1.Kiến thức:
- Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên
- Trình bày được tâm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.Kĩ năng:
- Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin
- Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và tự trình bày trước lớp
Chương IV bảo vệ môi trường Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên Trình bày được tâm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên 2.Kĩ năng: Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và tự trình bày trước lớp 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệ,sử dụng và phát triển hợp lí các dạng tài nguyên II.Chuẩn bị Tranh vẽ hình 58.1,58.2 Phiếu học tập Bảng phụ HS kẻ sẵnbảng 58.3,58.3 vào vở bài tập III. Hoạt động dạy học *ĐVĐ: Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên này không phải là vô tận nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lí thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng.Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lí bài học hôm nay sẽ rõ. 1.Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu *Mục tiêu: HS phân biệt được các dang tài nguyên *Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I trang 173 SGK - Phát phiếu học tập Hãy chọn nội dung ở cột B tương ứng với cột A Dạng tài nguyên (Cột A) Ghi kết quả Các tài nguyên ( Cột B) 1.Tài nguyên tái sinh 2.Tài nguyên không tái sinh 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu a.Khí đốt thiên nhiên b. Tài nguyên nước c. Tài nguyên đất d Năng lượng gió e. Dầu lửa g.Tài nguyên sinh vật h. Bức xạ mặt trời i.Than đá k. Năng lượng thuỷ triều l. Năng lượng suối nước nóng GV nhận xét đưa ra đáp án đúng GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin mụcI trang173 SGK và trả lời câu hỏi sau: ?Hãy kể tên các dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta?( có thể kể thêm tài nguyên không tái sinh ở địa phương) ? Theo em tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? Từ phiếu học tập vừa hoàn thành và thông tin thu nhận được em hãy cho biết: ? Có những dạngtài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Mỗi dạng lấy ví dụ minh hoạ? - GV nhận xét và rút ra kết luận HS nghiên cứu thông tin độc lập Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm Đại diện 1-2 nhóm trình bày Nhóm khác nhận xết bổ sung + đáp án: b,c,g a,e,i d,h,k,l +Than đá,dầu lửa,đá quý +Rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ vakhai thác hợp lí thì phục hồi *Kết luận 1: Các dạng tài nguyên: + Tài nguyên không tái sinh:sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt + Tài nguyên taisinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi + Tài nguyên vĩnh cửu: thay thế năng lượng đang bị cạn kiệt,hạn chế ô nhiễm môi trường 2.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Hoạt động 2.1 *Mục tiêu: HS trình bày được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV gọi một HS đứng dậy đọc to thông tin mục 1 SGK trang174 Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 58.2 lên bảng gọi một HS lên hoàn thành GV nhân xét đưa ra đáp án đúng GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 58.1SGK và trả lời câu hỏi sau? ? Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc nhữnh nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất? ? Vậy sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí? Cả lớp lắng nghe và theo dõi thông tin HS còn lại tự hoàn thành bảng vào vở bài tập sau đó nhận xét bài làm của bạn +Những nơi đó khi nước chảy va vào gốc cây,thảm mục nên vận tốc chậm lại làm đất hạn chế xói mòn Kết luận 2.1 Sử dụng tài nguyên đất hợp lí là lam cho đất không bị thoái hoá: + Nâng cao độ phì nhiêu của đất + Chống xói mòn đất, chống khô hạn,chống nhiễm mặn + Nâng cao độ phì nhiêu của đất + Trồng cây gây rừng Hoạt động2.2: *Mục tiêu: HS trình bày được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục2 trang 175 SGK,kết hợp quan sát hình vẽ 58.2 và hoàn thành bảng 58.3 vào vở bài tập GV gợi ý để HS tìm các ví dụ tại địa phương Sau khi HS hoàn thành bảng thì GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau ? Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì? ?Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm? ?Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không ?(Dựa vào chu trình nước) - GV nhận xét và rút ra kết luận HS nghiên cứu thông tin và hoàn thành bảng vào vở bài tập độc lập + Thiếu nước ảnh hưởng tới mùa màng,thiếu nước uống cho gia súc,gây nhiều bệnh tật + Gây bệnh tật đối với người và gia súc + Trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên trái đất,tăng lượng bốc hơi nước và nước ngầm *Kết luận2.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước: + Xây dựng hệ thống thoát nước + Xây dựng các công trình xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp + Không đổ rác thải xuống dòng sông + Trồng rừng tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm Hoạt động 2.3 *Mục tiêu: HS trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên rừng Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục3 trang 176 SGKvà trả lời câu hỏi: ? Chặt phá và đốt rừng gây nên hậu quả gì? ? Em hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng của nước ta đang được bảo vệ tốt? ? Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ý nghĩa gì? - GV nhận xét và rút ra kết luận HS nghiên cứu thônh tin độc lập + Làm cạn kiệt nguồn nước,xói mòn đất,ảnh hưởng tới khí hậu,mất nguồn gen sinh vật + Rừng Cúc Phương,Ba Vì,Tam Đảo,Cát Tiên,Bạc mã,Pù Mát *Kết luận2.3 +Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác ,bảo vệ và trồng rừng +Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất,nước và các tài nguyên sinh vật khác IV. Cũng cố: Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng 1.Những tài nguyên sau là tài nguyên không tái sinh: Than đa,đất ,nước,dầu lửa Dầu mỏ,thiếc,gió,nước,đá vôi Dầu lửa,vàng,quặng,than đá 2.Tài nguyên tái sinh là: Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng ít phục hồi Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng hợp lí không được phục hồi Nguồn tài nguyên saư khi sử dụng hợp lí sẽ được phục hồi Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2.Kĩ năng: Quan sát,phân tích,tổng hợp, hoạt động nhóm tự rút ra kiến thức 3.Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường II.Chuẩn bị: Hình vẽ 59 SGK Phiếu học tập Bảng phụ HS kẻ sẵn bảng59 vào vở bài tập III.Các hoạt động dạy học *Bài cũ: Vì sao phải sử dụng tiết kiệmvà hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Gợi ý: Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận,chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa bảo đảm duy trì tài nguyên cho thế hệ mai sau *Bài mới: 1.ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhên hoang dã Hoạt động 1: *Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường,gìn giữ thiên nhiên hoang dã *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK trang 178 và trả lời câu hỏi: ? Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa gì? ? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần cân bằng sinh thái? - GV nhận xét và rút ra kết luận HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi độc lập + Góp phần cân bằng sinh thái +Vì bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.Tránh được thảm hoạ như:Lũ lụt xói mòn hạn hán,ô nhiễm môi trường *Kết luận1:Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần giữ cân bằng sinh thái + Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng + Tránh được các thảm hoạ: xói mòn ,lũ lụt,hạn hán ô nhiễm môi trường.. 2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên Hoạt động2. *Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS quan sát hình 59 SGK và tự lập sơ đồ các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã GV đến từng nhóm nhắc nhở Sau khi HS hoàn thành GV phác hoạ sơ đồ này lên góc phải của bảng Phát phiếu học tập Hãy chọn nội dung thích hợp ở cột B tương ứng với cột A Các biện pháp (cột A) Hiệu quả(Cột B) 1.Đối với những vùng đất trống,đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biên pháp chủ yếu và cần thiết nhất a.Điều hoà lượng nước,mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng 2.Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí b.Chống xói mòn,hạn chế lũ lụt, hạn hán,cải tạo khí hậu 3.Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh c.Góp phần đem lại lợi ích kinh tế 4.Thay đổi các loại cây trồng hợp lí d.Nhằm tăng độ màu mỡ cho đất 5.Chọn giống vật nuôi và cây trồng thíchhợp và có năng suất cao e.Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,tận dụnđược hiệu quả sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng Quan sát tranh và lập sơ đồ theo nhóm +Đáp án 1.b 2.a 3.d 4.e 5.c *Kết luận 2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: + Bảo vệ các khu rừng già,rừng đầu nguồn.. + Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật + Xây dựng khu bảo tồn,các vườn quốc gia + Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật + ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm 3.Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau: ?Là HS các em có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên? ? Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên? - GV nhận xét và rút ra kết luận Thảo luận theo nhóm Đại diện 1-2 nhó bổ sung *Kết luận 3: Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn và cải tạo thiên nhiên IV.Củng cố: Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật? Gợi ý: + Bảo vệ các khu rừng có độ đa dạng sinh vật cao,rừng đầu nguồn + Bảo vệ khẩn cấp các loài sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng V.Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK Nghiên cứu trước bài “ Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái” Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái I.Mục tiêu: 1.Kiến thức HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái từ đó đề xuất được những biên pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương 2. Kĩ năng: Hoạt động nhóm, quan sát ,phân tích, tổng hợp tự đề ra biện pháp bảo vệ sinh thái 3.Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường II.Chuẩn bị Tranh vẽ một số hệ sinh thái Bảng phụ Phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học *Bài cũ: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? *Bài mới: 1.Sự đa dạng của các hệ sinh thái *Mục tiêu: HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu *Tiến hành: Hoạt động của giá ... tập III.Các hoạt động dạy học 1.Sự cần thiết ban hành luật *Mục tiêu: HS trình bày được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mụcI và hoàn thành bảng 61SGK trang184 GV treo bảng chuẩn ? Vì sao phải cần thiết ban hành luật bảo vệ môi trường? - Nhận xết và rút ra kết luận - Nghiên cứu thông tin và hoàn thành bảng độc lập vào vở bài tập HS đối chiếu và chữa vào vở bài tập - HS trả lời độc lập Kết luận1: Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm: + Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chăn khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra + Điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường hợp lí 2. Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam *Mục tiêu : HS trình bày được nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK trang184,185 và trả lời câu hỏi sau: ? Luật bảo vệ môi trường gồm mấy chương,mấy điều? Nội dung chính của chươngII và III là gì? - GV nhắc qua nội dung của 7 chương trong luật nhưng nhấn mạnh chương II,III. HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi độc lập HS khác nhận xét bổ sung *Kết luận2: Luật bảo vệ môi trường quy định: + Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp,cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái,ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu,khai thác,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên + Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam + Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp + Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường phải bồi thường 2.Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường Mục tiêu: HS nhận biết được những sự việc,hành động vi phạm luật bảo vệ môi trường Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh mụcIII SGK và Phát phiếu học tập Hãy khoanh tròn vào phương án em chọn Những hành động sau đây hành động nào làm suy thoái môi trường: Đổ rác thải ra sông Đốt cây rừng lấy than Phun thuốc trừ sâu Săn bắn động vật quý hiếm Chặt phá rừng lam củi Trồng cây trên đồi trọc ?Hãy nêu lên biện pháp khắc phục? Thực hiện lệnh và phiếu học tập theo nhóm Đại diện 1-2 nhóm trình bày Nhóm khác bổ sung + đáp án:a,b.c.d.e - HS tự nêu biện pháp khắc phục *Kết luận: Mội người đều có trách nhiệm thực hiện tốt “Luật bảo vệ môi trường” Cũng cố: Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường? Đề xuất các biện pháp khắc phục? V.Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK Ôn lại các kiến thức của chương bảo vệ môi trường Bài 62 Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương I.Mục tiêu: HS vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình củ thể ở địa phương Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương II.Chuẩn bị Giấy trắng khổ lớn dùng khi thảo luận Bút dạ Bảng phụ III.Tiến hành GV treo bảng phụ ghi sẵn các nội dung thảo luận a. + Ngăn chặn hành vi bất hợp pháp b. + Không đổ rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh c. + Không sử dụng phương tiện gao thông quá cũ nát gây ô nhiễm d. + Tích cực trồng nhiều cây xanh Chia lớp ra làm 4 nhóm Nhóm 1: Thảo luận chủ đề a Nhóm 2: Thảo luận chủ đề b Nhóm 3: Thảo luận chủ đề c Nhóm 4: Thảo luận chủ đề d Mỗi nhóm viết nội dung thảo luận vào giấy khổ lớn 15 phút Sau 15 phút các nhóm cử đạu diện trình bày Nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi thảo luận Sau khi các nhóm trình bày GV nhận xét giờ thực hành về ưu điểm và khuyết điểm Hướngdẫn học sinh viết bản thu hoạch Tên bài thực hành: Họ và tên: Lớp: 1.Nội dung báo cáo Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận Những điểm chưa nhất trí cần góp ý thêm Trách nhiêm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường 2. Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành,sưu tầm tranh ảnh về những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trườngvà những tấm gương thực hiện tốt luật VI.Dặn dò: Về nhà nghiên cứu trước các bảng bài 63 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường I.Mục tiêu: Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất đời sống Rèn luyện kĩ năng tư duy,so sánh tổng hợp,hệ thống hoá II. Chuẩn bị Bảng phụ Kẽ sẵn 6 bảng trong sách giáo khoa vào vở bài tập III.Các hoạt động dạy học 1.Hệ thống hoá kiến thức *Mục tiêu: HS hoàn thành được các bảng hệ thống hoá kiến thức *Tiến hành: GV chia lớp làm 6 nhóm Nhóm1: Hoàn thành bảng 63.1 Nhóm2: Hoàn thành bảng 63.2 Nhóm3: Hoàn thành bảng 63.3 Nhóm4: Hoàn thành bảng 63.4 Nhóm5: Hoàn thành bảng 63.5 Nhóm6: Hoàn thành bảng64.6 Sau 10 phút đại diện từng nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung GV nhận xét trợ giúp các em hoàn thành tốt Ngoài các bảng biểu trong sách giáo khoa khi dạy giáo viên có thể sử dụng các bảng biểu khác 2. Câu hỏi ôn tập Hướng dẫn Câu1: Có vì các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái của sinh vật Câu 2: Những điểm khách biệt về quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài: Sinh vật cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau Sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch Câu3: Quần thể người khác quần thể sinh vật: quần thể người có các đặc trưng kinh tế xã hội,pháp luật,hôn nhân,giáo dục,văn hoá do con người có tư duy,có trí thông minh. Nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể,đồng thời cải tạo thiên nhiên Câu 4: Quần xã và quần thể phân biệt nhau về những mối quan hệ: Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng nơi ở - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong một sinh cảnh - Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch Câu 5: Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Câu6: Những hoạt động tích cực Những hoạt động tiêu cực - Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên - Không săn bắt động vật quý hiếm - Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hoá chất thực vật - Trồng cây gây rừng - Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống Phun thuốc trứ sâu Đổ rác thải ra sông Săn bắt động vật quý hiếm Chặt phá rừng làm củi lấy gỗ Khai thác khoáng sản bừa bãi Câu 7: Dựa vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường để giải thích Câu 8: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau Câu9: Cần phải bảo vệ hệ sinh thái vì hiện nay trên trái đất nhiều vùng bị suy thoái cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng nhằm tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.Mỗi quốc gia và tất cả mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất. Câu 10: + Cần có luật bảo vệ môi trường vì: luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngă chặn khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên + Nội dung cơ bản trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp,cải thiện môi trường,bảo đảm cân bằng sinh thái,ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người thiên nhiên gây ra,khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiện xở lí chất thải bằng công nghệ thích hợp Các tổ chức cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường Lưu ý: Phần trả lời câu hỏi ôn tập GV hướng dẫn học sinh tự làm IV.Dặn dò: Về nhà ôn lại kiến thức lớp 6,7 Chuẩn bị tốt bài 64 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp I.Mục tiêu: HS hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản của sinh học toàn cấp THCS Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đồi sống Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, so sánh tổng, hệ thống hoá II.Chuẩn bị: Bảng phụ Các mảnh giấy ghi các số tương ứng với các nhóm thực vật Phiếu học tập HS kẻ sẵn các bảng vào vở bài tập III.Các hoạt động dạy học 1.Đa dạng sinh học a. Các nhóm sinh vật - GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 64.1 lên bảng - Gọi 2 HS lên điền vào bảng:1 em điền cột “ đặc điểm chung”,1 em điền cột “vai trò” - HS còn lại tự hoàn thành vào vở bài tập Sau 7 phút HS nhận xét GV bổ sung thêm để hoàn thành Đáp án đúng bảng 64.1 SGV HS chữa vào vở bài tập b. Các nhóm thực vật GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 64.2 SGK lên bảng Gọi 2 HS lên bảng : 1 em hoàn thành đặc điểm của “tảo,rêu” 1 em hoàn thành đặc điểm của “quyết,hạt trần,hạt kín” HS còn lại tự hoàn thành vào vở bài tập Sau 5 phút HS nhận xét GV nhận xét cho điểm từng em Đáp án đúng bảng 64.2 SGV HS chữa vào vở bài tập c. Phân loại cây hạt kín GV phát phiếu học tập với nội dung sau Hãy đánh dấu x vào ô trống phù hợp với nội dung trong bảng 64.3 Đặc điểm Cây một lá mầm Cây hai lá mầm Một lá mầm Hai lá mầm Rễ chùm Rễ cọc Gân lá hình cung hoặc song song Số cánh hoa 6 hoặc 3 Số cánh hoa 5 hoặc 4 Thân cỏ(chủ yếu) Thân gỗ,thân cỏ,thân leo.. HS hoạt động theo nhóm 3 phút Sau 3 phút giáo viên thu kết quả 3 nhóm nhận xét và cho điểm d. Các nhóm động vật GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 64.4 SGK lên bảng Nội dung của bảng này tương đối khó vì thế giáo viên gợi ý giúp đỡ HS hoàn thành trong thời gian10 phút Đáp án đúng bảng 64.4 SGV e. Các lớp động vật có xương sống GV yêu cầu HS tự điền nội dung vào bảng 64.5 SGK HS tự hoàn thành vào vở bài tập GV nhắc nhở giúp đỡ học sinh hoàn thành trong thời gian 8 phút GV treo bảng chuẩn ghi sẵn bảng 64.5 SGV HS đối chiếu và chữa vào vở bài tập Tiến hoá của động vật và thực vật a.Phát sinh và phát triển của thực vật GV vẽ phác hoạ sơ đồ cây phát sinh thực vật hình 64.1 SGK lên bảng Dùng các mảnh giấy ghi các số tương ứng với các nhóm thực vật Gọi HS lên dán các số vào sơ đồ cây phát sinh HS khác nhận xét GV trợ giúp để HS hoàn thành trong thời gian 5 phút b. Sự tiến hoá của giới động vật GV phát phiếu học tập Hãy ghép các chữ a,b,c,d, e,g,h,i với các số 1,2,3,4,5,6,7,8 theo trật tự tiến hoá của giới động vật Các nghành động vật Trật tự tiến hoá Giun dẹp Ruột khoang Giun đốt Động vật nguyên sinh Giun tròn g.Chân khớp h.Động vật có xương sống i. Thân mềm 1 2 3 4 5 6 7 8 HS động theo nhóm trong thời gian 3 phút Đại diện 1-2 nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét bổ sung GV đánh giá cho điểm Đáp án đúng: 1-d,2-b,3-a,4-e,5-c,6-i,7-g,8-h Dặn dò: Về nhà học bài và nghiên cứu trước bài 65
Tài liệu đính kèm: