Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 30

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 30

Mục tiêu :

Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm, về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gấm trong truyện.

II.kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2.Kĩ năng:

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T30 TIẾT:136 – 140
NS:18/03 ND:21 – 26/2011
TIẾT: 136 -137	
BẾN QUÊ 
(tự học có hướng dẫn)
I.Mục tiêu :
Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm, về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gấm trong truyện.
II.kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng,trong truyện.
III.Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy đọc lại đoạn thơ em bé tưởng tượng ra việc mây rũ em đi chơi ?
 -Hãy đọc lại đoạn thơ em bé tưởng tượng ra việc sóng rũ em đi chơi ?
 -Hãy nêu nội dung của bài thơ. ?
-Giới thiệu bài: Hai tiết đọc thêm giúp ta hiểu về tính triết lí mà tác giả muốn người đọc cùng chia sẽ với mình.
Hoạt động 02: Đọc – hiểu văn bản:
-H.Tìm hiểu tác giả và tác phẩm?
H.Tìm hiểu bố cục của văn bản?
H.Tìm hiểu chủ đề của văn bản?
GV sơ kết tiết 136, hỏi lại các kiến thức đã giảng, bình chuyển sang tiết 137.
Hoạt động 03 phân tích:
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
GV gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
-Goị bốn nhóm đọc hết văn bản
-Đại diện các nhóm tóm tắt văn bản
-Tìm hiểu tình huống truyện ? (căn bệnh hiểm nghèo khiến nhân vật Nhĩ hầu như tê liệt toàn thân, anh đã từng đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới, thế mà ớ cuối đời căn bệnh quái ác đã buộc chặt anh vào giường bệnh)
H:Cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của Nhĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả
H:Hoàn cảnh của Nhĩ hiện nay như thế nào?
H:Nhĩ nhận ra được điều gì?
H:Từ những điều cảm nhận được, Nhĩ đã có thái độ ra sao? 
H, Những suy nghĩ và chiêm nghiệm của Nhĩ?
H.Anh có khao khát điều gì?
H.Hãy nêu và phân tích những thành tựu về nghệ thuật của truyện?
-
Hoạt động 04 Ý nghĩa văn bản:
Qua phần đọc và tìm hiểu văn bản ở trên, các em hãy tổng kết về nội dung và nghệ thuật của truyện?
- Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Toím tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả then nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Tìm hiểu những tư liệu về các cô gái nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ chống Mỹ để học văn bản “Những ngôi sao xa xôi”trong tuần sau
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Nêu những hiểu biết về tác giả và tác phẩm
-Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên.
-Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên.
-Các nhóm đọc văn bản
-Cần đọc với giọng trầm tư , suy ngẫm, thể hiện được những cảm xúc thật tinh tế của nhân vật.
-Tóm tắt văn bản
-Thảo luận yêu cầu của GV
-Thống nhất ý kiến, chốt
-Tìm hiểu, phát hiện những chi tiết nói về hoàn cảnh của Nhĩ
-Nêu những suy tư, cảm nhận của Nhĩ
-Phân tích những nỗi khao khát của Nhĩ 
-Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của truyện
-Thảo luận tổng kết bài
-Lắng nghe và thưc hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Tìm hiểu chung:
I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
 1/Tác giả
 -Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội thời kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn
 -Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 -Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 2/Tác phẩm:
 -Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của tác giả, xuất bản năm 1985
 3/ Bố cục : Văn bản xoay quanh các ý sau:
 +Phần 1: Từ đầu đến “bậc gỗ mòn lõm”: cuộc trò chuyện giữa Nhĩ với Liên..
 +Phần 2:Tiếp theo đến nước đỏ:
Nhĩ nhờ con trai sang sông, lại nhờ bọn trẻ hàng xóm giúp anh ngồi tựa sát cửa sổ để ngắm cnh3 và suy tư.
 +Phần 3: Phần còn lại :Cụ giáo Khuyên rẻ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
4.Chủ đề:
Văn bản thể hiện ý nghiũa triết lý sâu sắc : cần phải trân trọng những giá trị bình thường, gần giũ nhất.
Phân tích:
1.Nội dung:
 a.Tóm tắt truyện ngắn
 b.Phân tích chi tiết
 - Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
 -Cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ
 -Hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt mà lại đậm sắc hơn. Con sông Hồng đỏ nhạt mặt sông như rộng thêm, vòm trời cao cả vùng phù sa của bãi bồi bên kia sông Hồng
->Miêu tả tinh tế theo tầm nhìn từ gần đến xa bằng cảm xúc của Nhĩ
 Cảnh vật thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp riêng
 2/Những suy ngẫm của Nhĩ về gia đình:
 -Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay để thằng Tuấn cầm khăn lau cho anh
 -Đêm qua em có nghe thấy gì không?
 -Bây giờ là ngày mấy rồi?
->Hoàn cảnh:bệnh tật kéo dài, nhận ra bằng trực giác: thời gian của đời mình không còn bao lâu nữa
 -Lần đầu tiên thấy Liên mặc áo vá
 -Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve
->Nhận ra tất cả tình thương, sự tần tảo, đức hi sinh âm thầm của vợ. Thật sự thấu hiểu bằng tất cả lòng biết ơn sâu sắc đối với người vợ
 - Những chiêm nghiệm của Nhĩ về con người và cuộ đời:
 Cả một vùng phù sa bãi bồi bên kia sông Hồng  màu sắc thân thuộc như da thịt.
 -Đây là chân trời rất gần mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến.
 -Con qua bên kia sông hộ bố
->Niềm khao khát vô vọng. Điều ước muốn là sự thức tỉnh về những giá trị bình thường sâu xa bị lãng quên
 -Anh đang cố thu người  ra hiệu cho một người nào đó.
->Nôn nóng thúc giục con – Muốn thức tỉnh mọi người
2.Nghệ thuật:
- Lựa chọn người kể ở ngôi thứ ba.
- Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: hình ảnh bải bồi bên song; những bong hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bở song bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động và cử chỉ cảu Nhĩ ở cuối truyện.
Ý nghĩa vănbản:
1.Nội dung:
- Cuộc sống, số phận cảu con người
Chứa đầy những điều bất thường, nghích lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta.
- Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cảu cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị cảu quê hương.
2.Nghệ thuật:
-Các hình ảnh thường mang hai lớp nghĩa
-Sự miêu tả tâm lí tinh tế
-Trần thuật theo dòng tâm trạng
- Hướng dẫn tự học:
-HS đọc lại phần ghi nhớ
-Qua truyện ngắn em có suy nghĩ gì hoặc rút ra điều gì cho bản thân mình?
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị: “Những ngôi sao xa xôi”
TIẾT : 138 - 139
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 9
I.Mục tiêu:
- Nắm vững nhữg kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.
II.kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III.Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Bài “Bến Quê”
 -Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?
 -Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ vói vẻ rất khác thường .Hãy giải thích ý nghĩa các chi tiết ấy?
-Giới thiệu bài: Hai tiết ôn tập giúp chúng ta củng cố lại kiến thức về tiếng Việt
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức:
- Nhắc lại được khái niệm thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập ở trong câu.
- Liệt kê được các thành phần biệt lập, nhớ định nghĩa và những dấu hiệu nhận biết.nhận biết và sử dụng được những thành phần ấy trong những văn cảnh cụ thể.
- Nhằc lại được khái niệm phép liên kết, nhận biết được những phép liên kết đã học.
- Nhắc lại được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý, nhận biết và giải đáp được hàm ý ở trong câu, cách sử dụng hàm ý sao cho hợp lí và hiệu quả.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Gọi HS thực hành bài tập 1 mục I SGK -Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
-Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích là thành phần gì của câu
Ghi kết quả phân tích vào mẫu
-Hướng dẫn thực hành bài tập 02
-Liên kết câu và liên kết đoạn văn
H.Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?
-Ghi kết quả phân tích ở bài tâp 01 vào bảng kết quả theo mẫu?
-Trở lại với văn bản “Bến Quê” các em đã viết ở trên, hãy phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức của nó?
Nghĩa tường minh và hàm ý
-Thực hành bài tập 1 và 2 theo yêu cầu SGK
- Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học:
- Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
- Soạn trươc bài “ Luyện nó”
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
- Ôn tập
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Tìm hiểu các phần a,b,c,d
-Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết
-Các nhóm trao đổi và thực hành bài tập 2
-Báo cáo trước lớp
-GV chốt
-Thảo luận
-Đại diện nhóm báo cáo
-Các em khác ghi kết quả phân tích vào bảng kết quà theo mẫu ở bài tập 02.
-HS phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức
-Thảo luận và thực hành bài tập 1 và 2 trong phiếu bài tập
Lắng nghe và thục hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Tiến hành ôn tập
I/On tập về khởi ngữ và thành phần biệt lập:
 -Bài tập 1:
KN
TT
CT
GĐ
PC
“Xây cái lăng ấy”
“Dường như”
“Vất vả quá”
“thưa ông
‘
“Những người con gái nhìn ta như vậy”
 -Bài tập 2 (mục 1 SGK)
 HS tự viếtđoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu có sử dụng các thành phần khởi ngữ và tình thái.
Gợi dẫn: “Bến Quê” là một câu chuyện về cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta: với những nghịch lí không dễgì hòa giải: Hình như (TPTT) trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ.Cái chân lí giản dị ấy (TPKN), tiếc thay (TPCT) Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
II.Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn:
Bảng tổng kết về phép liên kết đã học (Bài tập 2)
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
“Cô bé”
“Bây giờnữa
“Nó”
“Cô bé”
“Nhưng”, “Nhưng rồi:,”
“Và”
Bài tập 3:
HS nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu em viết về truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Mnh Châu
III..Nghĩa tường minh và hàm ý:
Bài tập 1:
 Qua câu in đậm ta có thể hiểu : Địa ngụà chỗ của các ông
Bài tập 2:
 a.Từ câu in đậm có thể hiểu:
 “Đội bóng chuyền chơi không hay”
“Tôi không muốn bình luận về việc này”
Người nói cố ý vi phạm phương châm hội thoại quan hệ.
 b.Hàm ý câu in đậm là: “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn “
 Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Hoạt động 3 -Củng cố và dặn dò:
-Phát vấn lại khái niệm về các nội dung đã ôn tập ở trên?
-HS cho ví dụ minh họa về các khái niệm đó
-Nhận xét chung về hai tiết luyện tập
-Dặn dò soạn bài sau: “Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
TIẾT: 140
LUYỆN NÓI:NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I.Mục tiêu :
 Nắm vửng hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II.kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2.Kĩ năng
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận đánh giá của mình về một sđoạn thơ, bài thơ.
III.Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại kiến thức bài “On tập tiếng Việt”
-Giới thiệu bài: Tiết luyện tập này giúp chúng ta thực hành nói vững vàng hơn về nghị luận về bài thơ và đoạn thơ.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
H.Nêu yêu cầu, ý nghĩa của tiết luyện nói
-GV viết đề bài
H.Cho biết kiểu bài, vấn đề cần nghị luận, cách nghị luận?
H.Hãy tìm ý cho đề trên?
-Sau khi cho HS thực hiện bước chuẩn bị, GV gọi một số em trình bày rồi nhận xét bổ sung, đánh giá, sau đó sẽ bổ khuyết những tồn tại trong cách thể hiện, trình bày của HS
-Hoạt động 3 Hướng dẫn tự học:
- Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương phần tập làm văn.
 + Các đề tài đăng kí đã thực hiện đến đâu?
 +Nhóm và ban biên tập đã thực hiện công việc biên tập ra sao?
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
Thực hiện theo yêu cầu caủa giáo viên
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Thảo luận, nêu ý kiến
-Mổi nhóm nhận xét, tìm ý cho đề văn và thiết lập bố cục cho bài nói
-Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
-Các em còn lại tổ chức góp ý
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
 - Khởi động
- Củng cố kiến thức:
 + Nhắc lại được những kiến thức đã học về nghị luận về thơ.
 +Những yêu cầu về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 +Các bước làm bái nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ rang, viết bài, sửa bài.
- Tiến hành luyện tập
I.Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói:
 Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, chú ý các thao tác trình bày một vấn đề trực tiếp trước đám đông.
II. Nêu các vấn để cho HS suy ngbhĩ để tiến hành luyện nói:
-Cho đế bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
1.Tìm hiểu đề:
 a.Kiểu bài: Nghị luận về một bàithơ
 b.Vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu
 c.Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với một bài thơ.
2. Tìm ý:
 a.Tình yêu quê hương nói chung ở các bài thơ.
 b. Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “Bếp lữa” của Bằng Việt.
III. Hướng dẫn nói:
 1.Dẫn vào bài: Bám sát vào đề để dẫn dắt một cách sinh động
 2.Nội dung trình bày:
 -Hình ảnh “Bếp lửa” :“Một bếp lửanắng mưa”, chú ý khai thác các từ
“chờn vờn”, “ấp iu”
 -Sức sống của kỉ niệm thời thơ ấu “Lên bốn tuổicòn cay”
 -Tiếp theo là những kỉ niệm xung quanh hình ảnh “Bếp lửa” “Tám nămđồng xa”, “Tu hú ơi!.đồng xa?”
 - Hình ảnh bếp lửa gắn với những biến cố lớn của đất nước
“Rồi sớm chiều.dai dẳng”
 -Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương.
- Hướng dẫn tự học:
-Nhận xét tiết luyện nói của HS
-Tuyên dương HS thực hành tốt
-Dặn dò soạn bài sau :Chuẩn bị cho tiết trả bài TLV.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 14/03/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN 30 chuan.doc