Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.

 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5103Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn: 06/10/2012
TIẾT 36	 Ngày dạy : 08/10/2012
Văn bản
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
 	- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
	- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
 	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt nga.
 2. Kỹ năng
	- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng
3. Thái độ
 - Giáo dục Hs yêu quý những con người có đạo đức tốt đẹp, đồng thời phê phán cái ác , cái xấu.
B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Sgk, Sgv, tranh minh hoạ, truyện Lục Vân Tiên và ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu....
 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Nỗi nhớ người thân của Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du thể hiện như thế nào? (10 điểm)
a) Nhớ Kim Trọng :
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
...bao giờ cho phai
- Ngôn ngữ độc thoại
-> Kiều hồi tưởng, nhớ về những cái tốt đẹp của quá khứ . Xót xa khi chàng Kim phải trông chờ trong nỗi tuyệt vọng.
-> Nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết
-> Tình yêu, lòng thủy chung son sắc của Kiều
b) Nhớ cha mẹ:
 Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh....
 Sân lai...
- Động từ, ngôn ngữ độc thoại, thành ngữ, điển cố
-> Nỗi đau đớn, khổ tâm của người con nhớ thương về gia đình
-> Kiều là một người con hiếu thảo.
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài mới: 
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế.
 (Phạm văn Đồng)
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- HS: Đọc chú thích * và 1 (SGK/112).
? Em hãy cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ?
- GV: Mở rộng thêm phần tác giả theo SGV.
? Truyện Lục Vân Tiên được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-> Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
GV: Nói về sức sống của tác phẩm: Được dịch ra tiếng Pháp. Là những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian rất quen thuộc đối với nhân dân Nam bộ.
? Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì 
-> Truyện thơ Nôm, viết theo thể lục bát, gồm 2082 câu.
? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên theo SGK?
? Có ý kiến cho rằng “Truyện Lục Vân Tiên là một thiên tự truyện”. Vậy, em hãy so sánh nhân vật Lục Vân Tiên và cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến này?
* Giống nhau: Việc bỏ thi về chịu tang, đau mắt và bị mù, bội hôn, về sau lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp.
* Khác nhau: Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, tiếp tục đi thi, đỗ Trạng Nguyên và cầm quân đánh giặc -> thắng lợi. Còn Nguyễn Đình Chiểu thì mãi mãi mù loà sống trong bóng tối.
? Hãy cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó ?
-> Ước mơ và khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu là được sáng mắt và nhà thơ đã thể hiện khát vọng đó qua nhân vật Lục Vân Tiên .
? Đoạn trích nằm ở phần nào ? Có mấy nhân vật chính ?
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả: (SGK/112).
- Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Sự nghiệp sáng tác: Là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước: Truyện Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. 
 2.Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Sáng tác khoảng đầu những năm 50 của TK XIX, lúc Nguyễn đình Chiểu đã bị mù.
- Thể loại: Truyện thơ nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Tóm tắt: 
- Bố cục: 4 phần
 + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
 + Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
 + Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ.
 + Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
- Nội dung: Truyện đề cao tư tưởng nhân nghĩa, nhằm mục đích truyền dạy đạo lí làm người. Đạo lí ấy thể hiện ở những điểm sau:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội, tình cha con, nghĩa vợ chồng bè bạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời ( kết thúc có hậu, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà)
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ đa dạng, mộc mạc bình dị, dân dã, mang màu sắc địa phương Nam Bộ, tự nhiên, dễ đi vào lòng người.
4. Củng cố: Đọc diễn cảm đoạn thơ, 
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc lòng đoạn trích + Nắm được tác giả, tác phẩm.	
 - Chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản.
	 -----------------------***----------------------
 Ngày soạn: 06/10/2012
TIẾT 37	 Ngày dạy  : 08/10/2012
Văn bản
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1.Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2.Kỹ năng 
	- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng
3. Thái độ 
 	- Giáo dục học sinh yêu quý những con người có đạo đức tốt đẹp, đồng thời phê phán cái ác , cái xấu.
B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Sgk, Sgv, tranh minh hoạ, truyện Lục Vân Tiên và ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu....
