4

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3, 4

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.

 

doc 30 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ................ Tiết 12
Giảng 9A:
	9C:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về quyền được bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, SGK, SGV
HS: Học và đọc soạn bài theo câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A.. 9C..
- Bài cũ: 
Kiểm tra 15 phút:
Tại sao nói chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên?
ĐÁP ÁN
Vì: -380 triệu năm con bướm mới bay được - 180 triệu năm bông hồng mới nở chỉ làm đẹp - 4 kỉ địa chất con người hát hay hơn chim và chết vì yêu- Bấm nút 1 cái Trái đất sẽ trở lại điểm xuất phát cho nên chiến tranh hạt nhân là đi ngược lại với lí trí của con người
- Tiêu diệt nhân loại
- Tiêu huỷ mọi sự sống
- Đẩy sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 
GV: hướng dẫn đọc: giọng mạnh, mẽ dứt khoát, rành mạch 
GV: đọc mẫu đoạn đầu văn bản
HS đọc tiếp
GV: Kiểm tra chú thích 2,4,5,6.
GV: Hãy nêu xuất sứ của bản tuyên bố . 
HS:Là tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về cuộc sống còn, quyền đuợc bảo vệ và phát triển của trẻ em họp ngày 30. 9. 1990 tại trụ sở Liên hợp quốc
GV: Bản tuyên bố ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
HS: Thế giới:
- Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, hợp tác quốc tế mở rộng
- Sự phân hoá giàu - nghèo; chiến tranh, bạo lực; tàn tật, bóc lột, thất học ở một sốp nước
* Việt Nam
- Đất nước độc lập, Khoa học kỹ thuật trên đà phát triển sự quan tâm . Sự quan tâm toàn diện sâu sắc của Đảng và Chính phủ. Văn hoá truyền thống của Việt Nam là coi trọng người già và trẻ em.
- Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, di chứng chiến tranh còn để lại, áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm...)
GV:Văn bản có bố cục như thế nào?
GV: Nội dung mỗi phần?
HS: Sự thách thức: thực trạng cuộc sống khốn khổ của nhiều trẻ em trên thế giới
Cơ hội: những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em
Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết mà từng quốc gia và cả thế giới cần làm vì sự sống còn, -hát triển của trẻ em.)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thách thức đề cập trong văn bản. 
Theo dừi SGK phần 1-2
GV: Phần mở đầu cho chỳng ta biết điều gỡ ?
Hs : Mục đích của HN cấp cao
 Khẳng định QTE
GV: Mục đích của HN là gỡ ?
GV: Vậy trẻ em có những quyền nào ?
Hs :TL
GV: Nhận xét cách nêu vấn đề của văn bản ?
Hs 
- GV: VN là nước đầu tiên ở CA kí công ước quốc tế về QTE, ban hành luật chăm sóc giáo dục , bảo vệ TE
HS: Theo dõi mục 3-7
GV: Bản tuyên bố đã nêu những lí do trẻ em có quyền sống, quyền phát triển như thế nào?
HS: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương, còn 
 - Ham hiểu biết, ham hoạt động và nhiều ước mơ
 - Sự phát triển và tương lai của trẻ phụ thuộc vào sự hoà hợp và tương trợ của xã hội, của giáo dục)
GV:Bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn về cuộc sống của trẻ em như thế nào?
HS: Phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được học và phát triển
 - Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ
GV: Em có suy nghĩ gì về cách nhìn của cộng đồng thé giới và trẻ em.
HS: Đầy thương yêu và trách nhiệm
GV: Từ cách nhìn nhận ấy, cộng đồng quốc tế đã tổ chức hội nghị để cùng cam kết và ra lời kêu gọi đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp.
GV:Bản tuyên bố đã nêu những bất hạnh nào mà trẻ em thế giới đang phải chịu đựng?
HS: - Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc
- Nạn nhân của đói nghèo, mù chữ, môi trường.Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
GV:Theo em, nỗi bất hạnh nào lớn nhất đối với trẻ em?( bạo lực)
GV: Theo em những nỗi bất hạnh ấy có thể giải thoát không? giải thoát bằng cách nào?
HS:Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xoa đói giảm nghèo...)
GV: Tại sao bản tuyên bố lại gọi thực trạng ấy là "Sự thách thức"?
HS:Đó là những thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng, có nguy cơ phát triển và không dễ giải quyết-> vấn đề thách thức to lớn.
GV:Văn bản cho rằng đó là những thách thức mà các nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng.
GV: Em hiểu thế nào là"Sự thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị "?
HS:Thách thức: những khó khăn trước mắt cần vượt qua.
Các nhà lãnh đạo chính trị: những ở cương vị lãnh đạo các quốc gia.
GV: Từ đó, em hiểu tổ chức Liên hiệp quốc có thái độ như thế nào đối với những bất hạnh của trẻ em?
HS: Quyết tâm giúp trẻ em vượt qua bất hạnh.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Chú thích: SGK
- Xuất sứ văn bản: 
Là tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về cuộc sống còn, quyền đuợc bảo vệ và phát triển của trẻ em họp ngày 30. 9. 1990 tại trụ sở Liên hợp quốc
3. Bố cục: 3 phần
- Thách thức
- Cơ hội
- Nhiệm vụ
II. Tìm hiểu văn bản
1 Phần mở đầu :
- Mục đích hội nghị : Cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ em
- QTE : Được sống trong vui tươi, thanh bình , được chơi, được học và phát triển
 → Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng mang tính chất khẳng định
2.Sự thách thức
* Thực trạng
- Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc
- Nạn nhân của đói nghèo, mù chữ, môi trường
- Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
-> Thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng và không dễ giải quyết
3 . Củng cố 
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới
- Liên hệ cuộc sống của trẻ em Việt Nam (được hưởng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ)
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài
- Tìm hiểu phần tiếp theo
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em.
********************************************************************
Soạn ............... Tiết 13
Giảng 9A:
	9C:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về quyền được bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, SGK, SGV, tranh ảnh sự quan tâm của Đảng và chính phủ về trẻ em hiện nay
HS: Học và đọc soạn bài theo câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A.. 9C..
- Bài cũ:? Trình bày những thách thức - những bất hạnh mà trẻ em thế giới đang phải gánh chịu?
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Gọi HS nhắc lại kiến thức giờ học trước
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần cơ hội 
HS đọc phần "cơ hội"
GV: Phần cơ hội đề cập vấn đề gì?
HS: Điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể bảo vệ, chăm sóc trẻ em
GV: Tuyên bố đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi nào? 
HS: Sự hợp tác nhất trí của cộng đồng thế giới Sự tăng trưởng kinh tế, sự biến đổi xã hội
GV: Dựa vào cơ sở nào, tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện quyền trẻ em?
HS: Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện, sự hợp tác, đoàn kết quốc tế
GV: Theo em, Việt Nam có điều kiện thuận lợi nào để thực hiện quyền bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
HS;- Đất nước hoà bình
 - Khoa học kỹ thuật đang phát triển
- Kinh tế tăng trưởng cao và đều đặn
- Sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của Đảng và Chính phủ
- Tư tưởng Hồ Chí Minh : coi trọng người già và trẻ em đang được phát huy
HS quan sát tranh ảnh: sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với trẻ em
GV: Suy nghĩ của em khi xem những bức tranh đó?
HS: 
GV: Công ước được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chính thức thông qua ngày 20. 11. 1990. Tính đến 2002 đã có 191 nước kí và phê chuẩn tham gia.
 Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20. 2 1990)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần nhiệm vụ 
HS đọc phấn nhiệm vụ
GV: Bản tuyên bố dựa trên cơ sở nào để xác định nhiệm vụ bảo vệ , chăm sóc trẻ em? 
HS: Thực trạng trẻ em trên thế giới và cơ hội thực hiện việc bảo vệ chăm sóc trẻ em
GV: Bản tuyên bố nêu nhiệm vụ như thế nào?
HS: cụ thể từng lĩnh vực 
- HS thảo luận: chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
- GV khái quát (bảng phụ) 
GV: Nhận xét lời văn trong đoạn này?
HS: Lời văn dứt khóat, mạch lạc, rõ ràng
- HS liên hệ với Việt Nam.
GV: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
GV: Tại sao có thể nói: qua chủ chương chính sách, qua hành động cụ thể đối với trẻ em, chúng ta nhận ra trình độ văn minh của xã hội?
GV: Nhận xét về cách triển khai văn bản?
Hs: Hợp lí, logic, mạch lạc
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS: 
Gv:gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK 
Hs : đọc
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
GV: Chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em ở địa phương?
HS: Trình bày
II. Tìm hiểu văn bản
1 Phần mở đầu :
2. Sự thách thức
3. Cơ hội 
- Sự hợp tác nhất trí của cộng đồng thế giới
- Sự tăng trưởng kinh tế, sự biến đổi xã hội
- Môi trường được bảo vệ, 
- Giải trừ quân bị
- Quỹ phúc lợi trẻ em được ưu tiên.
3. Nhiệm vụ.
* Y tế
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến tử vong; kế hoạch hoà giá đình...
* Giáo dục
- Đảm bảo học hết Trung học cơ sở
- Chú ý giáo dục cho các em nữ...
* Xã hội 
- Quan tâm chăm sóc trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Đảm bảo bình đẳng nam nữ 
- Khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội
* Kinh tế
- Đảm bao tăng trưởng, phát triển đều đặn 
- Có giải pháp giải ngân cho các nước đang phát triển
Đòi hỏi các nước phải nỗ lực hợp tác hoạt động
=> Lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng
III. Tổng kết
* Nghệ thuật: phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
* Ý nghĩa của văn bản
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hàng động phải làm vì quyền sống , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
3. Củng cố 
	- Khái quát nội dung 2 tiết
	- Liên hệ nhiệm vụ HS cần làm để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc  ... dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
1. Kiến thức: 
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Nắm được chách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng: 
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ : 
- sử dụng cách dẫn trực tiếp, gián tiếp hợp lí
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
	- GV: sgk, sgv, thiết kế bài dạy poworopoint
	- HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Kiểm tra: Nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào là phù hợp?
	2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạy động của thầy và trò
nội dung
 * Hoạt động 1: .Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
GV: Chiếu đoạn trích HS đọc đoạn trích a.
GV: Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? 
HS: Lời nói của nhân vật 
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
HS: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
GV: Chiếu đoạn trích b: Hs đọc đoạn trích b.
GV: ở đoạn trích này, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: ý nghĩ
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng nhưng dấu gì?
HS: Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
GV: Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?
HS: có
GV: Nếu được hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
HS: Dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang
GV: Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
HS: Trả lời
GV: Chiếu kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp 
GV: chiếu đoạn trích HS đọc đoạn trích a.
GV: Trong đoạn trích, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ "khuyên" trong phần lời của người dẫn.
GV: Lần lượt chiếu câu hỏi
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
HS: không
HS: đọc đoạn trích b. 
GV: Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ "hiểu" trong lời của người dẫn ở phía trước. 
GV: Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó có được ngăn cách bằng dấu gì không?
HS: . Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn không có dấu gì ngăn cách 
GV: Có từ gì ngăn cách hai bộ phận đó?
HS: có từ "rằng"
GV: Có thể thay từ đó bằng từ gì?
HS: trong một số trường hợp, có thể thay bằng từ là
GV: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết thế nào là cách dẫn gián tiếp?
GV: chiếu: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
GV tổng kết -> ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ SGK- T. 54.
GV: Lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp, và lược bỏ các từ chỉ tình thái, thêm từ rằng hoặc từ là trước lời dẫn, không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng dẫn phải đúng ý.
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần khôi phục lại nguyên văn lời dẫn, sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
* Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Chiếu nội dung bài tập 1:
HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS đọc đoạn văn a, b
Tìm lời dẫn trong đoạn trích
GV: Đó là lời dẫn hay ý nghĩ được dẫn?
GV: Là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
GV: Chiếu nội dung bài tập 2
HS yêu cầu bài tập 2.
HS: Làm theo nhóm
viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến các ý a, b, c (T. 54- 55) trong đó có xử dụng : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
HS: Các nhóm trình bày đoạn văn
Nhóm khác nhận xét.
GV: Kết luận bảng phụ
GV: Chiếu bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS thuật lại lời Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp.
- GV nhận xét
- GV đưa kết quả ( bảng phụ) chiếu
I. Cách dẫn trực tiếp
* Ví dụ:
a. - Lời nói của anh thanh niên được dẫn
- Được tách ra khỏi phần đứng trước băng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
b. - ý nghĩ
- Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
=> Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
* Ví dụ
a. - Lời nói
b. - ý nghĩ
- Giữa hai bộ phận có từ "rằng"
- Có thể thay bằng từ "là"
=>Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
* Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 54)
a. Lời dẫn trực tiếp: (“A lão già tệ lắm...như thế này à?” đó là suy nghĩ của nhân vật gán cho con chó
b. Lời dẫn trực tiếp. ( “Cái vườn là...mọi thức còn rẻ cả” ý nghĩ của nhân vật
Bài tập 2. (T. 54)
a. Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “ Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
b. Lời dẫn gián tiếp: Trong “báo cáo Chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài tập 3 (T. 55)
Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo lời dẫn gián tiếp
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương nói (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu suống nước Vũ Nương sẽ trở về.
3. Củng cố:
- Thế nào là dẫn trực tiếp? Dẫn gián tiếp?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài. 
- Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp, và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt...
Soạn ........................... Tiết 21
Giảng9A:
	9C:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS 
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về tự sự đã học.
1. Kiến thức: 
- Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện.. )
- Nắm được yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thích môn văn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
HS: Ôn cách thức, mục đích tóm tắt văn bản tự sự
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9C
- Bài cũ: không kiểm tra
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường phải kể lại một câu chuyện nào đó hay một sự việc, một bộ phim nào đó cho ai đó ngheVậy làm thế nào kể một cách nhanh chóng và đầy đủ các chi tiết chínhđể có được các kĩ năng đó chúng ta đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay đó là bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
* GV: Hướng dẫn học sinh tự học:
GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
HS: Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính của văn bản tự sự
GV: Khi tóm tắt văn bản cần đảm bảo nội dung như thế nào?
HS: Trung thành với nội dung của văn bản
GV: Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta phải làm gì?
HS: Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề văn bản
 - Xác định nội dung chính cần tóm tắt
 - Sắp sếp nội dung chính theo một trật tự.
 - Viết bản tóm tắt
HS: đọc các tình huống ( SGK T. 58)
GV: Tình huống nào phải tóm tắt văn bản?
HS: Cả ba tình huống trên
GV: Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự
HS: Tóm tắt văn bản để giúp ngươì đọc người nghe nắm được nội dung chính của một câu chyện
GV: Hãy nêu một số tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
HS: Kể cho mẹ nghe thành tích của lớp. Kể lại một vụ tai nạn giao thông mà mình chứng kiến.
 Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về hiện tượng vi phạm nội quy của lớp
 - Chú bộ đội kể lại một trận đánh
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự sự
HS đọc phần 1
GV: Các sự việc chính được nêu đầy đủ chưa?
HS: Chưa đầy đủ
GV: Thiếu sự việc nào? Sự việc ấy có quan trọng không?
HS: Thiếu sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là cha mình -> Sự việc quan trọng
GV: Vì sao em cho đó là sự việc quan trọng cần nêu?
HS: Vì sự việc này mà Trương sinh hiểu được nỗi oan của vợ từ khi đứa con trỏ vào cái bóng chứ không phải khi Phan Lang về mới hiểu
GV: Từ các sự việc trên em hãy bổ sung cho hợp lí và viết đoan văn tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
HS: hoạt động độc lập tóm tắt khoảng 20 dòng trình bày trước lớp
GV: gọi HS trình bày trước lớp
GV: Nếu tóm tắt ngắn gọn hơn nữa em sẽ tóm tắt như thế nào?
HS tóm tắt
Xưa có chàng Trương, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan lang đã tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương trở về lúc ẩn lúc hiện giữa dòng
GV: Qua đó, em hiểu mục đích của tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
- Văn bản tóm tắt đó phải đạt yêu cầu gì?
HS: Tóm tắt tác phẩm tự sự cần ngắn gọn làm nổi bật sự việc và nhân vật chính
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS: Viết bài tóm tắt tác phẩm "Lão Hạc"
- HS trình bày
- Nhận xét.
- HS tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến. 
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản để giúp ngươì đọc người nghe nắm được nội dung chính của một câu chyện
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Thiếu sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là cha mình -> Sự việc quan trọng
2. Viết bản tóm tắt 
* Ghi nhớ (T.59)
III. Luyện tập
Bài 1 ( T. 59)
cần chú ý các sự việc sau:
- Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con chó.
- Con trai Lão Hạc không lấy được vợ bỏ đi cao su
- Lão đi làm thuê dành dụm tiền gửi ông giáo cả mảnh vườn cho con .
- Sau trận ốm lão không kiếm được việc làm, lão đành phải bán con chó vàng và từ đấy lão kiếm gì ăn nấy
- Lão xin Binh Tư ít bả chó
- Lão đột ngột qua đời không ai hiêủ vì sao
- Chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu
Bài tập 2 ( T. 59)
3. Củng cố:
- Mục đích tóm tắt văn bản tự sự?
- Cách thức tòm tắt văn bản tự sự?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng đọc và tóm tắt “ Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tóm tắt truyện " Chiếc lá cuối cùng"
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 3-4.doc