Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề II: ( 3 tiết) cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề II: ( 3 tiết) cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào

 1.2 Cấu trúc điển hình của NST rõ nhất ở kỳ nào trong nguyên phân mô tả cấu trúc đó.

Cấu trúc của NST nhìn rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân. Bởi vì ở kỳ này mỗi NST đơn được nhân đôi thành một NST kép và co ngắn cực đại mỗi NST kép có đường kính 1200 Ăng tơrông và tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.nên quan sát rõ về hình dạng và kích thước và đếm đựoc số lượng của NST. ở kỳ này NST gồm hai Crômatit ( nhiễm sắc tử chị em ) Dính nhau ở tâm động chia NST thành hai cánh

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề II: ( 3 tiết) cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 23.10.2009
Ngµy gi¶ng:24.10.2009
Chñ §Ò II. ( 3 tiÕt) 
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO (NST)
1.1. Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân. 
C¸c k×
Nh÷ng diÔn biÕn c¬ b¶n cña NST
K× ®Çu
- NST kÐp b¾t ®Çu ®ãng xo¾n vµ co ng¾n nªn cã h×nh th¸i râ rÖt.
- C¸c NST kÐp ®Ýnh vµo c¸c sîi t¬ cña thoi ph©n bµo ë t©m ®éng.
K× gi÷a
- C¸c NST kÐp ®ãng xo¾n cùc ®¹i .
- C¸c NST kÐp xÕp thµnh mét hµng ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o cña thoi ph©n bµo.
K× sau 
- Tõng NST kÐp chÎ däc ë t©m ®éng thµnh 2 NST ®¬n ph©n li vÒ hai cùc cña tÕ bµo.
K× cuèi
C¸c NST d·n xo¾n dµi ra, ë d¹ng sîi m¶nh dÇn thµnh nhiÔm s¾c chÊt.
Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu qua nguyên phân tạo thành hai tế bào con có bộ nst giống mẹ về cả số lượng lẫn cấu trúc . 
 1.2 Cấu trúc điển hình của NST rõ nhất ở kỳ nào trong nguyên phân mô tả cấu trúc đó.
Cấu trúc của NST nhìn rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân. Bởi vì ở kỳ này mỗi NST đơn được nhân đôi thành một NST kép và co ngắn cực đại mỗi NST kép có đường kính 1200 Ăng tơrông và tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.nên quan sát rõ về hình dạng và kích thước và đếm đựoc số lượng của NST. ở kỳ này NST gồm hai Crômatit ( nhiễm sắc tử chị em ) Dính nhau ở tâm động chia NST thành hai cánh 
1.3 Vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng.
- NST là cấu trúc mang gen mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên NST Những biến đổi về cấu trúc và số lượng của NST gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi , nhờ đó thông tin di truyền qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
1.4 Phân biệt bộ NST đơn bội và lưỡng bội.
Bộ NST 2n
Bộ NST n
- NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm hai NST đơn có nguồn gốc khác nhau.
- Gen trên NST tồn tại thành từng cặp
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và trong mô của tế bào sinh dục nguyên thủy.
- NST chỉ tồn tại thành từng chiếc, chỉ xuất phát từ một nguồn gốc.
- Gen trên NST tồn tại thành từng chiếc có nguồn gốc xuất phát từ bố hoặc mẹ.
- Tồn tại trong tế bào của các giao tử đực hoặc cái do kết quả của quá trình giảm phân.
1.5 So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân 
a. Giống nhau: 
- Đều xảy ra các kỳ phân bào tương tự nhau: Kỳ đầu , Kỳ giữa, Kỳ sau, Kỳ cuối.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ đóng xoắn và tháo xoắn.( Đều đóng xoắn ở kỳ đầu và kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và kỳ cuối)
- Đều là cơ chế nhằm duy trì sự ổn định bộ NST của loài.
- Lần phân bào II của giảm phân giống như phân bào nguyên phân.
b. Khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân I:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở mô tế bào sinh dưỡng và mô ở tế bào sinh dục sơ khai.
- Có 1 lần phân bào 
- Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.
- Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp lần phân bào I và phân bào II 
- Không có Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các Crômatit.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và sảy ra trao đổi chéo giữa các Crômatit với nhau.
- NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa.
- NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Chỉ trải qua một chu kỳ biến đổi hình thái.
- Trải qua hai chu kỳ biến đổi hình thái NST chỉ nhân đôi một lần.
Kết quả tạo ra hai tế bào con từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n giống nhau và giống mẹ.
Kết quả: tạo ra 4 tế bào con đơn bội có bộ NST giảm đi một nửa khác nhau về nguồn gốc.
