Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 31 - Tiết 117: Ca Huế trên Sông Hương

Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 31 - Tiết 117: Ca Huế trên Sông Hương

1.Mức độ cần đạt:

-Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế.Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bào tồn , phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này

-Tích hợp giáo dục HS bảo vệ môi trường sông nước.

2.Kiến thức trọng tâm:

-Khái niệm thể loại bút ký .

-Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế .

-Vẻ đẹp của con người xứ Huế .

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2048Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 31 - Tiết 117: Ca Huế trên Sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 117:Từ ngày 4/4->9/4/2011
Ngày soạn:1/4 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Ngày dạy: 4/4 Theo Hà Ánh Minh 
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Mức độ cần đạt:
-Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế.Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bào tồn , phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này 
-Tích hợp giáo dục HS bảo vệ môi trường sông nước.
2.Kiến thức trọng tâm:
-Khái niệm thể loại bút ký .
-Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế .
-Vẻ đẹp của con người xứ Huế .
3.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc .
-Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh) .
-Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh .
4.Thái độ:Tích cực góp phần bào tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn giáo án+ ĐDDH.
2.Học sinh: Học và chuẩn bị bài .
III.Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
Câu 1:Đặc điểm của văn bản đề nghị?
Câu 2:Cách thức làm văn bản đề nghị?
* Đáp án: 
Câu 1:Văn bản đề nghị được tạo lập gửi lên các cấp có thẩm quyền để nêu ý kiến cá nhân hoặc tập thể về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể đó. (10 đ)
Câu 2:
-Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn 
-Nội dung trình bày không nên máy móc nhưng phải đù các mục sau: người đề nghị, người được đề nghị (hoặc cấp được đề nghị) và nội dung đề nghị. (10 đ)
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:Huế nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo,đa dạng và phong phú.Ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy.
* Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài ghi
HĐ1:Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Mục tiêu:HS nắm được tác giả - tác phẩm
HS đọc chú thích
?Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả nào? Đăng trên báo nào? Giới thiệu thể loại của văn bản?
-Bút kí: ghi chép người thật, việc thật – ở đây là ghi lại một sinh hoạt văn hoá-Ca Huế trên sông Hương-qua đó mà giới thiệu vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu ca Huế.
-Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Bắc giáp Quảng Trị.
-Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn hơn trăm năm (1802 – 1945).
-Về danh lam thắng cảnh: Thiên nhiên có sông Hương, núi Ngự, có nhiều di tích lịch sử: thành nội, lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, đền đài, chùa chiền, trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng.
-Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá – tinh thần: Nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế như mè xửng, kẹo cau có nón bài thơ, có nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.
-Nhắc đến Huế người ta thường nhắc đến sông Hương núi Ngự, đến chùa Thiên Mụ, đến Phú Văn Lâu và các điệu hò, ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn của con người xứ Huế.
HĐ2:Hướng dẫn đọc-tìm hiểu chú thích và tìm hiểu nội dung.
Mục tiêu:HS nắm được cách đọc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Hướng dẫn đọc: rõ ràng, giàu cảm xúc.
-Đọc văn bản -đọc chú thích nên chuyển thành câu hỏi tìm hiểu bài.
?Văn bản này chia làm mấy phần nêu nội dung từng phần 
-Đoạn1:Từ đầu đến lí hoài nam.Þ Giới thiệu sơ lược về một số làn điệu dân ca Huế.
-Đoạn 2: Phần còn lại Þ Tả một đêm trăng nghe đàn ca bên sông Hương và tiếp tục giới thiệu về các làn điệu dân ca, các bản đàn, nghệ thuật biểu diễn và thưởng thức.
?Hãy quan sát mỗi đoạn để xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi đọan?
GV: Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: 
-Phần 1:dùng phương thức nghị luận chứng minh, 
-Phần 2:kết hợp miêu tả với biểu cảm.
+ Theo dõi đoạn Đêm thành phố  hồn người
* Thảo luận nhóm bàn
?Khung cảnh và sân khấu của buổi ca Huế hiện lên độc đáo như thế nào về thời gian, không gian, 
-Thời gian:Đêm.Khi thành phố lên đèn như sao sa.Trăng lên đến khi tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh.
-Không gian:Trăng lên.Gió mơn man dìu dịumàn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi một màu trắng đục..trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng.
?Theo em có nét gì đặc sắc trong cách thưởng thức ca Huế ?Cách nghe ca Huế trong bài có gì độc đáo (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình)?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 
-Đờn ca trên sông, dưới trăng.Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng.
-Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn, các nhạc cụ, các ca thi cất lời àNgười diễn xướng và người thưởng thức đồng hiện, gắn bó với nhau,cận kề bên nhau thân mật như người nhà.Đến thưởng thức ca Huế là lúc mọi vướng bận, bộn bề công việc trong ngày đã hết là lúc tâm hồn con người thảnh thơi.
GV:Thuyền tuy nhỏ nhưng đủ không gian của một sân khấu ca nhạc. Điều khác sân khấu trong rạp là khán giả và người biểu diễn cận kề bên nhau thân mật như người nhà->Cách thưởng thức ca Huế như vậy đúng là một nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc khác hẳn nghe trong rạp hay trong băng đĩa trong gia đình.Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa sang trọng ,ca Huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức.
+Gọi hs đọc phần thứ nhất 
?Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
-Xứ Huế nổi tiếng với làn điệu dân ca.
?Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?-Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của đất nước ta 
?Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế ?
+Các điệu hò:Đánh cá,cấy trồng, đưa linh,chèo cạn,bài thai,giã gạo,bài chòi,bài tiệm,nàng vung, hò lơ, hò ô,hò xay lúa,hò nện.
+Các điệu lí:Con sáo,hoài xuân, hoài nam.
+Các điệu nam: Nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân khúc, 
?Em hãy tìm trong bài một số làn điệu ca Huế với đặc điểm nổi bật? 
-Chèo cạn, bài thai, đưa linh ® buồn bã.
-Hò giã gạo, giã vôi, ru em, giã điệp ® náo nức nồng hậu tình người.
-Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện ® Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha.
-Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân ® buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
-Tứ đại cảnh ® Không vui, không buồn.
?Qua đó,em thấy được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
-Phong phú về làn điệu,sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm, mang đậm nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế .
?Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong phần này?
-Ngôn ngữ: dùng biện pháp liệt kê, kết hợp với lời giải thích bình luận
?Bên cạnh cái nôi dân ca Huế miền Trung,em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?Nếu có,em hãy hát một bài dân ca mà em thích?
-Dân ca quan họ Bắc Ninh ,dân ca đồng bằng Bắc Bộ,dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên 
+Gọi hs đọc thầm đoạn Ca Huế  quyến rũ 
?Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế?Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình ?Em hiểu là nhạc dân gian và nhạc cung đình?Qua đó, em nhận xét gì về ca Huế?
Nhạc dân gian
Nhạc cung đình
 Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí ., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi ,lạc quan, tươi vui.
Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng.
?Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế ?
-Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã. Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi.
?Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi?Tóm lại qua văn bản,qua hình ảnh quan sát được em có nhận xét gì về ca Huế.
*Chuyển ý - Con người xứ Huế
?Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ?
?Cách thức biểu diễn của ca Huế có gì đặc biệt (dàn nhạc, nhạc công)?
-Dàn nhạc:gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
-Nhạc công:rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng..
-Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
-Tiếng đàn lúc khoan,lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
?Qua cách biểu diễn, em thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?Lời ca mà các ca thi cất lên được tác giả cảm nhận và ghi chép lại như thế nào?
-Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ tác giả sử dụng trong những đoạn văn ghi lại cách biểu diễn ca Huế trong bài?
-Liệt kê một loạt dẫn chứng về sự phong phú đa dạng của nhạc cụ trong buổi biểu diễn, cách biểu diễn nhạc khúc của nhạc công, kết hợp bình luận 
?Tác giả nhận xét, bình luận những điều nghe thấy, chứng kiến:Nghe Ca Huế là một thú vui tao nhã.Vì sao vậy?
-Đặc điểm nổi bật của ca Huế:Thanh cao,lịch sự,nhã nhặn, sang trọng,duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ người biểu diễn cho đến người thưởng thức,từ ca công đến nhạc công
?Tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận được sự huyền diệu nào của ca Huế qua câu văn cuối cùng của văn bản?
-Ca Huế mãi quyến rũ, làm giàu tâm hồn con người bởi sự tinh tế, thanh lịch, đậm tính dân tộc.
?Qua ca Huế, em hiểu gì về tâm hồn con người nơi đây?
HĐ 3:Hướng dẫn tổng kết
Mục tiêu:HS khái quát nội dung và nghệ thuật
?Sau khi học văn bản này, em hiểu thêm gì về cố đô Huế?
-Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình.Qua âm nhạc con người Huế càng thêm thanh lịch.Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở nên thanh lịch, tài tình hơn.
?Tác giả đã viết:Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu và điều đó gợi tình cảm nào trong em?
-Yêu quý và tự hào về vẻ đẹp của đất nước,dân tộc ta.Mong được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
*GV liên hệ Giáo dục môi trường
 Ở Huế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, một trong những cảnh đẹp đó là sông Hương. Sông Hương đẹp và nổi tiếng không chỉ là rộng lớn, nước trong xanh, cảnh thơ mộng mà nó còn nổi tiếng bởi một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo trên môi trường sông nước về đêm.
GD hs nhận thức giá trị tinh thần của bản sắc văn hoá dân tộc từ đó biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá đó.
HĐ 4:Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu:HS làm được bài tập
?Kể tên một số làn điệu dân ca mà em biết?
Có thể diễn xướng ( HS thảo luận)
-Về Đồng Nai.
-Lí con sáo, lí ngựa ô, lí mười thương....
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:Hà Ánh Minh-Báo Người Hà Nội
2.Tác phẩm:
-Bút kí:thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu,nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
-Ca Huế là một trong những di sản văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế.
II.Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc: ... bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau? 
-Cấu tạo:cùng làm CN của câu
-Ý nghĩa:cùng nói về những vật xa hoa bày biện quanh quan lớn
?Tác dụng của liệt kê?
-Tác dụng:liệt kê làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu lam lũ ngoài mưa gió.
?Hiểu thế nào là liệt kê? Tác dụng củaliệt kê?Cho ví dụ?
 VD: "Bắc Cạn có suối đãi vàng
 Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh."...
?Xét về cấu tạo, phép liệt kê trong VD a, b có gì khác nhau?
a.tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải..:Liệt kê không theo từng cặp.
b.tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải: Liệt kê theo từng cặp thường có quan hệ đi đôi trong nhận thức 
?Dấu hiệu nhận biết của kiểu liệt kê này là gì?
-Dấu hiệu liệt kê: quan hệ từ : và. 
?Xét về ý nghĩa, liệt kê trong VD a,b có gì khác nhau?Thử đảo vị trí các bộ phận trong liệt kê để thấy rõ.
a.Tre, nứa, trúc, mai, vầu:Các từ liệt kê có thể thay đổi thứ tự được ->Liệt kê không tăng tiến.
b.hình thành và trưởng thành.gia đình, họ hàng, làng xóm: Các từ liệt kê không thể thay đổi vị trí, thứ tự được->
Liệt kê tăng tiến
?Quaviệc phân tích trên, em hãy cho biết có các kiểu liệt kê nào? Cho ví dụ?
*Theo dõi ví dụ (bảng phụ)
a.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần, lực lưỡng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 
 ( Hồ Chí Minh)
b.Vườn nhà ông em trồng nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa mai, hoa thược dược, hoa cúc,  .
?Xác định phép liệt kê ở 2 ví dụ trên?
?So sánh 2 cách liệt kê ?Cách liệt kê nào hay hơn?Vì sao?
-Giống: sắp xếp nối tiếp các từ ngữ diễn tả sự việc, sự vật.
-Khác: Cách a:Liệt kê tu từ.
 Cách b:Liệt kê thông thường .
=> Liệt kê tu từ hay hơn 
?Khi sử dụng phép liệt kê, cần lưu ý điều gì?
HĐ2:Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu:HS làm được các bài tập .
Chia nhóm để HS thảo luận
I.Bài học:
1.Thế nào là phép liệt kê:
Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
2.Các kiểu liệt kê:
a.Xét về cấu tạo:
Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
b.Xét về ý nghĩa:
Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
* Lưu ý:
Liệt kê là phép tu từ cú pháp. Cần phân biệt phép tu từ liệt kê (liệt kê nhằm tạo ra giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường.
II.Bài tập:
Bài tập1/106: Chỉ ra biểu hiện của phép liệt kê trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Chúng ta có quyền tự hào Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
àTăng tiến theo thời gian.
+ Từ các cụ giàruộng cho chính phủ. àTheo từng cặp
+ Nghĩa là phải ra sức  lãnh đạo. à Không theo từng cặp.
Bài tập2/106: Tìm phép liệt kê
adưới lòng đường, trên vỉa hè trong cửa tiệmNhững cu li kéo xe tay;những quả dưa hấu.; những xâu lạp xường.; cái rốn; một viên quan
b.Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Bài tập3/106: Đặt câu 
a.Trên sân trường, các bạn đang chơi đùa chỗ thì nhảy dây,chỗ đá cầu,chỗ chơi kéo co,chơi mèo đuổi chuột...
b.Truyện những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu đã khắc hoạ tính cách 2 nhân vật phản diện: Va- ren là một tên gian giảo, xảo trá, lố bịch, bịp bợm, đê hèn, phản động. Phan Bội Châu là người cách mạng vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiên cường, bất khuất, xả thân vì độc lập của dân tộc Việt Nam.
c. Phan Bội Châu là một nhà cách mạng vĩ đại, nhà thơ lớn, một anh hùng dân tộc kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù
4.Củng cố:
-Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê?
-Nêu các kiểu liệt kê?
5.Hướng dẫn tự học:
-Nắm vững nội dung bài giảng.
-Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn và một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn, đoạn thơ.
-Chuẩn bị bài mới.
 IV.Rút kinh nghiệm:
.
Tuần 31 Tiết 119 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
Ngày soạn: 4/4
Ngày dạy:8/4
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS
1.Mức độ cần đạt:
 -Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt .
 *Lưu ý :Học sinh đã học dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học .
2.Kiến thức trọng tâm: Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản .
3.Kĩ năng:
 -Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản .
 -Đặt câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy .
4.Thái độ:Ý thức học tập và sử dụng tốt dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn giáo án+ ĐDDH.
2.Học sinh: Học và chuẩn bị bài .
III.Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra: 
-Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê?
-Nêu các kiểu liệt kê?
* Đáp án:
-Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng ,tình cảm. (10đ)
-Các kiểu liệt kê
 + Xét về cấu tạo:Kiểu liệt kê theo từng cặp ,liệt kê không theo từng cặp..(5đ)
 +Xét về ý nghĩa:Kiểu liệt kê tăng tiến ,liệt kê không tăng tiến..(5đ)
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:Khi viết chúng ta vẫn sử dụng dấu chấm phảy và dấu chấm lửng.Vậy công dụng của chúng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này.
*Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài ghi
HĐ1:Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.
Mục tiêu:HS hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.
Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và cho biết dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a.Tỏ rõ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b.Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c.Làm giãn nhịp điệu của câu văn ,chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”(một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết)
?Từ việc phân tích ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ?
-Thể điệu ca Huế còn sôi nổi,tươi vui,có buồn thảm,bâng khuâng có tiếc thương ai oán....
Gọi HS đọc ví dụ.
?Dấu chấm phảy được dùng để làm gì?Có thể thay nó bằng dấu phảy được không? Vì sao?
a.Dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp (vế thứ hai đã dùng dấu phảy để ngăn cách các bộ phận đồng chức)
b.Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận ,các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
-Trong trường hợp này, không nên thay dấu chấm phảy bằng dấu phảy.
?Vậy công dụng của dấu chấm phảy là gì?Cho ví dụ?
HĐ2:Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu:HS làm được các bài tập .
Chia nhóm cho HS thảo luận.
I.Bài học:
1.Dấu chấm lửng 
Được dùng để:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
2.Dấu chấm phảy 
Được dùng để:
-Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 
II.Bài tập 
Bài 1/ 123: Công dụng của dấu chấm lửng
a.Dùng để biểu thị sự ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng
b. Dùng để biểu thị câu nói bị bỏ dở. c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài 2/123: Công dụng của dấu chấm phảy.
a,b,c: Dấu chấm phảy ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài 3: Viết một đoạn ngắn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
4.Củng cố: Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy ?
5.Hướng dẫn tự học:
-Nắm vững nội dung bài giảng.
-Viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
IV.Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
Tuần 31 Tiết 120 
Ngày soạn:4/4 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Ngày dạy:9/4
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Mức độ cần đạt:HS thấy được những lỗi mắc trong bài làm của mình.
2.Kiến thức trọng tâm:Củng cố những kiến thức kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu
3.Kỹ năng:Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của mình,về trình độ tập làm văn của bản thân.Qua đó có được những kinh nghiệm, quyết tâm cần thiết để làm tốt những bài sau.
4.Thái độ: Có ý thức luyện chữ,ý thức cẩn thận, tránh được các lỗi sai trong bài .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Soạn giáo án + chấm bài
2.Học sinh:Xem lại phương pháp,học bài.
III.Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
Kết hợp khi trả bài
3.Trả bài viết:
HĐ1:GV ghi đề bài lên bảng
HĐ2:GVnhận xét ưu – khuyết điểm :
*Ưu điểm :
-Nắm được yêu cầu văn giải thích,biết giải nghĩa các từ ngữ chứa đựng nội dung ý nghĩa của vấn đề.
-Tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng, biết diễn đạt để thể hiện tình cảm của mình.
-Bố cục bài văn cân đối, rõ ràng.
* Nhược điểm :
-Một số bài làm còn làm còn bị lặp ý, người viết chưa chú ý đến sự ra đời của câu nói.
-Bài viết ở nhà mà cẩu thả, sơ sài về nội dung, chưa đủ ba phần, giấy kiểm tra chưa kẻ.
-Còn phạm lỗi dùng từ, chính tả.
-Kết quả đạt được như sau:
Lớp
7/1
7/2
7/4
Số bài trên 5
30/39(76,9%)
 27/40 (67,5 %)
 30/40 (75 %)
Số bài dưới 5
 9/39(23,1%)
13/40 (32,5 %)
10/40 (25%)
 HĐ3: Sửa lỗi
Phần sai:
Mở bài:Bài thơ trên Bác Hồ đã khuyên dạy chúng ta phải biết giữ gìn, chăm sóc và cố gắng xây dựng đất nước cho tốt, như những cây hoa, đâm chồi, nảy lộc.
Thân bài:Từ “mùa xuân là tết trồng cây” nhằm nói lên chúng ta là những mần cây được dạy dỗ, giáo dục, để mai này lớn lên xây dựng đất nước.
Kết bài:Bác Hồ là người đã khuyên dạy chúng ta những điều hay lẽ phải, Bác đã dạy, đã trồng cho chúng ta nên người. 
Lỗi sai:
Diễn đạt lủng củng, sử dụng dấu câu chưa đúng chính tả.
- Sai nghĩa.
-Chính tả lủng củng.
Câu văn không rõ nghĩa, lủng củng, sai chính tả.
Chữa lại cho đúng:
Mở bài:Thiên nhiên có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với cuộc sống con người. Biết được tầm quan trọng đó cho nên sinh thời Bác Hồ đã kêu gọi mọi người chúng ta trồng cây qua hai câu thơ:
 “Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Lời kêu gọi của Bác đã được nhân dân hưởng ứng một cách hào hứng và nó đã trở thành một lễ hội khi tết đến xuân về.
Thân bài:Mùa xuân là một mùa có khí hậu ấm áp, thuận lợi cho cây cối phát triển.Vì thế việc trồng cây vào mùa xuân càng có ý nghĩa to lớn bởi nó tạo nên sự quan tâm, gắn bó của mỗi con người đối với thiên nhiên, môi trường và xã hội chung quanh chúng ta.
Kết bài:Tóm lại tết trồng cây là một việc làm có ý nghĩa, nó không chỉ là một phong tục tốt đẹp trong xã hội nước ta mà nó còn là một việc làm của nhân dân để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu . . . 
4.Củng cố 
-GV nhắc lại cách làm bài làm văn giải thích.
-Vai trò của văn giải thích trong cuộc sống.
5.Hướng dẫn tự học:
Soạn bài : Quan Âm Thị Kính
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 T31 CKTKN.doc