 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ 
Em hãy cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu? (10 điểm)
- Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Sự nghiệp sáng tác: là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước: Truyện Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tièu y thuật vấn đáp.
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
 Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế.(Phạm văn Đồng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
- Đọc văn bản. 
? Lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật Lục Vân Tiên như thế nào khi gặp bọn cướp đường ?
HS: Liệt kê -> trả lời.
GV chốt: Vân Tiên một mình tay không chống trả bọn cướp đường, hành động cứu người một cách tự nhiên không do dự, tính toán thiệt hơn, làm việc nghĩa như một sự thôi thúc rất tự nhiên.
? Em có cảm nhận ban đầu như thế nào về Lục Vân Tiên?
-> Như dũng tướng Triệu Tử Long. Hành động của con người vì nghĩa quên thân.
? Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga khi đánh cướp như thế nào?
-> Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, tè tâm nhân hậu, làm ơn không cần bất cứ một sự đền ơn nào. Làm việc nghĩa như một bổn phận, một lẽ tự nhiên, Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
? Qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga, em có nhận xét gì về tính cách của Lục Vân Tiên?
-> Là một nhân vật lí tưởng: Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị tha.
? Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích gợi cho em nhớ đến hình ảnh của nhân vật nào trong truyện cổ tích mà em đã học?
? Nhân dân ta nói chung và Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, cách xây dựng nhân vật này theo mẫu người nào ?
-> Hình ảnh người anh hùng theo lí tưởng thẩm mĩ của XHPK.
? Từ đó, tác giả muốn gửi gắm khát vọng gì ?
 -> Khát vọng của nhân sân hướng tới lẽ công bằng  kết thúc truyện có hậu, cái thiện thắng cái ác.
GV: Trước cơ sự đó, Kiều Nguyệt Nga 
? Em hãy tìm những lời noí và cử chỉ của Kiều Nguyệt Nga?
-> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức, nói năng dịu dàng, mực thước 
? Qua đó, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ mhữmg nét phẩm chất gì ?
-> Ân tình, ơn ai một chút chẳng quên, hiếu thảo vâng lời cha.
? Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua phương thức nào ?
-> Ngôn ngữ mộc mạc ïbình dị  dễ đi vào lòng quần chúng. ( Hành động, cử chỉ, lời nói -> bộc lộ tính cách nhân vật ).
HS thảo luận: Có ý kiến cho rằng Đây là một truyện Nôm mang nhiều tính chất dân gian”. Em hãy làm rõ ý kiến này qua đoạn trích trên ?(Chú ý ngôn ngữ, kết cấu, xây dựng nhân vật).
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích ?
? Đoạn trích thể hiện khát vọng, ước mơ gì của tác giả nói riêng và của nhân dân nói chung ?
GV: Chốt lại vấn đề.
HS: Đọc ghi nhớ (SGK/115).
Hoạt động 3: Luyện tập 
 Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại (giọng nói) của 3 nhân vật Phong lai, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích ?
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Nhân vật Lục Vân Tiên
  ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy  xông vô.
  tả đột hữu xông,
Lâu la bốn phía vỡ tan 
-> Hành động dũng cảm đánh cướp cứu người thể hiện tài năng của bậc anh hùng.
 Hỏi ai than khóc 
  nghe nói động lòng
  nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
-> Cách cư xử bộc lộ tính cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
 - Thưa rằng.
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
=> Là cô gái khuê các, nết na, có học thức, lời lẽ, cách xưng hô khiêm nhường, dịu dàng. 
- Làm con đâu dám cãi cha
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
-> Là người con hiếu thảo, là cô gái trọng ân nghĩa, thủy chung
 3. Tổng kết
 a. Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ đa dạng, mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ. Tính cách nhân vật miêu tả chủ yếu qua hành đọng, cử chỉ, lời nó ... ỉ của nhân vật.
? Tìm các chi tiết miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão Hạc?
? Như vậy, miêu tả nội tâm trong VB tự sự là gì?
? Chúng ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng mấy cách ?
HS trả lời -> GV chốt lại vấn đề.
HS đọc ghi nhớ (SGK/117).
Hoạt động 2: Luyện tập
? BT 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của MGS và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ?
- Chuyển thành văn xuôi đoạn MGS mua Kiều(Chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều , chọn ngôi kể thứ 1 hoặc 3).
GV cho học sinh làm nhóm, lần lượt các nhóm trình bày, gv nhận xét- 7p-
HS chuyển -> GV nhận xét, bổ sung.
? Yêu cầu của BT này ?
* Chú ý: Đóng vai Thuý Kiều trong phiên toà.
- Các nhóm thảo luận: Soạn dàn ý -> Cử đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
Nếu thời gian không đủ, Gv giải quyết trong giờ phụ đạo.
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3
I. Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
 1. Xét ví dụ: Văn bản:Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Tả cảnh:
 - Trước lầu  dặm kia=> Tả cảnh săc bên ngoài
 - Buồn trông  ghế ngồi=> Tả cảnh vật qua tâm trạng
Miêu tả tâm trạng:
 - Bẽ bàng..lòng=> Tả tâm trạng qua cảnh vật
 - Bên trời  người ôm.=> tả tâm trạng Kiều
Dấu hiệu nhận biết:
- Việc miêu tả cảnh vật là miêu tả bên ngoài: Các chi tiết miêu tả bên ngoài như: non xa, trăng gần..có thể quan sát bằng các giác quan
- Việc miêu tả nội tâm là miêu tả bên trong. Các chi tiết tâm trạng Kiều..là các chi tiết, hình ảnh không thể quan sát bằng các quan được.
- Tác dụng: Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm bên trong có mối quan hệ với nhau. Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
2.Ghi nhớ (SGK/117)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (SGK/117).
a) Những câu thơ:
- Miêu tả chân dung bên ngoài của MGS:
 Quá niên trạc  bảnh bao.
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
 Cò kè bớt một thêm hai.
- Miêu tả nội tâm Thuý Kiều:
Nỗi mình  mặt dày.
b) Chuyển đoạn thơ thành đoạn văn tự sự.
Bài tập 2 (SGK/117).
 Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân báo oán -> miêu tả tâm trạng Thuý Kiều lúc gặp Hoạn Thư
4. Củng cố: 
 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
 - Có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng mấy cách?
5. Dặn dò: 
 - Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ, làm BT 3 (SGK/117).
 - Soạn văn bản: Tiếng vọng (theo yêu cầu SGK chương trình địa phương).
--------------------------***-------------------------
	 Ngày soạn: 10/10/2012
TIẾT 40 Ngày dạy : 13/10/2012
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
VĂN BẢN: TIẾNG VỌNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Giúp học sinh cảm nhận được:
	+ Tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng, được dội về từ một miền kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả.
	+ Tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi trong tâm hồn nhà thơ.
	+ Nghệ thuật đối thoại.
Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ của địa phương: Hương Đình
- Phân tích bài thơ để thấy được tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng, được dội về từ một miền kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả. Qua đó, hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi trong tâm hồn nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuatạ độc đáo của bài thơ là các khổ thơ đều có cấu trúc theo hình thức dối thoại ( dưới dạng phân thân) nhằm làm tăng tính chân thật của cảm xúc, đem lại sự mới lạ cho tứ thơ.
2. Kĩ năng:
- Cảm thụ, phân tích một tác phẩm thơ .
- Cảm nhận được vẻ đẹp của từng tứ thơ.
3. Thái độ
- Gd học sinh biết trân trọng, gìn giữ những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ, bởi đó là một phần đời rất quan trọng của mỗi con người
B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Sgk, Sgv, bảng phụ, những tài liệu về nhà thơ Trịnh Đào Chiến....
 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ 
? Hành động nghĩa hiệp của Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả như thế nào? Qua đó, em thấy Vân Tiên là người có phẩm chất gì đáng quý?10 điểm
 ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy  xông vô.
  tả đột hữu xông,
Lâu la bốn phía vỡ tan 
-> Hành động dũng cảm đánh cướp cứu ngườithể hiện tài năng của bậc anh hùng.
Hỏi ai than khóc 
  nghe nói động lòng
  nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
-> Cách cư xử bộc lộ tính cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư.
? Em có suy nghĩ gì về cách ăn nói, cư xử của Kiều Nguyệt Nga?10 điểm
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Thưa rằng.
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
=> Là cô gái khuê các, nết na, có học thức, lời lẽ, cách xưng hô khiêm nhường, dịu dàng. 
- Làm con đâu dám cãi cha
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
3.Bài mới: 
Giới thiệu: Nói đến tuổi thơ, chúng ta nghĩ đến quãng thời gian nào trong cuộc đời con người? Kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi người giống hay khác nhau?
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hs đọc chú thích * và nêu những nét ngắn gọn về cuôïc đời của nhà văn Trịnh Đào Chiến.
Gv Giới thiệu một số nét về tác phẩm:Tác phẩm được viết khi tác giả không còn trẻ trungg hưng nó vẫn gần gũi với độc giả nhỏ tuổi. Sự phân thân của tác giả thành hai cái tôi trong bài có một ý nghĩa biểu đạt đặc biệt. Nó vừa là sự sống dậy của tuổi thơ vừa là sự soi chiếu của hiệnï tại vào quá khứ.
? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
Hs đọc phần chú thích để hiểu nghĩa một số từ ngữ.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
- Gv hưóng dẫn đọc: thể hiệnï sắc thái đối thoại khi đọc. Đọc với giọng thiết tha, truyền cảm, ngắt nhịp đúng để thể hiện cái tình- điệu của bài thơ.
- Hs chú ý 3 đoạn thơ đầu
? Tìm những câu thơ, chi tiết, hình ảnh thơ thể hiện kí ức tuổi thơ của tác giả hiện về?
? Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về kí ức tuổi thơ trong lòng tác giả?
? Với tác giả là vậy, còn với em thì sao?
Gv liên hệ với bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh.Trong tim ai cũng có một dòng sông bên mình. Con sông tôi gắn bó với tuổi thơ đời tôi
? Tiếng vọng tuổi thơ đã đưa tác giả trở về quá khứ và tạo nên một cuộc gặp gỡ giữa tôi hiện tại và tôi quá khứ. Câu thơ nào thể hiện điều đó? Sự gặp gỡ ấy đem lại cảm giác, tâm trạng gì cho tác giả?
Gv chuyển ý
Hs chú ý hai khổ cuối
? Trong hai khổ thơ cuối, chúng ta cần chú ý những hình ảnh nào?
? Hình ảnh: cánh đồng, hạt cựa mình trong đất ẩm, mùa vàng có ý nghĩa thực không? Theo em nó thể hiện ước mơ gì của tác giả?
- Gv liên hệ cuộc đời tác giả: Một nhà giáo dạy toán, một phó giám đốc sở GD&ĐT, một thầy hiệutrưởng.đó là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi..
? Những hình ảnh này có mối liên hệ gì với tiếng vọng tuổi thơ ở trên?
- Tuổi thơ có cánh dồng và những mùa gặt, trong hiện tại, sự nghiệp của nhà thơ cũng tựa một cánh đồng, hạt giống gieo đã phát triển, trưởng thành, tác giả mơ ngày gặt hái.
- Tuổi thơ soi chiếu cho cuộc đời thực tại để con người không bị ám bụi, bộn bề hơn mà biết hướng mình tới những điều đẹp đẽ, biết gieo niềm tin, hi vọng, biết cảnh tỉnh mình trước những ham muốn tầm thường.
? Theo em hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa gì?
GV: thời gian lặng lẽ trôi, tuổi thơ đi qua không bao giờ trở lại, chỉ thỉnh thoảng hiện v trong kí ức. Còn vầng muôn đời vẫn thế, vẫn sáng trong và thanh khiết vô ngần. Vầng trăng đẹp đẽ như tuổi thơ và tuổi thơ cũng chính là vầng trăng trong tâm tưởng, hãy để cho vầng trăng kia chiếu sáng tâm hồn, để kí ức tuổi thơ không bao giờ lịm tắt và hiện tại cuộc đời đáng sóng, đáng yêu hơn.
? Phân tích những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
? Qua đó, em cảm nhận được điều gì?
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv cho học sinh làm câu 2 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Trịnh Đào Chiến
- Quê: An nhơn-Bình Định
- Hiệụ trưởng trường CĐSP Gia Lai.
- Có nhiều đóng góp cho nền văn học của tỉnh nhà.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong tập “ Mưa phố”
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1: 3 đoạn đầu: Tiếng vọng được cất lên từ quá khứ
+ Phần 2: 2 đoạn cuối: Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai.
II. Đọc- hiểu văn bản
Tiếng vọng được cất lên từ quá khứ
-Cánh đồng làng, chú chó con đuôi xòe bím tóc, đồi hoang và những cánh diều
=> Gợi nhớ về một thời thơ ấu hồn nhiên chân đất rong chơi, nghịch ngợm, rất vô tư. Tuổi thơ gắn với quê hương vùng duyên hải miền trung.
- Những dế mèn, khúc lãng du lá cỏ
- Triền sông- tôi trong veo
=> Tiếng thì thầm xa xăm vọng về từ một thời hoa niên đẹp đẽ.
- Gió mùa thu và tiếng kẹt của
Trả tôi về hun hút một triền sông
=>Dòng sông của tuổi thơ, dòng sông của cội nguồn, kí ức
=> Kí ức tuổi thơ trong lòng tác giảlà một thế giới hồn nhiên, trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng.
- Tôi trong veo nhìn tôi ám bụi
Tôi bộn bề nhìn tôi rỗng không
=> Hình ảnh đối lập. Sự nuối tiếc quá khứ xa xôi và một chút xót xa cho hiện tại.
2. Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai
- ..cánh đồng, hạt cựa mình trong đất ẩm
 Mùa vàng
=> Là cánh đồng của sự nghiệp, là hạt giống tấm hồn, là niềm mong ước về một thành quả chín rộ
=> Kí ức tuổi thơ giúp cho con người sống đẹp hơn với cuộc đời thực tại.
Kìa tôi ơi
một vầng trăng
=>Vầng trăng muôn đời vẫn thế, vẫn sáng trong và thanh khiết vô ngần. Vầng trăng đẹp đẽ như tuổi thơ và tuổi thơ cũng chính là vầng trăng trong tâm tưởng.
3.Tổng kết
 a. Nghệ thuật
- Dùng hình thức tự vấn vừa thiết tha vừa vừa khắc khoải bồi hồi vừa thể hiện sự rung động của tâm hồn trước tiếng vọng của tuổi thơ.
- Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi và sức biểu cảm
- Điệp cấu trúc thơ: hỏi và đáp. Mỗi khổ là một tiếng vọngt rong tâm hồn, vừa bổ sung vừa nối tiếp nhau tạo nên một dòng chảy trong kí ức
b. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK/57
III. Luyện tập 
Đáp án:
- Đoạn văn của học sinh phải đảm bảo các ý sau:
+ Tuổi thơ là phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người.
+ Có tuổi thơ đẹp đẽ, có tuổi thơ nhọc nhằn, có tuổi thơ sôi nổi, mạnh mẽ cũng có tuổi thơ lặng lẽ âm thầm.
+ Ở tuổi thơ, con ngưòi chưa trưởng thành, chưa có những thức chín chắn sâu sắc về cuộc đời nhưng lại là quãng thời gian người ta nuối tiếc và khát khao được trở lại nhất. Đặc biệt càng đi xa tuỏi thơ, người ta càng nhớ và càng khao khát, vì tuổi thơ là nơi lưu giữ những kí ức ngọt ngào của tuổi hoa niên, đánh mất tuổi thơ đồøng nghĩa với việc đánh mất một phần đời đẹp đẽ và quý giá của bản thân.
4. Củng cố
- Đọc diễn cảm bài thơ. 
- Phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ?
5. Dặn dò về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung phân tích. 
- Làm bài tập 3,4/57
- Soạn bài thơ : Đồng chí theo hệ thống câu hỏi trong SGK, xác định nội dung chính, tìm một số bài thơ có cùng chủ đề.
--------------------------***-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc