Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 (tiếp)

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 (tiếp)

Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giớihiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: SGK, SGV, bảng phụ, đề- đáp án kiểm tra 15 phút

 

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1794Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 11
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giớihiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ, đề- đáp án kiểm tra 15 phút
- HS: Soạn bài , tìm hiểu về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
	9C Tổng số 44 Vắng	Ngày dạy
2. Kiểm tra 15 phút: 
Phần I: trắc nghiệm khách quan( 3 điểm- mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 
Câu 1: Nội dung văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh " nói về vấn đề gì? 
	A. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và lối sống giản dị của Bác
	B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác
	C. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác
	D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và phong cách làm việc của Bác
Câu 2: G. Mac két là nhà văn nước nào?
 A. Mỹ
 B. Anh
C. Cô- lôm-bi-a
D. Pháp
Câu3. Trong hai sơ đồ về lập luận của văn bản" Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" dưới đây, sơ đồ nào là hợp lí?
Nguy cơ chiến tranh thế giới
Chiến tranh hạt nhân là phi lý
Chạy đua vũ trang làm mất khả năng sống tốt đẹp 
	C. Chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng sống tốt đẹp của con người
	D. Kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Câu 5: Thành ngữ "Nói hươu nói vượn" chỉ cách nói như thế nào?
	A. Nói khoác lác, không thật, không thực tế
	B. Nói dài dòng, rườm rà
	C. Nói thẳng thừng, bốp chát
	D. Nói không dứt khoát, lúc thế này, lúc thế khác
Câu 6: Trong bài văn thuyết minh, yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Đúng hay sai?
 A. Đúng
 B. Sai
phần II: trắc nghiệm tự luận( 7 điểm)
Câu 1: Giải thích thành ngữ "Nói như đấm vào tai"
	 Cách nói ấy vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 2: Đặt một tình huống giao tiếp, viết một đoạn đối thoại giữa người lớn với trẻ con, trong đó có sử dụng một trong các cụm từ : đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế
Đáp án biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm kết quả ( 3 điểm- mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
B
D
A
A
Phần II.Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm)
- Giải thích thành ngữ ( 2 điểm):
 Nói một cách cục cằn, thô lỗ, người nghe khó chấp nhận
- Xác dịnh phương châm hội thoại vi phạm ( 1 điểm) vi phậm phương châm lịch sự.
Câu 2. ( 4 điểm)
- Nêu được tình huống giao tiếp (2 điểm)
- Viết đoạn thoại có dùng một trong các cụm từ theo yêu cầu ( 2 điểm)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Dẫn lời dạy của Hồ Chí Minh
	"Trẻ em như búp trên cành
	Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"
-> Dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc: giọng mạnh, mẽ dứt khoát, rành mạch 
- GV đọc mẫu đoạn đầu văn bản
- HS đọc tiếp
 - Kiểm tra chú thích 2,4,5,6.
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Hãy nêu xuất sứ của bản tuyên bố . 
( Là tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về cuộc sống còn, quyền đuợc bảo vệ và phát triển của trẻ em họp ngày 30. 9. 1990 tại trụ sở Liên hợp quốc)
- Bản tuyên bố ra đời trong hoàn canh như thế nào?
(. Thế giới:
- Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, hợp tác quốc tế mở rộng
- Sự phân hoá giàu - nghèo; chiến tranh, bạo lực; tàn tật, bóc lột, thất học ở một sốp nước
(.Việt Nam
- Đất nước độc lập, Khoa học kỹ thuật trên đà phát triển sự quan tâm . Sự quan tâm toàn diện sâu sắc của Đảng và Chính phủ. Văn hoá truyền thống của Việt Nam là coi trọng người già và trẻ em.
- Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, di chứng chiến tranh còn để lại, áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm...)
- Văn bản được bố cục như thế nào?
 ( ba phần)
- Nội dung mỗi phần?
( Sự thách thức: thực trạng cuộc sống khốn khổ của nhiều trẻ em trên thế giới
Cơ hội: những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em
Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết mà từng quốc gia và cả thế giới cần làm vì sự sống còn, -hát triển của trẻ em.
HĐ3. Tìm hiểu về sợ thách thức đề cập trong văn bản.
- Bản tuyên bố đã nêu những lí do trẻ em có quyền sống, quyền phát triển như thế nào?
(. Trong trắng, dễ bị tổn thương, còn 
. Ham hiểu biết, ham hoạt động và nhiều ước mơ
. Sự phát triển và tương lai của trẻ phụ thuộc vào sự hoà hợp và tương trợ của xã hội, của giáo dục
- Bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn về cuộc sống của trẻ em như thế nào?
(. Phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được học và phát truyển
. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ)
- Em có suy nghĩ gì về cách nhìn của cộng đồng thé giới và trẻ em.
( Đầy thương yêu và trách nhiệm)
GV: Từ cách nhìn nhận ấy, cộng đồng quốc tế đã tổ chức hội nghị để cùng cam kết và ra lời kêu gọi đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp.
- Tuyên bố đã nêu những bất hạnh nào mà trẻ em thế giới đang phải chịu đựng?
- Theo em, nỗi bất hạnh nào lớn nhất đối với trẻ em?
( HS tự bộc lộ)
- Theo em những nỗi bất hạnh ấy có thể giải thoát không? giải thoát bằng cách nào?
( Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xoa đói giảm nghèo...) 
- Tại sao bản tuyên bố lại gọi thực trạng ấy là "Sự thách thức"?
( Đó là những thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng, có nguy cơ phát triển và không dễ giải quyết
-> vấn đề thách thức to lớn.)
- Văn bản cho rằng đó là những thách thức mà các nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng.
 Em hiểu thế nào là"Sự thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị "?
( Thách thức: những khó khăn trước mắt cần vượt qua.
Các nhà lãnh đạo chính trị: những ở cương vị lãnh đạo các quốc gia.)
- Từ đó, em hiểu tổ chức Liên hiệp quốc có thái độ như thế nào đối với những bất hạnh của trẻ em?
( Quyết tâm giúp các em vượt qua bất hạnh.)
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự thách thức
- Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc
- Nạn nhân của đói nghèo, mù chữ, môi trường
- Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
-> thảm hoạ cụ thể, nghiêm trọng và không dễ giải quyết
4. Củng cố
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới
- Liên hệ cuộc sống của trẻ em Việt Nam ( được hưởng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ)
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Tìm hỉu phần tiếp theo
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em.
Tiết 12
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm soc trẻ em
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm sống, lao động, học tập xứng đáng với sự quan tâm của gia đình, xã hội
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng phụ, tranh ảnh thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với trẻ em. 
- HS: Soạn bài , sưu tầm tranh ảnh ( như đã êu cầu).
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
	9C Tổng số 44 Vắng	Ngày dạy
2. Kiểm tra: Trình bày những thách thức - những bất hạnh mà trẻ em thế giới đang phải gánh chịu
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Khái quát nội dung tiết trước -> vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu phần cơ hội HS đọc phần " cơ hội"
- Phần cơ hội đề cập vấn đề gì?
( Điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể bảo vệ , chăm sóc trẻ em)
- Tuyên bố đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi nào? 
- Dựa vào cơ sở nào, tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện quyền trẻ em?
( Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện, sự hợp tác, đoàn kết quốc tế...)
- Theo em, Việt Nam có điều kiện thuận lợi nào để thực hiện quyền bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
(. Đất nước hoà bình
. Khoa học kỹ thuật đang phát triển
. Kinh tế tăng trưởng cao và đều đặn
. Sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của Đảng và Chính phủ
. Tư tưởng Hồ Chí Minh : coi trọng người già và trẻ em đang được phát huy)
- HS quan sát tranh ảnh: sự quan tâm của Đảng- Nhà nước với trẻ em
- Suy ngĩ của em khi xem những bức tranh đó?
GV: Công ước được Đại hội đồng liên hiệp quốc chính thức thông qua ngày 20. 11. 1990. Tính đến 2002 đã có 191 nước kí và phê chuẩn tham gia.
 việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu á và nước thứ hai trên thế giới và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ( 20. 2 1990)
HĐ3. Tìm hiểu phần nhiệm vụ
- HS đọc phấn nhiệm vụ
- Bản tuyên bố dựa trên cơ sở nào để xác định nhiệm vụ bảo vệ , chăm sóc trẻ em?9 Thực trạng trẻ em trên thế giới và cơ hội thực hiện việc bảo vệ chăm sóc trẻ em) 
- Bản tuyên bố nêu nhiệm vụ như thế nào?
( cụ thể từng lĩnh vực) 
- HS thao luận: cỉ ra những nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
- GV khái quát (bảng phụ) 
- HS liên hệ vứi Việt Nam.
HĐ4. Tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào vềtầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tại sao có thể nói: qua chủ chương chính sách, qua hành động cụ thể đối với trẻ em, chúng ta nhận ra trình độ văn minh của xã hội?
HĐ5. Hướng dẫn luyện tập chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em ở địa phương?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự thách thức
2. Cơ hội 
- Sự hợp tác nhất trí của cộng đồng thế giới
- Sự tăng trưởng kinh tế, sự biến đổi xã hội
- Môi trường được bảo vệ, 
- Giải trừ quân bị
- Quỹ phúc lợi trẻ em được ưu tiên.
3. Nhiệm vụ.
* Y tế
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến tử vong; kế hoạch hoà giá đình...
* Giáo dục
- Đảm bảo học hết Trung học cơ sở
- Chú ý giáo dục cho các em nữ...
* Xã hội 
- Quan tâm chăm sóc trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Đảm bảo bình đẳng nam- nữ 
- Khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội
* Kinh tế
- Đảm bao tăng trưởng, phát triển đều đặn 
- Có giải pháp giải ngân cho các nước đang phát triển
4. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- Trẻ em là tương lai của đất nước, của nhân loại
III. Luyện tập
4. Củng cố
- Khái quát nội dung 2 tiết
- Liên hệ nhiệm vụ HS cần làm để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng- Nhà nước
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: các phương châm hội thoại ( tiếp)
Tiết 13
Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giã các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có thể không tuân thủ .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng phụ, 
- HS: Soạn bài 
III. Các hoạt động dạy h ... h?
- Theo em, Trương Sinh đã có những sai lần nào?
- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai lầm ấy?
(- Đa nghi một cách cố chấp
 - Coi thường phụ nữ)
- Cái cách Trương Sinh gây đau khổ cho Vũ Nương là gì?
( Tàn nhẫn, la om, mắng nhiếc, đánh đuổi)
=> ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến
HĐ3. Tìm hiểu các yếu tố kì ảo
- Cách kể truyện có gì khác?
( Yếu tố kì ảo)
- Chỉ ra các yếu tố kì ảo trong trong truyện.
( HS kể) 
Bảng phụ
- Sử dụng các yếu tố kì ảo có tác dụng gì trong các tác dụng sau: 
A. Tạo màu sắc truyền kì cho câu chuyện.
B. tạo không khí cổ tích dân gian
C. Thiêng liêng hoá sự trở về của Vũ Nương 
D. Cả A, B, C
- Theo em, chi phí nào lí thú nhất? Vì sao?
( Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa... lúc ẩn lúc hiện)
GV: Trong sự trở về, nhân vật Vũ Nương được miêu tả chủ yếu qua các lời nói của nàng.
- Qua những lời nói ấy, phẩm chất đáng quí nào của Vũ Nương được bộc lộ?
( Độ lượng, thuỷ chung, ân nghĩa, tha thiết với cuộc sống gia đình...)
- Vậy, những yếu tố kì áôc ý nghĩa gì?
- Đọc " truyện người con gái Nam Xương, em hiểu được những điều sâu sắc nào về hiện thực cuộc sống và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
- Truyện có những đặc sắc như thế nào?
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
HĐ4. Luyện tập
HS kể lại "Chuyện người con gái Nam Xương" theo những cách riêng
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương
- Cảnh 3. Vừa tiễn chồng, lòng đã thổn thức
- nỗi buồn cứ dài theo năm tháng 
-> thuỷ chung -> yêu chồng thiết tha.
- Tận tình chăm sóc thuốc thang cho mẹ
- Lúc nào cũng dịu dàng, ân cần.
-> dâu thảo
Cảnh 4.
- Dùng lời nói chân thành.
- Phân trần, cầu xin
- Đau đớn , thất vọng
Nỗi đau cùng cực , tuyệt vọng 
- Tự vẫn
=> Trong sạch, ngay thẳng, cao thượng
2. Nhân vật Trơpng Sinh
- Tin lời con trẻ
- Đa nghi, cố chấp
- Không nghe vợ giãy bày
- Thái độ tàn nhẫn
3. Yếu tố kì ảo
- Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương
- tạo kết thúc có hậu.
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
4. Củng cố
- Số phận nhân vật Vũ Nương gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào trong chèo cổ Viết Nam?
- Theo em, có cách nào để giải thoát cho những số phận bất hạnh ấy hay phải cần đến sức mạnh siêu nhiên, thần bí?
( Xoá bỏ chế độ áp bức bất công, tạo một xã hội công bằng, tôn trọng phụ nữ)
=> GV liên hệ thực tế cuộc sống của người phụ nữ hiện nay
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Xưng hô hội thoại.
Tiết 18.
Xưng hô hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hiểu được sự phông phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
II.Chuẩn bị của GVvà HS.
- GV: Soạn bài
- HS: Soạn bài
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
	9C Tổng số 44 vắng 	Dạy 
2.Kiểm tra : Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ1. Tìm hiẻu hệ thống từ ngữ xưng hô
và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Hãy nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
( Ông, bà, cậu, mợ, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em...)
- Cho biết cách dùng những từ đó?
Ngôn ngữ 1: Tôi, tao, chúg tôi...
Ngôn ngữ 2: Mày, mi, các anh...
Ngôn ngữ3: Nó, hắn, chúng nó, họ...
* Suồng sã: mày- tao 
* Thân mật: tớ- cậu; anh- chị
* Trang trọng: Quý ông, quý bà.
GV: So sánh với từ ngữ xưng hô nước ngoài
- HS đọc đoạn trích:
- Tìm từ ngữ xưng 
Phân tích Sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích
- Giải thích sự thay đổi đó.
- Cần xưng hô như thế nào là hợp lý?
=> Ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập.
HS đọc tìh huống
- Lời mời có sự nhầm lẫn như thế nào?
- Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
HS thảo luận câu hòi
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc truyện
- Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ người nói trong truyện
HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.
 I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
1. Một số từ ngữ xưng hô
2. Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.
Đoạn a. 
- Dế Choắt nói với Dế Mèn:
Em - anh
-> Xưng hô bất bình đẳng
Đoạn b. 
- Dế Choắt nói với Dế Mèn:
Tôi - anh
-> Xưng hô bình đẳng
* Ghi nhứ ( SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1. (T.39)
- Nhầm chúng tôi với chúng ta.
Vì thói quen dùng tiếng mẹ đẻ
(We: chúng tôi, chúng ta)
Bài tập 2. (T.40)
- Trong các văn bản khoa học. nhều khi tác giả là một người nhưng vẫn xưng "chúng tôi" chứ không xưng "tôi" vì để tăng tính khách quan cho luận điểm khoa học; thể hiện sự khiêm tốn...
Bài tập 4 (T. 40)
Học trò cũ không thay đổi cách xưng hô với thầy dù lúc này địa vị đã thay đổi.
-> Tình thần tôn sư trọng đạo
Bài tập 5 (T.40)
-Trước cách mạng tháng tám: Người đứng đầu nhà nước (Vua) xưng hô trẫm- các khanh
- Nay: bác sưng tôi và gọi đồng bào.
=> Cảm giác thân thiết gần gũi.
 4. Củng cố:
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
- Cách sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với tinh huống giao tiếp.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài: làm bài tạp 3, bài tập 6.
- Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp,
 Ngày dạy: 4/ 7/ 2007
Tiết 19
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật
- Nắm được cách dẫn: lời nói, ý nghĩ.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Soạn bài, bảng phụ.
- HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
2. bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
 HĐ1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
HS: Đọc đoạn trích a.
GV: Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? 
HS: Lời nói của nhân vật 
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
HS: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
HS: Đọc đoạn trích b.
GV: ở đoạn trích này, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: ý nghĩ
GV Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng nhưng dấu gì?
GV: Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?
HS: có
GV: Nếu được hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
HS: Dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang
GV: Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
HS: Trả lời
HĐ2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp 
HS: Đọc đoạn trích a.
GV: Trong đoạn trích, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
HS: Đọc đoạn trích b. 
GV: Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
GV: Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó có được ngăn cách bằng dấu gì không?
- Có từ gì ngăn cách hai bộ phận đó?
- Có thể thay từ đó bằng từ gì?
=> GV tổng kết -> ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ SGK- T. 54.
HĐ3. Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
 - Đọc đoạn văn a, b
GV: Tìm lời dẫn trong đoạn trích
GV: Đó là lời dẫn hay ý nghĩ được dẫn?
 - Là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2.
HS: Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến các ý a, b, c (T. 54- 55) trong đó có xử dụng : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
HS trình bày đoạn văn
GV: Nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 3
HS: Thuật lại lời Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp.
GV: Nhận xét -> đưa kết quả ( bảng phụ)
I. Cách dẫn trực tiếp
* Ví dụ:
a. - Lời nói
-
- Được tách ra khỏi phần đứng trước băng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
B. - ý nghĩ
- Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
=> Dẫn trực tiếp
II. Cách dẫn gián tiếp
* Ví dụ
a. - Lời nói
b. - ý nghĩ
- Giữa hai bộ phận có từ "rằng"
- Có thể thay bằng từ "là"
* Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 54)
a. ý nghĩ được dẫn
-> dẫn trực tiếp
b. ý nghĩ được dẫn
"Cái vườn... Con rẻ củ"
-> dẫn trực tiếp
Bài tập 2. (T. 54)
Bài tập 3 (T. 55)
Hôm sau, Linh Phi...
Vũ Nương nhân đó cũng đựu một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với tràng Trương còn nhớ chút tình xưa cũ thì xẽ trở về.
3 . Củng cố:
- Thế nào là dẫn trực tiếp? Dẫn gián tiếp?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài. 
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
Tiết 20
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục đích cần đạt
Giúp HS 
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng tòm tắt văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị của GV - HS
- GV: soạn bài
- HS: Ôn cách thức, mục đích tóm tắt văn bản tự sự
III. Các hoạt độngdạy học
1. Tổ chức:
	9C Tổng Vắng	Dạy
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tìm hiểu sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- ( dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính của văn bản tự sự)
- Khi tóm tắt văn bản cần đảm bảo nội dung như thế nào?
( Trung thành với nội dung của văn bản)
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta phải làm gì?
( - Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề văn bản
 - Xác định nội dung chính cần tóm tắt
 - Sắp sếp nội dung chính theo một trật tự.
 - Viết bản tóm tắt)HS đọc các tình huống ( SGK T. 58)
- Tình huống nào phải tóm tắt văn bản?
( Cả ba tình huống trên)
- Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự
- Hãy nêu một số tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
( - Kể cho mẹ nghe thành tích cỷa lớp trong văn học.
 - Kể lại một vụ tai nạn giao thông mà mình chứng kiến.
 - ...........................................................)
HĐ2. Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự
sự
- HS đọc phần 1
- Các sự việc chính được nêu đầy đủ chưa?
( Chưa)
- Thiếu sự việc nào? Sự việc ấy có quan trọng không?
- Tại sao em cho đó là sự việc quan trọng cần nêu?
( Trương sinh hiểu được nỗi oan của vợ từ khi đứa con trỏ vào cái bóng chứ không phải khi Phan Lang về mới hiểu)
- HS viết văn bản tóm tắt "chuyện người con gái Nam Xương " (20 dòng)
- HS trình bày 
- nhận xét
-Nêu tóm tắt ngắn gọn hơn nữa em sẽ tóm tắt như thế nào?
( HS tóm tắt)
- Qua đó, em hiểu mục đích của tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
- Văn bản tóm tắt đó phải đạt yêu cầu gì?
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập
- Viết bài tóm tắt tác phẩm "Lão Hạc"
- HS trình bày
- Nhận xét.
- HS tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến. 
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
_ Giúp HS đọc, người nghe nắm nội dung chính của truyện một cách nhanh nhất 
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
1.
Thiếu sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là cha mình -> Sự việc quan trọng
2. Viêt bản tóm tắt 
* Ghi nhớ (T.59)
III. Luyện tập
Bài 1 ( T. 59)
Bài tập 2 ( T. 59)
4. Củng cố:
- Mục đích tóm tắt văn bản tự sự?
- Cách thức tòm tắt văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài 
- Tóm tắt truyện " Chiếc lá cuối cùng"
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docv9 tuan 3- 4.doc