Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 8

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 8

I.Mục tiêu :

- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.

II. Kiến thức chuẩn:

1.kiến thức:

- Thái độ khinh bỉ, căm phẩn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1620Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T08 TIẾT: 36- 40
NS: 25/08/2010 ND:27 – 02/10
Tiết: 36-37	 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
I.Mục tiêu :
- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.
II. Kiến thức chuẩn:
1.kiến thức:
- Thái độ khinh bỉ, căm phẩn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
III.Hướng dẫn- thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOAÏT ÑOÄNG 1:Khôûi ñoäng
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
H. Phân tích và dẫn chứng chứng minh bức tranh tâm trạng của nàng Kiều ở tám câu cuối?
H. Nêu tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều, tình thương của nàng dành cho người thân ?
 -Giới thiệu bài:Qua hai tiét học chúng ta sẽ tìm hiểu về tấm long nhân đạo và tài năng miêu tà nhân vật của nhà thô
Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản
H.Nêu những nhận thức của em về đoạn trích?
H.Nêu đại ý của đoạn trích?
-Hoạt động 03 phân tích
*Gọi Hs đọc văn bản và trả lời câu hỏi
H:Mã Giám Sinh được giới thiệu qua những chi tiết nào? Qua đó, em có nhận xét gì về từ hành động lời nói,tính cch và nhân thân của nhân vật này?(tên, quê không rõ ràng; ăn nói thiếu lễ phép; chưng diện quá mức .)
H:Trong đoạn trả giá đắn đo của MGS ta thấy hắn hiện lên là một người như thế nào? Căn cứ vào chi tiết nào mà em khẳng định như vậy? Hãy phân tích những chi tiết đó để thấy rõ. ( Bản chất bất nhân vì tiền của MGS bộc lộ qua cảnh mua bán : đối xử với Kiều như một món hàng – cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa; lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều và tâm lí mãn nguyện hợm hĩnh tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong .Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả keo kiệt 
Sơ kết về nhân vật MGS, GV bình chuyển sang tiết 2:
H. Nêu lại vị trí và tóm tắt nội dung đoạn trích?
H. nêu đại ý của đoạn trích?
H Phân tích diền biến quá trình mua bán của Mã giám Si nh, qu đó em nghĩ thế nào về nhân vật này?
èTiếp tục thảo luận về nhân vật Thúy kiều.
H:Phân tích hình ảnh của Thuý Kiều trong đoạn trích này? Phân tích những chi tiết này để thấy được tâm trạng của Thuý Kiều? (bị xem như một món hàng, Kiều buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi ngại ngùng, ê chề trong cảm giác thẹn trước hoa và mặt dày trước gương. Là một người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới nỗi mình tình duyên dang dở, uất bởi nỗi nhà bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn tái tê )
H:Đọc đoạn trích ta thấy được thái độ của tác giả qua cách miêu tả từng nhân vật.Em hãy cho biết thái độ của tác giả như thế nào đối với từng nhân vật trong đoạn trích và xã hội xưa?(khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều.
=>Tác giả đã phơi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa, con, con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả. Nhà thơ thương cảm, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp hạ thấp.
H. Nêu những nhận xét của em về những những thành công nghệ thuật trong đoạn trích?
-Hoạt động 03 ;Ý nghĩa văn bản
H. Nêu những nhận xét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
-Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
-Học thuộc lòng đoạn trích
-Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đaọn trích.
- Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm „ Lục vân Tiên” và đoạn trích „ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
-Lắng nghe:
-Ghi tựa bài
-Chia nhóm,tổ chức thảo luận 
 +Đọc chú thích
 +Các nhóm thảo luận về tác giả, tác phẩm.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
-02em đọc văn bản văn bản
-Tìm hiểu chú thích
-Các nhóm thảo luận về nhân vật MGS-
-Đại diện nhóm phát biểu
-HS và GV thống nhất ý kiến
-Chốtè
-
- Các nhóm thống nhất sơ kết
Các nhóm tiếp tục thảo về nhân vật Thúy Kiều
 +Hình ành Thùy Kiều 
 +Nỗi thẹn thùng
 +Ý thức về nhân phẩm
-Các nhóm nêu ý kiến,GV chốtF
-Thảo luận về tấm lòng nhân đạo nhà thơ gởi gấm ở đây.
-Thảo luận những thành công về nghệ thuât trong đoạn trích (cần so sánh với các đoạn trích trước, để thấy rõ sự sáng taoï của nhà thơ)
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Lắng nghe và thực hiện theo ỵêu càu của GV.
-Khởi động
-Ghi tựa bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyễn Du
2.Tác phẩm: đoaïn trích naèm ôû ñaàu phaàn thöù hai(Gia bieán vaø löu laïc)
 -Ñoaïn trích noùi veà vieäc Maõ Giaùm Sinh ñeán mua Kieàu
3. Đại ý:đoạn trích miêu tả bản chất đê hèn của tên họ Mã vô học chuyên buôn bán thân xác phụ nữ, đồng thời hóa thân vào nỗi ê chề, nhục nhã của nàng Kiều.
II-Phân tích:
a. Nội dung:
 - Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh
 uNhân vật Mã Giám Sinh
-Lai lịch không rõ ràng
 -Một kẻ chải chuốt lố lăng không phù hợp với tuổi tác. (dc)
 -Hành động, lời nói vô lễ, cử chỉ, thái độ bất lịch sự của kẻ vô học (dc)
 -Hiện nguyên hình là một kẻ bán thịt buôn người bất nhân, một tên lái buôn keo kiệt.
- Diễn biến cuộc mua bán Kiều của Mã Giam Sinh, đã phơi bày hiện thực xã hội coi trọng đồng tiền, dung dưỡng cho hành động bất nhân.
èSơ kết:Nhân vật MGS được khắc họa thật cụ thể sinh động,đồng thời lại mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học,bất nhân(chú ý :hình ảnh nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực hóa nhân vật ).
vTâm trạng của Thuý Kiều
  ngại ngùng .
  thẹn trước hoa  mặt dày trước gương
  nỗi mình  nỗi nhà
èBuồn rầu, tủi hổ, sượng sùng, đau uất trước cảnh đời oan trái(nàng là món hàng đem bán), nhân phẩm bị chà đạp.
wTấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
Tác giả tỏ thái độ căm phẩn và khinh bỉ sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người
 Nguyễn Du cũng thể hiện niềm cảm hứng sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp,bị chà đạp.Nhà thơ như hóa than vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn,tủi hổ của Thúy kiều.
2.Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh :diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
III. Ý nghĩa văn bản:
1. Nội dung:
Đoạn thơ thể hiện tấm lóng cảcm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
2.Nghệ thuật:
. Dùng bút pháp hiện thực để miêu tả ngoại hình, cử chỉèkhắc họa tính cách nhân vật
V. Hướng dẫn tự học:
- Phân tích nhân vật MGS?
-Phân tích nhân vật Thúy kiều?
-Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.?
Tiết 38-39
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I.Mục tiêu :
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Ngyện Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
II.Kiến thức chuẩn:
1.kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ .
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
III. Hướng dẫn- Thực hiện:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
HOAÏT ÑOÄNG 1:Khôûi ñoäng
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ:Bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”
 -Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh?
 -Phân tích hoàn cảnh ê chề của Kiều?
- Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu được tấm long nhân nghĩa của tác giả.
Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
-
 Nêu đại ý của văn bản?
Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản
 I. GIÔÙI THIEÄU TAÙC GIAÛ.
1.Tác giả
a.Tiểu sử
Nguyễn đình chiểu (1822-1888) quê ở Gia Định (TP Hồ Chí Minh ngày nay).
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh, cha mẹ bị cách chức, từ nhỏ đã phải về quê nội ở Huế sống nhờ người bạn của cha. Năm 1943 đậu tú tài, năm 1847 chuẩn bị kỳ thi cao hơn thì được tin mẹ mất, phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ, bị bệnh và mù mắt, bị bội ước trong hôn nhân.
Ông từng dạy học, làm thuốc cứu người ông sống thanh bạch và giàu lòng yêu nước thương dân, bất hợp tác với giặc Pháp.
 b.Sự nghiệp sáng tác
Các sáng tác tiêu biểu:
Truyện lục vân tiên, ngư tiều y thuật vấn đáp, chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
 2. Tác phẩm Lục Vân Tiên.
2.a.Xuất xứ
- Truyện Lục Vân Tiên được viết trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì.
-Tác phẩm gồm 2000 câu thơ lục bát.
- Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích SGK – giáo viên tóm tắt cho học sinh ghi.
 2.b. Tóm tắt
 a. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 
b. Lục Vân Tiên gặp nạn được người và thần giúp đỡ c. Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷ với Vân Tiên được phật bà cứu giúp
 d. Lục Vân Tiên – Nguyệt Nga sum hợp
-GV bình chyển sang tiết hai
-Củng cố lại các nội dung đã phân tích ở tiết 1
H. Nêu tóm tắt về tiểu sử tác giả và tác phẩm “ Lục Vân Tiên”
II.Phân tích:
Gọi HS đọc đoạn trích:
H: Trong đoạn trích tác giã giới thiệu Vân Tiên với đặc điểm gì nổi bật. Những chi tiết thơ nào phục vụ cho việc giới thiệu đó ?. 
( hào hiệp xã thân vì nghĩa)
-Cứu dân lành được so sánh với Triệu Tử Long – Nêu cao nhân nghĩa hào hiệp: Làm ơn há dễ trong người trả ơn. 
H: Ngoài đặc điểm hào hiệp, vô tư làm việc nghĩa , Lục Vân Tiên còn là một con người có những đức tính nào khác?.(dể xúc động dễ thông cảm- cư xử tử tế có văn hóa “ khoan khoan . Là phận trai”)
H: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu là người như thế nào? Qua những chi tiết nào? 
- Cách giới thiệu đó có gì đặc biệt?.(trọng ân nghĩa “ báo đức thù công “ –là người con gái trong trắng , hiếu thảo , trọng ân nghĩa).
H.Nhận xét các thành tựu nghệ thuật trong đoạn trích? 
-Hoạt động 03 :Ý nghĩa văn bản
H.Nêu tóm tắt giá trị nội dung của đoạn trích?
H. Phân tích ngắn gọn những giá trị nghệ thuật trong đoạn trích?
Hoạt động 4 : Luyện tập 
-Bài tập 1tr116
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long đoạn trích.
-Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thong qua lời nói, hnành động của nhân vật,
- Hiểu và dung được mộ số từ Hán Việt thong dụng ở phần chú thích.
- Đoc, soạn theo yêu cầu văn bản” Lục Vân Tiên gặp nạn”.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
- Đọc văn bản-thảo luận:
 +Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
 +Tóm tắt tác phẩm
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
-Các nhóm đọc đoạn trích,thảo luận về:
 +Nhân vật Lục Vân Tiên
 +Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
 +Đại diện nhóm nêu ý kiến,GV chốtè
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
Thảo luận tổng kết bài
-Củng cố lại bằng ý nghĩa văn bản.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Lắng nghe
-Thực hành theo yêu cầu của GV
1-Khởi động:
-Ghi tựa bài:”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
I.Tìm hiểu bài:
1.Tác giả: NguyễnĐình Chiểu(1.822-1.888),tục gọi là Đồ Chiểu,ông là một nhà thơ lớn của dân tộc vào tk XIX.
 2.Tác phẩm:
- Truyện Lục Vân Tiên ra đời vào những năm 50 của tk XIX thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gởi gắm qua tác phẩm.
Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”nằm ở phần đầu của truyện.
3. Đại ý:diễn biến trong đoạn trích cho thấy người tốt thường gặp gian nan, trăc trở, bị hãm hãi, nhưng cuối cùng bao iờ cũng tai qua nạn khỏi.
I.Tìm hiểu chung:
 I.Tác giả và tác phẩm:
 -Tác giả:
II.Phân tích:
1. Nội dung:
 uLục Vân Tiên:
“ Vân Tiên tả đột hữu xơng “
->Một chàng trai giỏi võ và dũng cảm.
 -“Khoan khoan ngồi đó chớ ra.
 Nàng là phận gái ta là phận trai” .
 ->Một người lịch sự tử tế có văn hóa.
 -“Làm ơn há dễ mong người trả ơn.”
->Hiệp nghĩa vô tư 
=> Ca ngợi tinh thần hiệp nghĩa, cách cư xử tốt đẹp ở đời.
vKiều Nguyệt Nga:
- đâu dám cãi cha 
- >Người con chí hiếu
 “Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”-> Lễ độ. Chứng tỏ được giáo dục tử tế.
-“Gẫm câuCùng ngươi”-> Trọng ân nghĩa.
2.Nghệ thuật :
- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua cử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
III Ý nghĩa văn bản :
1. Nội dung :
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật : Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
2. Nghệ thuật :
Miêu tả nhân vật chủ yếu quacử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc.
IV. Luyện tập 
-Gợi dẫn phần luyện tập:
-Sắc thái riêng cho từng lời thoại của nhâ vật:
 +Phong Lai:Dữ tợn
 +LVT:Anh hùng,từ tâm
 +KNN:Khiêm nhường, có học
V.Hướng dẫn tự học
Phân tích làm sáng rõ những phẩm chất của nhạn vật Lục Vân Tiên?
-Phân tích hình ảnh nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
- Nêu ý nghĩa vă bản
- Đọc bài đọc thêm tr116
Tiết :40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu :
Giuùp HS:
 -Hieåu ñöôïc vai troø cuûa mieâu taû noäi taâm trong một vă bản tự sự.
 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.
II. Kiến thức chuẩn :
 1.Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâmnhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kể chuyện.
2.Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật ki làm bài văn tựsự.
III.Hướng dẫn- thực hiện:ni làm bài văn tự sự của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Nam bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết t
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOAÏT ÑOÄNG 1:Khôûi ñoäng
-Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
1.Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
2.Trình bày một đoạn văn và chỉ ra yếu tố miêu tả?
- Giới thiệu bài : Miêu tả nội tâm là yếu tố quan trọng để miêu tả ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến nội tâm nhân vật.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Chia nhóm, tiến hành tìm hiểu bài.
* Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau:
H:Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nhiệm vụ của mỗi đoạn? ( chia làm 3 đoạn: - Cảnh ở lầu Ngưng Bích; - Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích ; - Nỗi cô độc, lẽ loi của Kiều)
H:Đoạn nào trong 3 đoạn trên miêu tả trực tiếp nội tâm, tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng gì?(Đoạn 3 – Nỗi nhớ của Kiều về Kim Trọng và cha mẹ)
H:Hai đoạn còn lại miêu tả cảnh vật, nó có thể hiện nội tâm của Kiều không? Ta thấy gì về nội tâm của Kiều qua hai đoạn trích còn lại?( có – buồn, lẻ loi, cô đơn – nỗi lo sợ của Kiều thông qua những cảnh vật khác nhau)
*Gọi HS đọc ví dụ 2
H:Qua ví dụ ta thấy gì về nội tâm của lão Hạc? Nội tâm ấy được thể hiện qua đâu?(Hối hân khi bán con chó – qua vẻ mặt cử chỉ)
H:Vậy người ta có thể miêu tả nội tâm của nhân vật bằng những cách nào?(Dựa vào hai ví dụ đã tìm hiểu để phát biểu) – trực tiếp , gián tiếp)
H:Hãy lược đi phần miêu tả nét mặt và những cử chỉ của Lão Hạc và so sánh với nguyên văn xem có gì khác nhau không? Từ đó em rút ra được gì về tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản?
-Cuûng coá kiến thức, hình thành khái niệm
-Hoạt động 03 : Luyện tập
-Luyện tập:
Bài tập 1:Thực hành ở lớp:Nhóm 1 và nhóm 2 thực hành-Nhóm 3,4 nhận xét.
Bài tập 02:
Bài tập 3:HS thực hành ở nhà.
Gợi dẫn: Cần lưu ý HS cần kể lại việc không hay, mà ình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng của bản thân.
- Tìm hiểu trước văn bản Nghị luận trong văn bản tự sự.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-
Các nhóm tiến hành tìm hiểu bài.
 +Đọc đoạn trích
 +Thảo luận tìm ra yếu tố miêu tả trong văn bản.
 +Nhận xét-Đại diện nhóm phát biểu,GV chốtC
-Các nhóm tiếp tục thảo luận rút ra những khái niệm cơ bản về miêu tả nội tâm trong vbtsècủng cố lại bằng ghi nhớ SGK tr117
Các nhóm tiếp tục thảo luận ví dụ 2:Bàn về miêu tả nổi tâm qua những cách nào?èRút ra nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Các nhóm luyện tập
-Thống nhất nêu ý kiến về bài tập 1,2 ở lớp, bài tập 03 thực hiện ở nhà.
-
Lắng nghe
Thực hành theo yêu cầu của GV
Hoạt động-Khởi động:
-GV cho HS ghi tựa bài: “Miêu tả nội tâm ”
-Hình thành kiến thức:
I- TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Ví dụ 1
 Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
 +Đoạn 1:Miêu tả cảnh vật ở lầu Ngưng Bích -> Tâm trạng buồn, cô đơn của Kiều.
->Miêu tả nội tâm qua miêu tả cảnh
 +Đoạn 2:Miêu tả nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ.
->Miêu tả nội tâm trực tiếp.
 +Đoạn 3:Thông qua cảnh vật để diễn tả nỗi lo sợ khác nhau của Kiều.
->Miêu tả nội tâm qua cảnh vật.
Ví dụ 2
 -Miêu tả nét mặt và cử chỉ của Lão Hạc -> nỗi ân hận đến đau đớn của lão khi bán cậu Vàng.
-> Miêu tả nội tâm qua nét mặt, cử chỉ
*Hình thành kiến thức:
Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ. Tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Những cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật; diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật, tả cảnh vật
Hoạt động 3-Luyện tập:
 +Bài tập 1:
-Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều ,chú ý những vần thơ miêu tả nội tâm,chẳng hạn: “ Nỗi mìnhmặt dày “
Người kể có thê kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
 + Bài tập 02:
Người viết đóng vai Thúy Kiều trong phiên tòa báo ân báo oán. Người viết xưng tôi, kể lại vụ xử án, Trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật khác, tái hiện lại tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Hướng dẫn tự học-Tìm hiểu những yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
-Cách thức thể hiện miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
-Thực hành bài tập 3 ở nhà
-Thực hành thêm các bài tập 2,3,4 ở sách btnv 9 tr53
 Duyệt của tổ trưởng
 Ngày 25/09/2010
 Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV09T08CHUAN.doc