Cơ chế duy trì bộ NST của loài trong một đời cá thể. 
- Cơ chế duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể.
1.6 .So sánh sự khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.
Nhiễm sắc thể thường
Nhiễm sắc thể giới tính
- Tồn tại thành nhiều cặp. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước .
- Chỉ tồn tại thành một cặp . Có thể tương đồng hoặc không tương đồng 
- Gen tồn tại thành từng cặp tương ứng
Gen tồn tại thành từng cặp ,có thể tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST.
- Gen trên NST qui định các tính trạng thường của cơ thể không liên quan đến giới tính.
- Gen chủ yếu qui định các tính trạng về giới.
 1.7 Trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đùng hay không.
- Ở nam khi giảm phân cho hai loại tinh trùng X; Y Có tỷ lệ bằng nhau 
- Ở nữ khi giảm phân cho một loại trứng 
- Sự kết hợp hai loại tinh trùng của bố với trứng của mẹ tạo nên hai kiểu hợp tử XX và XY phát triển thành con gái và con trai với tỷ lệ bằng nhau.
- Ta có sơ đồ sau:
P : Mẹ 44A + XX x Bố 44A + XY 
Gp 22A + X 22A+ X ; 22A + Y
F1 44A + XX 44A + XY 
 Con gái Con trai
- Theo cơ chế NST giới tính xác định giới tính thì việc sinh con trai hay con gái là do bố quyết định, chứ không phải do mẹ quyết định.
Ngµy so¹n: 30.10.2009
Ngµy gi¶ng:31.10.2009
CHỦ §Ò iii( 3TiÕt) 
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ
DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO (NST)
1. Tính số tế bào con tạo thành trong nguyên phân và giảm phân. 
Tế bào sinh sản bằng cách phân đôi trở thành 2 tế bào con à số tế bào ở thế hệ sau gấp đôi số tế bào ở thế hệ trước. 
- Từ 1 tế bào ban đầu:	
+ Qua 1 đợt phân bào tạo 21 tế bào con 
+ Qua 2 đợt phân bào tạo 22 tế bào con 
*. Số tế bào con tạo thành từ 1 tế bào ban đầu qua x đợt phân bào: A= 2x
Bài tập áp dụng:
Một tế bào sinh dưỡng của ngô nguyên phân liên tiếp 10 lần hỏi có bao nhiêu tế bào con được tạo thành?
Biết 2n ngô = 20 NST 
Giải
Áp dụng công thức A = 2x 
Số tế bào con đựoc tạo thành = 210 = 1024
Đáp án: 1024
 - Từ nhiều tế bào ban đầu:
+ a1 tế bào qua x1 đợt phân bào à tế bào con a1.2x1
+ a2 tế bào qua x2 đợt phân bào à tế bào con a2.2x2
*. Tổng số tế bào con sinh ra A = a1 .2x1 + a2 . 2x2 + + an . 2xn
2. TÍNH SỐ NHIỄM SẮC THỂ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TRONG QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA NHIỄM SẮC THỂ.
Khi tự nhân đôi, mỗi nửa của nhiễm sắc thể ban đầu tạo thêm nửa mới từ nguyên liệu của môi trường nội bào để trở thành 2 nhiễm sắc thể giống hệt nó (do đó có thể quan niệm là một nhiễm sắc thể cũ tạo thêm một nhiễm sắc thể mới).
Mỗi đợt nguyên phân có 1 đợt tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ số đợt tự nhân đôi của nhiễm sắc thể = số đột nguyên phân của tế bào. 
*. Số NST tương đương với nguyên liệu được môi trường nội bào cung cấp bằng tổng số NST sau cùng trong tất cả tế bào con trừ số NST ban đầu tế bào mẹ. 
- Tổng số NST sau cùng trong tất cả tế bào con: 2n .2x
- Số NST ban đầu trong tế bào mẹ: 2n
Vậy tổng số NST tương đương với nguyên liệu được cung cấp khi 1 tế bào 2n phải qua x đợt nguyên phân là: 
NST = 2n . 2x - 2n = 2n (2x – 1)
- Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu mới: ( giảm phân)
Dù ở đợt nguyên phân nào, trong số NST của tế bào con cũng có 2 NST mang 1/2 NST cũ của 1 NST ban đầu à số NST có chứa 1/2 NST cũ = 2 lần số NST ban đầu. Vì vậy, số NST trong tế bào con mà mỗi NST này đều được cấu thành từ nguyên liệu mới do môi trường nội bào cung cấp là: 
NST mới = 2n . 2x - 2. 2n = 2n (2x – 2)
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài tập 1:
Một tế bào sinh dưỡng của ngô 2n = 20 NST nguyên phân liên tiếp 10 lần hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu để tạo nên các NST mới tuơng đương với bao nhiêu NST đơn và tạo nên bao nhiêu tế bào mới.
Bài giải:
- Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân 10 đợt là:
 Áp dụng công thức: NST = 2n . 2x - 2n = 2n (2x – 1)
 Thay số ta có: NST = 20( 210 – 1) = 20 460 NST 
- Số tế bào mới đựoc tạo thành 
 Áp dụng công thức A = 2x = 210 = 1024
Đáp án: 1024
3. TÍNH THỜI GIAN NGUYÊN PHÂN 
1. Thời gian của 1 chu kì nguyên phân:
Là thời gian của 5 giai đọan, có thể được tính từ đầu kì trước đến hết kì trung gian hoặc từ đầu kì trung gian đến hết kì cuối. 
2. Thời gian qua các đợt nguyên phân. 
Là tổng thời gian của các đợt nguyên phân liên tiếp.
- Tốc độ nguyên phân không thay đổi:
Khi thời gian của đợt nguyên phân sau luôn luôn bằng thời gian của đợt nguyên phân trước. 
TG = thời gian mỗi đợt x số đợt nguyên phân
- Tốc độ nguyên phân thay đổi: 
Nhanh dần đều: khi thời gian của đợt phân bào sau ít hơn thời gian của đợt phân bào trước là 1 hằng số (ngược lại, thời gian của nguyên phân giảm dần đều) 
Ví dụ: 
Thời gian của đợt nguyên phân 1: 30 phút 	30 phút 
Thời gian của đợt nguyên phân 2: 28 phút 	32 phút 
Thời gian của đợt nguyên phân 3: 26 phút 	34 phút 
	Nhanh dần đều 	Chậm dần đều 
Vậy: Thời gian qua các đợt phân bào liên tiếp là tổng của dãy cấp số cộng mà mỗi số hạng là thời gian của 1 đợt nguyên phân. 
TG = (a1 +ax) = [2a1 + (x – 1).d]
Ngµy so¹n: 06.11.2009
Ngµy gi¶ng:07.11.2009
CHỦ ĐỀ IV ( 2 TiÕt)
CƠ CHẾ GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
I. TÍNH SỐ GIAO TỬ HÌNH THÀNH VÀ SỐ HỢP TỬ TẠO RA 
1.1.Tạo giao tử (Kiểu NST giới tính: đực XY; cái XX) 
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh) qua giảm phân cho 4 tinh trùng và gồm 2 loại X và Y có tỉ lệ bằng nhau. 
Số tinh trùng hình thành = Số tế bào sinh tinh x 4
Số tinh trùng X hình thành = Số tế bào Y hình thành.
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh trứng) qua giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng gồm 1 loại X, 3 tế bào kia là thể định hướng (về sau bị tiêu biến). 
Số trứng hình thành = Số tế bào trứng x 1
Số thể định hướng = Số tế bào sinh trứng x 3
2. Tạo hợp tử 
- Một tinh trùng loại X kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XX, còn tinh trùng loại Y kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XY 
Tinh trùng X x Trứng X à Hợp tử XX (cái)
Tinh trùng Y x Trứng X à Hợp tử XY (đực)
- Mỗi tế bào trứng chỉ kết hợp với một tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
Số hợp tử tạo thành = Số tinh trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh
3 Tỉ lệ thụ tinh (hiệu suất thụ tinh):
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh : Tổng số tinh trùng hình thành.
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh : Tổng số trứng hình thành 
II. TÍNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ HỢP TỬ KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC VÀ CẤU TRÚC NST
1. Sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân. 
a. Ở phân bào I:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 tế bào, có khả năng tổng hợp tự do với các NST kép của các cặp khác theo nhiều kiểu.
- Nếu có trao đổi đoạn trong cặp NST thì chỉ thay đổi dạng trong số kiểu đó, chứ không làm tăng số kiểu tổ hợp. 
Số kiểu tổ hợp : 2n (n số cặp NST tương đồng)
Các dạng tổ hợp: dùng sơ dồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
b. Ở phân bào II: 
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST đơn trong NST kép phân li về 1 giao tử và có khả năng tổ hợp tự do với các NST đơn của những cặp khác tạo thành nhiều kiểu tổ hợp, do đó phát sinh nhiều loại giao tử. 
- Nếu có trao đổi đọan xảy ra tại 1 điểm trong cặp NST thì cứ mỗi cặp có trao đổi đoạn sẽ làm số loại giao tử tăng gấp đôi. 
Số kiểu giao tử : 2n + m (m: số cặp NST có trao đổi đoạn)
Dạng tổ hợp : dùng sơ đồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHSG CHU DE 234.doc