Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về :
- Thành phần hóa học của : AND, ARN, prôtêin.
- Cấu tạo, chức năng của: AND, ARN, prôtêin.
- Bản chất của gen.
- Mối liên hệ giữa gen và ARN, giữa gen và tính trạng.
- Quá trình tự nhân đôI của AND, ARN.
2. Kỹ năng.
Ngày sọan : 2/11/2010 Ngày dạy : Tháng 11 Chủ điểm tháng 11: AND và gen A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về : - Thành phần hóa học của : AND, ARN, prôtêin. - Cấu tạo, chức năng của: AND, ARN, prôtêin. - Bản chất của gen. - Mối liên hệ giữa gen và ARN, giữa gen và tính trạng. - Quá trình tự nhân đôI của AND, ARN. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Làm bài tập phần AND. B. phương tiện giảng dạy: - GV: giáo án phụ đạo HS yếu kém. - HS : học lý thuyết, làm bài tập trong SGK. C. phương pháp giảng dạy: - Trực quan D. tiến trình bài giảng: 1. Vào bài: * KTBC: * Mở bài: 2. Tiến triển bài: Hoạt động của GV I. Lý thuyết Câu 1: Nêu thành phần hóa học cấu tạo nên phân tử AND, ARN, prôtêin? Câu 2: Nêu đặc điểm cấu trúc không gian của AND, prôtêin? Câu 3: Trình bày quá trình tự nhân đôI của AND? Câu 4: Trình bày quá trình tổng hợp ARN? Câu 5: trình bày quá trình tổng hợp chuỗi axitamin? Câu 6: Trình bày vai trò của AND, ARN, prôtêin? Câu 7: Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng? II. Bài tập. Bài 1: Một mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau: - A- T- X- X- G- A- T- T- G- G- Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó. Bài 2: Một đoạn mạch AND có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A- T- T- X- G- G- A- A- Mạch 2: - T- A- A- G-X-X- T- T- Viết cấu trúc 2 đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn mạch AND mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi. Bài 3: Một phân tử AND có số Nu loại X=250, loại T=300. Tính số Nu loại A,G? Tính số Nu của đoạn AND nói trên? Bài 4: Một phân tử AND có số Nu là 1200 trong đó A= 300. Tính số Nu từng loại? Hoạt động của HS I. Lý thuyết Câu 1:Thành phần cấu tạo nên: - AND : gồm các nguyên tố C, H, O, N, P. Đơn phân cấu tạo nên AND là 4 loại Nu: A, T, G, X. - ARN : gồm các nguyên tố C, H, O, N, P. Đơn phân cấu tạo nên ARN là 4 loại Nu: A, U, G, X. - Prôtêin : gồm các nguyên tố C, H, O, N. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các aa. Câu 2: Cấu trúc không gian của : - AND: là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ tráI sang phảI gọi là xoắn phảI, ngược chiều kim đồng hồ. Các Nu trên 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô. Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp Nu. Đường kính vòng xoắn là 20A0. - Prôtêin: Có 4 bậc cấu trúc. + Cấu trúc bậc 1: Là chuỗi aa. + Cấu trúc bậc 2 : chuỗi aa tạo vòng xoắn lò so. + Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp. + Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Câu 3: - Quá trình tự nhân đôI của AND diễn ra trong nhân TB tại các NST ở kì trung gian khi NST ởdạng sợi mảnh. - Phân tử AND tháo xoắn thành 2 mạch đơn nhờ enzim tháo xoắn. - Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết với các Nu trong môI trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch mới. - Khi qt mnhân đôI kết thúc 2 phân tử AND con được tạo thành và đóng xoắn. - Kết quả : từ 1 AND mẹ cho ra 2 AND con có 1 mạch của AND mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới. - Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu : ADN + Bổ sung : A- T, G- X + Bán bảo toàn. Câu 4: Quá trình tổng hợp ARN. - Mạch khuôn là AND. - Khi bắt đầu tổng hợp. Gen tháo xoắn thành 2 mạch đơn. - Các Nu trên mạch đơn liên kết với các Nu tự do trong môI trường nội bào theo NTBS để hình thành dần dần mạch ARN. - Khi kết thúc, phân tử ARN được hình tách khỏi gen và rời nhân đI ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin. - Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu : mARN + Bổ sung : A- U, G- X Câu 5: - mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin. - Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS => đặt aa vào đúng vị trí. - Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN thì 1 aa được nối tiếp. - Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa đựơc tổng hợp xong. - Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu : mARN + Bổ sung : A- U, G- X Câu 6: Vai trò của : * AND : - Lưu giữ thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền. * ARN : - mARN: truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của prôtêin. - tARN: vận chuyển aa. - rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – là nơI tổng hợp chuỗi aa. * Prôtêin: - Chức năng cấu trúc: là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. - Xúc tác các quá trình TĐC: quá trình TĐC diễn ra qua nhiều phản ứng hóa học nhờ xúc tác bởi các enzim. Bản chất hóa học của các enzim là prôtêin. - Điều hòa các quá trình TĐC: các hoocmôn có vai trò điều hòa các quá trình TĐC trong tế bào và trong cơ thể. Các hoomôn phần lớn là prôtêin. Câu 7: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ: Gen( 1 đoạn AND ) à mARN à prôtêin à tính trạng. * Mối liên hệ: - AND là khuôn mẫu tổng hợp nên mARN. - mARN là khuôn mẫu để tổng hợp nên chuỗi aa – cấu trúc bậc 1 của prôtêin. - Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể biểu hiện thành tính trạng. * bản chất: - Trình tự các Nu trên AND quy định trình tự các Nu trên mARN. - Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin. - Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể biểu hiện thành tính trạng. II. Bài tập Bài 1: - A- T- X- X- G- A- T- T- G- G- - T- A- G- G- X- T- A- A- X- X- Bài 2: Cấu trúc của : * AND con thứ nhất: - A- T- T- X- G- G- A- A- - T- A- A- G- X- X- T- T- * AND con thứ hai: - T- A- A- G- X- X- T- T- - A- T- T- X- G- G- A- A- Bài 3: * Tính số Nu loại A,G: - Theo NTBS ta có: + A= T= 300 + G=X= 250 * Tính số Nu của đoạn AND - Vì AND được cấu tạo từ 4 loại Nu nên số Nu của AND là: Nu = A+T+G+X= 2(A+G) = 2(300+250)= 1100. Bài 4: Theo bài ra ta có: 2 (A + G ) = 1200. à A + G = 600 à G = 300 Vậy : A = T = 300 G = X = 300 3. Luyện tập – Củng cố : - Gọi HS đọc ghi nhớ. 4. Kiểm tra - Đánh giá : - Gọi HS lên bảng làm bài tập ytong SGK. 5. Dặn dò : - HS về học bài, làm bài tập.
Tài liệu đính kèm: