Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 7 năm 2012

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 7 năm 2012

Mức độ cần đạt:

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

 1.Kiến thức:

- Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1614Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
 Ngày soạn: 30/09/2012
Tiết 32 Ngày dạy: 02/10/2012
 Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 	 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mức độ cần đạt: 
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1.Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng.
 	- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng: 
	- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
	-Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
	- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
	- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: 
 	- Gd hs biết trân trọng các đẹp, đề cao giá trị con người. Sẻ chia tình cảm với người gặp hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
III. Phương tiện dạy hoc: Tranh minh hoạ.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy phân tích cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều.
 Trả lời:
  khoá xuân 
Vẻ non xa  trăng gần 
 Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
-> Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, xa lạ, cách biệt và thiếu vắng sự sống của con người.5 điểm
 - Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nữa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
-> Tâm trạng cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người, chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình.5 điểm
 3. Bài mới: 
 Giáo viên chuyển ý từ tiết 1
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
GV: Trước hoàn cảnh cô đơn đó, Thuý Kiều đã nghĩ đến người yêu, người thân..
HS: Đọc 8 câu tiếp.
? Trong cảnh ngộ của Kiều, nàng đã nhớ đến ai ? Nhớ ai trước, ai sau ?
? Nỗi nhớ của Thuý Kiều đối với Kim Trọng được tác giả diễn tả như thế nào ? Phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả đểû diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều ?
-> Tưởng: Nàng tưởng Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đớn chờ tin mà hoài công vô ích và nàng nghĩ về mình Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.
? Qua đó, ta thấy tình cảm của Kiều đối với Kim Trọng như thế nào ?
? Ngoài Kim Trọng, Thuý Kiều còn nhớ đến cha, mẹ. Nỗi nhớ đó được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh nào ?
GV: nhận xét và giải thích các điển cố, điển tích.
GV : nếu đoạn miêu tả nỗi nhớ của Kiều với Kim, ND dùng từ tưởng đề gợi lại những kỉ niệm về một mối tình đẹp, thì khi nói về nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ, tác giả lại sử dụng động từ xót nhằm nêu rõ sự đau đớn, khổ tâm của người con gái họ Vương đối với cha mẹ. Nhớ về cha mẹ, Kiều như quên hiện tại đau khổ của mình, nàng cảm thấy đau đớn vì nàng không được phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, bóng xế...Mỗi hình ảnh đều như dồn nén tình cảm tha thiết của nàng đối với cha mẹ......
? Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuý Kiều khi nhớ về gia đình, người thân? 
HS thảo luận nhóm: ? Tại sao ở đây, trong hoàn cảnh này, Nguyễn Du lại để cho Kiều nhớ đến Kim Trọng trước. Theo em nhớ như vậy có hợp lí không ? Vì sao ?
ùGV : Điều này là hoàn toàn hợp lí, đúng lôgích ........
HS: Đọc 8 câu cuối.
? Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du tả cảnh qua những hình ảnh nào ? Cảnh thực hay hư ? (Cảnh vừa hư vừa thực.Vùa là thực cảnh, vừa là cảnh trong tâm trạng : hình ảnh về sự dạt trôi, vô vọng, bế tắc.)
? Tâm trạng của Thuý Kiều được diễn tả như thế nào qua mỗi cảnh vật ? (Gv cho hs tìm hiểu từng đôi câu thơ, xác định biệnï pháp nghệ thuật và giá trị của biện pháp nghệ thuật trong việc biểu thị nội dung)
GV : Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. ...Những chi tiết ấy dường như đang hiện lên trong nỗi ước mong đoàn tụ ( cánh buồm), trong nỗi ám ảnh về một cuộc đời vô định ( hoa trôi man mác), trong cảm nhận về một không gian đẹp nhưng quá đỗi buồn tẻ ( chân ..đất), trong nỗi ám ảnh về tương lai của số phận đầy hiểm họa như muốn nhấn chìm nàng xuống vực ( ầm ầm...)
? Như vậy thì theo em, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây
? Em có suy nghĩ gì về nghệ thuật điệp ngữ trong 8 câu cuối này ? Điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ?
-> Điệp ngữ buồn trông đã trở thành điệp khúc của bài thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạẩntĩu nặng nỗi buồn. Mọi yếu tố acnhr vật được khúc xạ qua tâm trạng ấy đã trở nên vô cùng buồn thảm, cũng mênh mông, vô định như lòng người, khơi gợi thân phận, cảnh ngộ của Kiều.
Hoạt động 3
? Nhăùc lại nghệ thuật chính của đoạn thơ ?
? Bằng nghệ thuật đó, đoạn trích đã thể hiện nội dụng gì ?
GV: đây là đoạn trích thể hiện đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Cảnh hòa vào người, người nhập vào cảnh. Hai mươi câu thơ thấm đẫm một nỗi buồn. Đặc biệt 8 câu cuối, với cấu trúc buồn trông được lặp lại như một điệp khúc buồn như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của Kiều...
HS đọc ghi nhớ (SGK/96).
 2. Tâm trạng thương nhớ của Kiều.
a) Nhớ Kim Trọng :
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
...bao giờ cho phai
- Ngôn ngữ độc thoại
-> Kiều hồi tưởng, nhớ về những cái tốt đẹp của quá khứ . Xót xa khi chàng Kim phải trông chờ trong nỗi tuyệt vọng.
-> Nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết
-> Tình yêu, lòng thủy chung son sắc của Kiều
b) Nhớ cha mẹ:
 Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh....
 Sân lai...
- Động từ, ngôn ngữ độc thoại, thành ngữ, điển cố
-> Nỗi đau đớn, khổ tâm của người con nhớ thương về gia đình
-> Kiều là một người con hiếu thảo.
=> Tấm lòng chung thủy, nhân hậu, đức tính vị tha rất đáng ca ngợi của Kiều
=> Những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
 3. Tâm trạng buồn đau của Kiều được thể hiện qua cảnh vật xung quanh.
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền .....thấp thoáng........xa xa
Từ láy
-> Nỗi buồn da diết nhớ về quê nhà xa cách
Buồn trông ngọn ....
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Ẩn dụ
-> Nỗi buồn về thân phận hoa trôi bèo dạt lênh đênh, vô định.
Buồn trông....rầu rầu
Chân mây....xanh xanh
Từ láy
-> Nỗi bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
 Buồn trông gió cuốn 
Ầm ầm tiếng sóng 
Từ tượng thanh
-> Tâm trạng hãi hùng lo sợ trước giông bão của số phận sẽ đến xô đẩy và vùi dập cuộc đời Kiều
-> Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, từ láy . 
=> Khắc họa rõ nét cảm giác u uất, nặng nề, vô vọng, buồn lo về thân phận của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
4. Tổng kết:
- Nghệ thuật : Miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Nội dung : Tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
* Ghi nhớ (SGK/96).
	4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ.
	 - Đọc bài đọc thêm.
	5. Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn trích, nắm được nghệ thuật và nội dung của bài.
	Phân tích những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài. Tìm đọc và sưu tầm một số câu thơ có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
Làm BT 1 (Phần Luyện tập SGK/96) 
– Soạn bài : Miêu tả trong vă bản tự sự theo hệ thống câu hỏi trong sgk
 - Đọc kĩ các đoạn trích. 
 -----------------------***----------------------
Tuần 7 	 Ngày soạn: 30/9/2012
Tiết 33 Ngày dạy: 03/10/2012 
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mức độ cần đạt:
 	- Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự.
 	- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức:
	- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
	- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
III. Phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.
Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự :5 điểm
+ Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đến tác phẩm được tóm tắt.
+ Dùng để lưu tài liệu học tập.
+ Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự
- Yêu cầu: 5 điểm
+ Phải ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Các sự việc chính trong truyện phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện.
+ Ngôn ngữ văn bản tóm tắt cần cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện.
Bài mới: 
- Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chấtcủa sự vật, con người và cảnh vật 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
Hoạt động 1
HS: Đọc đoạn trích (SGK/91).
? Đoạn trích kể về trận đánh nào ?
-> Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
? Trong trận đánh đó, nhân vật vua QT làm gì ? Xuất hiện như thế nào ? 
? Chỉ ra các chi tiét miêu tả trong đoạn trích ? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào ?
GV: Treo bảng phụ nội dung ghi lại các sự việc chính (Câu c SGK/91).
? Các sự việc này có kể lại được nội dung của đoạn trích trên chưa ? -> Đầy đủ.
GV: Nối các sự việc ấy thành 1 đoạn văn.
? Nếu chỉ kể lại việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? Tại sao ?
? So sánh đoạn văn nêu các sự việc chính với đoạn trích SGK, em hãy nhận xét nhờ có yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động ?
-> Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra ntn.
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chấtcủa sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên sinh dodọng, cụ thể và hấp dẫn hơn.
HS: Đọc chậm ghi nhớ (SGK/92).
Hoạt động 2
HS đọc BT 1 (SGK/92).
? Cho biết yêu cầu của BT này ?
GV: Phân nhóm cho HS thảo luận. 
- Nhóm 1, 3, 5 đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
- Nhóm 2, 4, 6 đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
GV: Thu bảng nhóm -> treo lên bảng -> các nhóm cùng nhận xét .
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
-> Kết luận chung.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 1. Xét ví dụ: Đoạn trích (SGK/91).
 Kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
-> Kể các sự việc chính.
-> Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời được câu hỏi sự việc đó diễn ra nt.
-> Kết hợp miêu tả bằng các chi tiết.
2. Bài học:
 * Ghi nhớ (SGK/92).
II. Luyện tập:
 BT 1 (SGK/92).
 * Các yếu tố tả cảnh, tả người trong 2 đoạn trích:
- Yếu tố tả cảnh:
 Cỏ non xanh tận  một vài bông hoa.
 Tà tà bóng ngả về tây.
  Phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước  bắc ngang.
- Yếu tố tả người:
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
 Vân xem trang trọng  màu da.
 Kiều càng sắc sảo  kém xanh.
 * Tác dụng: Các yếu tố miêu tả làm cho VB sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mỹ.
	4. Củng cố: Yếu tố miêu tả đóng vai trò như thế nào trong VB tự sự ?
	5. Dặn dò: - Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ, làm BT 2, 3 (SGK/92).
	 -Xem kỹ phần lý thuyết về văn tự sự kết hợp miêu tả, tiết sau làm bài viết số 2
	----------------------***----------------------
Tuần 7 Ngày soạn: 03/10/2012
Tiết 34-35 Ngày dạy: 05/10/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
 VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 	 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 	 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
-Gd hs ý thúc tự giác ,độc lập suy nghĩ khi làm bài
II. Chuẩn bị: GV: Đề - Đáp án - Thang điểm.
	HS: Giấy kiểm tra.
III. Xây dựng ma trận và đề bài:
 Làm bài chung theo lịchà nhà trường
VI. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
 1. Ổn định:
 2. Ktra việc chuẩn bị của HS.
 3. Gv ghi đề lên bảng
HS làm bài - GV quan sát.
 4. Thu bài, kiểm tra số lượng.
 	- Nhâïn xét giờ kiểm tra.
 5.Dặn dò: - Tiếp tục ôn tập văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả.
 - Soạn VB: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga(theo yêu cầu SGK).
 ---------------------***----------------------
Tuần 7 Ngày soạn: 28/9/2012
Tiết 32-33 Ngày dạy: 01//2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
 VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 	 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 	 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
-Gd hs ý thúc tự giác ,độc lập suy nghĩ khi làm bài
II. Chuẩn bị: GV: Đề - Đáp án - Thang điểm.
	HS: Giấy kiểm tra.
III. Xây dựng ma trận
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận biết
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
- Văn tự sự
- Văn bản: Cảnh ngày xuân
- Nhận biết yêu cầu của đề bài để kể lại nọi dung một đoạn tríc và kể một kĩ niệm về người thầy
( cô) giáo cũ
Hiểu cách làm bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả
Biết vận dụng kiến thức vè dùng từ, đặt câu, diễn đạt để làm bài văn tự sự.
40%-2đ
30%-3đ
30%-4đ
2 câu- 100%
IV. Đề bài 
- Câu 1. Dựa vào đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” em hãy viết một bài văn kể về viẹc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh. Trong khi kể chú ý vận dụng miêu tả cảnh ngày xuân.- 4đ-
- Câu 2: Hãy kể một kỉ niệm về thầy ( hay cô giáo cũ ) mà em nhớ mãi.- 6đ
V. Đáp án
Câu
Nội dung
Điểm
1
a.Yêu cầu chung: đảm bảo yêu cầu của bài văn tự sự, có sử dụng yếu tố miêu tả để làm nổi bật đối tượng, nội dung câu chuyện, trình bày rõ ràng, dễ nắm bắt nội dung cốt truyện.
b. Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài:
+Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại: Có 3 người con trai: Thúy Kiều, Thúy Vân, vương quan.
+ Nhân tiết thanh minh cả 3 chị em rủ nhau đi chơi xuân.
- Thân bài:
+ Quang cảnh ngày xuân
Tiết thanh minh, khí trời mát mẻ, hoa cỏ tươi tốt, chim chao liệng trên bầu trời.
Khung cảnh rộn ràng, tấp nập ngựa xe, tài tử giai nhân dập dìusự giao hòa giữa người sống và người đã khuất
+ Cuộc du xuân của chị em Kiều
Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người đi trẩy hội với tâm trạng vui tươi, náo nức, hân hoan.
Chiều tà trở về với tâm trạng lưu luyến, cảnh vật gợi buồn
Kết bài:
+ Tâm trạng Thúy Kiều buồn bâng khuâng khó tả.
+ Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa.
1đ
0,75đ
0,25đ
2,5đ
1,5đ
0,75đ
0,75đ
1đ
0,5đ
2
a.Yêu cầu chung: đảm bảo yêu cầu của bài văn tự sự, có sử dụng yếu tố miêu tả để làm nổi bật đối tượng, nội dung câu chuyện, trình bày rõ ràng, dễ nắm bắt nội dung cốt truyện.
b. Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu chung hoàn cảnh để nhớ lại kỉ niệm về thầy ( cô) giáo cũ.
- Thân bài: kể về kỉ niệm gắn bó với thầy, cô ( kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách, tình cảm của thầy cô giành cho học trò.)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó
-1đ
-4đ
-1đ
* Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục: 2đ.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả: 1,5đ.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1,5đ
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có sử dụng yếu tố miêu tả.
VI. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
 1. Ổn định:
 2. Ktra việc chuẩn bị của HS.
 3. Gv ghi đề lên bảng
HS làm bài - GV quan sát.
 	- Thu bài, kiểm tra số lượng.
 	- Nhâïn xét giờ kiểm tra.
 * Dặn dò: - Tiếp tục ôn tập văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả.
 - Soạn VB: Kiều ở lầu Ngưng Bích (theo yêu cầu SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc