Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 2010

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 2010

Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Ôn lại một só tác phẩm truyện trung đại, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của truyện

- Khái quát vị trí vai trò của văn học trung đại, các giai đoạn văn học trung đại

II. Chuẩn bị của giá viên và học sinh:

GV: Tài liệu tham khảo, SGK

HS: Ôn tập kiến thức

 

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 1/10/2010 Tiết 1
Giảng 9A:
	9B: 
Chuyªn ®Ò 1: v¨n häc trung ®¹i viÖt nam
(15 tiết)
Tiết 1:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
I . Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Ôn lại một só tác phẩm truyện trung đại, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của truyện
Khái quát vị trí vai trò của văn học trung đại, các giai đoạn văn học trung đại
II. Chuẩn bị của giá viên và học sinh:
GV: Tài liệu tham khảo, SGK
HS: Ôn tập kiến thức
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 
- Bài cũ:
2. Bài mới: 
Hoạt động cảu thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động1: Tóm tắt kiến thức cơ bản
GV: Em hãy cho biết thế nào gọi là văn học trung đại?
HS: Trả lời văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến
GV: Em hãy nêu vị trí của văn học trung đại?
HS: 
GV: Em hãy nêu các giai đoạn của văn học trung đại?
HS: Được chia làm 3 giai đoạn:
GV: Nội dung của văn học trung đại phản ánh điều gì?
HS: 
I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về văn học trung đại.
 Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.
2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.
- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.
 3. Các giai đoạn của văn học trung đại.
Được chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 
4. Nội dung văn học trung đại.
- Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
- Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...
- Tố cáo chế độ phong kiến...
* Hoạt động 2: 
II/Các dạng đề.
1. Dạng đề từ 2- 3 điểm.
 	 Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam.
 * Gợi ý: 
- Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau.
2. Dạng đề từ 5- 7 điểm.
 	Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học.
*Gợi ý:
 Văn học trung đại có 3 giai đoạn:
 a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo.
- Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc.
b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp)
- Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người.
c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 
- Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương...
- VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại.
3. củng cố: 
GV hệ thống nội dung bài học:
Hướng dẫn học ở nhà: 
Về nhà làm một số bài tập sau: 
III. Bài tập về nhà.
1. Dạng đề từ 2-3 điểm.
Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau:
STT
Tác phẩm
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
 Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này.
2. Dạng đề từ 5-7 điểm.
Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại.
*Gợi ý: 
-VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân.
- Sang đến giai đoạn 2 nội dung văn học vẫn đề cao chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường song đã bắt đầu phản ánh cuộc sống đời thường, đề cao cái “tôi”
- Giai đoạn 3 nội dung văn học đã phát huy và phản ánh cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau:
+ Các biến cố lịch sử xã hội.
+Tố cáo vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến.
+Phản ánh số phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Bày tỏ kín đáo tâm sự yêu nước, đề cao đạo lý làm người, ca ngợi cuộc sống...
 .....................................................................................................
Soạn : Tiết 2- 3
Giảng: 
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Ôn lại nội dung và cốt truyện , nghệ thuật truyện
- Thấy được số phận người phụ nữ xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương và chế độ phụ quyền 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Ngữ văn
HS: ôn lại kiến thức đã học
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 
- Bài cũ:
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cơ bản
GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ?
HS: 
GV: Là truyện thứ 16 của tác giả đây là một trong 8 truyện của tác giả viết về người phụ nữ
GV: Em hãy tóm tắt nội dung chính của truyện?
HS: 
GV: đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các dạng đề 
I. . TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu.
- Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.
2. Tác phẩm:
Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục.
a. Nội dung:
- Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.
- Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng truyện.
- Miêu tả nhận vật.
- Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Chủ đề.
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
II. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1: 
Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở bài 
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân bài
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết bài 
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
+ Người vợ phải gánh vác công việc gia đình.
- Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công.
+ Vũ Thị Thiết là một người thuỷ chung, yêu thương chồng con, có hiếu với mẹ ...
+ Trương Sinh là người đa nghi, hồ đồ, độc đoán -> đẩy Vũ Nương đến cái chết thảm thương.
+ Hiểu ra sự thật Trương Sinh ân hận thì đã muộn.
2. Giá trị nhân đạo
- Đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương.
+ Đảm đang: Thay chồng gánh vác việc nhà...
+ Hiếu thảo, tôn kính mẹ chồng ...
+ Chung thuỷ: Một lòng, một dạ chờ chồng ...
3. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, nhân vật.
- Kịch tính trong truyện bất ngờ.
- Yếu tố hoang đường kỳ ảo.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện.
- Truyện là bài học nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc gia đình.
3. Củng cố:
GV: Hệ thống nội dung và nghệ thuật của truyện
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm chắc nội dung và cốt truyện
- Làm một số dạng đề sau
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng) tóm tắt lại "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
	- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiệc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
	Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.
b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục  ... hồng nghi oan , phải tìm đễn cái chết, vĩnh viến không thể đoàn tụ với gia đình chồng con - Nàng vũ thị Thiết.
 - Số phận vương Thuý Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần ( Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở) quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần).
+ Cảm thương xót xa cho cuộc đời của những người phụ nữ xưa. Căm giận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đã trà đạp lên nhân phẩm cuộc đời họ
 - Vẻ đẹp, nhân phẩm của họ:
	+ Tài sắc vẹn toàn:
	- Chung thuỷ son sắt (Vũ Thị Thiết)
	- Tài sắc hiếu thảo nhân hậu, bao dung khát vọng tụ do công lý và chính nghĩa (Thuý Kiều).
3. Kết bài:
	- Nêu cảm nhận bản thân. (Xót xa thương cảm) . 
 - Bày tỏ thái độ không đồng tình, lên án chế độ xã hội phong kiến bất công vô nhân đạo xưa).
 - Khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay
 .........................................................................................
 Tiết 14 +15 TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
 (Nguyễn Đình Chiểu )
	A -TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
	 1-Tác giả :
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi Đồ Chiểu ,sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh ),quê cha ở xã Bồ Điền -Phong Điền -Thừa Thiên Huế .
 - Là nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lý và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước .
	2-Tác phẩm 
	a -Nội dung:
 Truyện lục vân tiên là truyện thơ nôm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XI X. Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát được viết ra nhằm mục đích truyền dạy đạo lý làm người . Đạo lý đó là :
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy...
- Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời .
	b-Nghệ thuật:
Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện thơ nôm mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là để đọc, để xem .Truyện có kết cấu ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu .Tác phẩm khắc hoạ thành công những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
	c-Chủ đề : Tác phẩm thể hiện khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả, phẩm chất của hai nhân vật, thái độ và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
	B- CÁC DẠNG ĐỀ
	1. Dạng đề 2-3 điểm 
	 Đề 1 : Cho hai câu thơ sau :
 "Nhớ câu kiến ngãi bất vi 
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ".
 Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về tác giả và cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
	 * Gợi ý :
	a- Mở đoạn: giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu , và hai câu thơ.
	b - Thân đoạn:
	*Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên ...
	- Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện" báo đức thù công " thì Vân Tiên 'liền cười " rồi đĩnh đạc nói :
 "Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ".
	* Ý nghĩa của hai câu thơ : 
Hai câu thơ tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán .
	c-Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được...
	2 . Dạng đề 5-7 điểm 
 	 Đề 2 : Cảm nhận của em về lòng nhân nghĩa trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn".
	* Gợi ý :
	a-Mở bài : Giới thiệu về tác giả , tác phẩm ,nhân vật 
 - Khái quát chủ đề của đoạn trích 
 Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đứcđạo lý ca ngợi chính nghĩa ,nhân nghĩa, ca ngợi những người anh hùng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, làm việc nhân nghĩa không mảy may vụ lợi ...Một trong những đoạn trích thể hiện thành công chủ đề lòng nhân nghĩa là đoạn trích"Lục Vân Tiên gặp nạn "...
	b-Thân bài: Cảm nhận về lòng nhân nghĩa trong đoạn trích:
 - Thể hiện ở nhân vật Ông Ngư qua :
 + Hành động,việc làm
 + Lời nói ... 
 Hình ảnh ông ngư và gia đình ông là một hình ảnh đẹp ,đối lập với hình ảnh trịnh hâm như cái thiện đối lập với cái ác, cái cao cả đối lập với những toan tính thấp hèn, ánh sáng đối lập với bóng tối .Hiình ảnh đó hiện lên cao đẹp trong sáng qua những việc làm, lời nói và cuộc sống của ông Ngư:
 - Việc làm :
 ...vớt ngay lên bờ .
 Hối con vầy lửa một giờ 
 Ông hơ bụng dạ ,mụ hơ mặt mày .
 Việc làm khẩn trương và rất ân cần ,chu đáo ,cả nhà xúm vào hết lòng chạy chữa cho Vân Tiên những cách thức rất dân dã .Đó là những tình cảm chân thực và lòng yêu thương con người của gia đình ông Ngư .
 - Lời nói :
 ...người ở cùng ta ,
 Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui .
 Những lời nói đầy ân tình và rất mực khảng khái, trọng nghĩa, khinh tài . Gia đình ông Ngư cũng chẳng giàu có gì, chỉ rau cháo qua ngày, vậy mà tấm lòng rộng mở, sẵn sàng cưu mang Vân Tiên . Tấm lòng đó đâu cần đến một sự trả ơn !
 ...lòng lão chẳng mơ 
 Dốc lòng nhân nghĩa ,há chờ trả ơn.
 Câu nói của ông bộc lộ một thái độ khảng khái, vô tư của con người không vụ lợi, ích kỷ, một lòng làm việc nghĩa không bao giờ cần sự báo đáp của người chịu ơn, đó là đức tính khiêm nhường, thấy việc nghĩa thì làm, không coi đó là công trạng ... 
 - Cuộc sống của gia đình ông Ngư :
 	Nước trong rửa ruột ...Hàn Giang .
 + Cuộc sống ngoài vòng danh lợi, ngoài sự bon chen của thế tục nên nó rất trong sạch không gợn vẩn đục .
 + Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên.
 + Cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản bởi con người tự làm chủ mình, tìm thấy niềm vui trong lao động tự do ... 
	c- Kết bài: hình ảnh ông Ngư bao hàm cả niềm tin và mơ ước của tác giả về cuộc đời , về con người . Điều đáng quý là niềm tin và ước mơ đó đã được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân dân và những người lao động bình thường ...
	 C- BÀI TẬP VỀ NHÀ 
	 Đề 1 : Viết đoạn văn tóm tắt ngắn gọn tác phẩm "Lục Vân Tiên " của NĐC
	 * Gợi ý :
 - Lục Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ .nghe tin triều đình mở khoa thi liền từ giã thầy xuống núi đua tài ,trên đường về thăn cha mẹ gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ...
 Sau khi về thăm cha mẹ,Vân Tiên lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công người đã hứa gả con gái cho chàng.Vân Tiên có thêm bạn đồng hành là Vương Tử Trực,...Lúc sắp vào thi Vân Tiên được tin mẹ mất liền bỏ thi về chịu tang. Dọc đường về Vân Tiên đau mắt nặng và bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm hãm hại, được gia đình ông Ngư cưu mang ....
Đề 2 : "Lục Vân Tiên là một chàng trai tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài ". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ".
 (Trích Lục Vân Tiên -Nguyễn Đình Chiểu)
	 *Gợi ý :
	a - Mở bài: giới thiệu chung về tác giả, đoạn trích, nhân vật 
 Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước nổi tiếng, là tấm gương chói sáng trong lịch sử và văn học Việt Nam . Ông đã cống hiến cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng. Truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm được nhân dân ta vô cùng yêu thích và truyền tụng, bởi nó là bài học lớn về đạo lý làm người . Đoạn trích là một sự kiện đặc biệt làm nổi bật phẩm chất cao quý của Lục Vân Tiên...
	b- Thân bài: Phân tích -chứng minh làm sáng tỏ những luận điểm sau:
 - Lục Vân Tiên là chàng trai tài ba, dũng cảm : (hành động đánh cướp cứu dân , một mình tả xung hữu đột, không sợ nguy hiểm đến tính mạng ...Ân cần hỏi han Nguyệt Nga và nữ tì , thương cảm và lo lắng cho hai người một cách chân tình ....
 - Lục Vân Tiên là chàng trai trọng nghĩa khinh tài:(khi Kiều Nguyệt Nga kể đầu đuôi sự việc mình mắc nạn và xin được đền ơn thì Lục Vân Tiên liền cười và cho rằng đó là việc làm tất yếu, chuyện thường tình ....
	c - Kết bài: khẳng định ....đó là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật -mẫu người anh hùng lý tưởng của ông và quần chúng ...
	Đề bài: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ điều đó.
 Gợi ý:
 * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà ngời phụ nữ phải gánh chịu.
 - Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
 + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
 + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trờn Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
 + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
 - Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc
 + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.
“ Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”
 + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá
 + Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mời lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
 - Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình

Tài liệu đính kèm:

  • docON LOP 9 NAM 2010-2011.doc