1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần.
- Nêu được nhiệm vụ ,nội dung và vai trò cuả di truyền học, Giới thiệu được công lao và trình bày được những phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Rèn luyện kỉ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
, Phần I: di truyền và biến dị Chương I: các thí nghiệm của menđen Tiết 1: men đen và di truyền học Ngày dạy :23/09/10 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần. - Nêu được nhiệm vụ ,nội dung và vai trò cuả di truyền học, Giới thiệu được công lao và trình bày được những phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. - Rèn luyện kỉ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh. - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học. 2. Chuẩn bị: GV: Tranh phóng to hình 1.2 HS: Tìm hiểu trước bài 3.Phương phỏp : hừi đỏp tỡm tũi 4. Tiến trình lên lớp: 4.1. ổn định: (1’) 4.2. Bài cũ: 4. 3. Bài mới: 1. Đặt vấn đề(1’):Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Men đen- người đặn nền móng cho duy truyền học. 2. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò *MT : Nêu khái niệm di truyền và biến dị HĐ 1: (10’) - GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin mục I và hoàn thiện bài tập lệnh SGK(T5): ? Liên hệ với bản thân mình có những đặc điểm giống và khác bố mẹ. - GV gọi HS trình bày bài tập, bổ sung - GV giải thích: - Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền - Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị. ? Thế nào là di truyền và biến dị. - HS trả lời, bổ sung - GV chốt lại kiến thức GV giải thích: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. - GV Y/C Học sinh trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. - HS trả lời, bổ sung GV chốt lại kiến thức HĐ 2: (10 ‘) *MT:Giới thiệu MENĐEN và phương pháp nghiên cứu di truyền - GVY/c 1 hs đọc tiểu sử của MenĐen SGK (T7) - GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen. - GV Y/C học sinh quan sát hình 1.2 cho biết: ? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạnh đem lai. - GV Y/C học sinh nghiên cứu thông tin " Nêu phương pháp nghiên cứu của MenĐen - GV gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức - GV nhấn mạnh: Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen và giải thích vì sao Menđen chon đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ? HĐ 3: ( 10 phút) *MT : Giới thiệu khái niệm tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền,... - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ ( HS tự thu nhận thông tin SGK) - GV Y/C HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ. - GV giới thiệu một số kí hiệu VD: SGK Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài (1’) Nội dung I. Di truyền học. - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là con sinh ra khác bố mẹ và khác về nhiều chi tiết. - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị. II. Men Đen -Người đặn nền móng cho di truyền học. - Phương pháp phân tích các thế hệ lai (Nội dung SGK T6) III. Một số thuật ngũ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. 1. Thuật ngữ: + Tính trạng + Cặp tính trạng tương phản + Nhân tố di truuyền + Giống(dòng), thuần chủng SGK (T6) 2. Kí hiệu: + P: Cặp bố mẹ xuất phát + X: Kí hiệu phép lai + G: Giao tử + O: Giao tử đực (cơ thể đực) + F: Thế hệ con + O: Giao tử cái (cơ thể cái 4.4. Kiểm tra, đánh giá: (5’) _Nêu khái niệm di truyền và biến dị, cho ví dụ minh họa? _Nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen? _Cho biết khái niệm tính trạng, tính trạng tương phản, nhân tố di truyền? 4.5. Dặn dò: (1’) Học bài cũ theo nội dung SGK Kẻ bảng 2 (T8) vào vở, xem trước bài 2. g b ũ a e Tiết 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Ngày dạy :28/08/10 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm: - HS nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng tử, thể dị hợp, hiểu và phát b biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - Phát trtiển kỉ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy lôgíc. - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học. 2 Chuẩn bị: GV: Tranh hình 2.1 & 2.3 SGK HS: Tìm hiểu SGK 3.Phương phỏp :quan sỏt tỡm tũi 4. Tiến trình lên lớp: 4.1. ổn định: (1’) 4.2. Bài cũ: 4. 3. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’)Yêu cầu HS trình bày nội dung cơ bảncủa phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ? 2. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: (20’) - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan - GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - GV Y/C HS nghiên cứu bảng 2 SGK - HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi: ? Nhận xét kiểu hình ở F1. ? Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp. - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - F1 mang tính trạng trội (bố hoặc mẹ) - Tỉ lệ kiểu hình F2: + Hoa đỏ 705 3,14 3 Hoa trắng 224 1 1 1 +Thân cao 487 2,8 3 Thân lùn 177 1 1 + Quả lục 428 3,14 3 Quả vàng 224 1 1 Từ kết quả trên yêu cầu HS nhận xét ? - GV chốt lại kiến thức - Y/C học sinh trình bày TN của Menđen - - GV nhánh mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ - Y/C HS làm bài tập điền từ (T9) - HS đại diện nhóm trả lờp, bổ sung ? Nêu định luật phân li. HĐ 2: (16’) - GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp. - Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết - GV Y/C HS quan sát hình 2.3 SGK và làm bài tập lệnh SGK (T9) + Tỉ lệ các loại g.tử ở F1 và tỉ lẹ các loại hợp tử ở F2 + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung + G.tử F1: 1A; 1a + H.tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa + Vì tỉ lệ H.tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống H.tử AA - GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS giải thích kết quả TN của Menđen. - GV giải thích kết quả: là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P. Nội dung I. Thí nghiệm của menđen: 1. Các khái niệm: - Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. - Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 - Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biẻu hiện 2. Thí nghiệm: Lai hai giống đậu HàLan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. VD: P: Hoa đỏ X Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ; 1 hoa trắng(Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn) 3. Quy luật phân li: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp trính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về cặp tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di ttuyền quy định. - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền - Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh. 4.4. Kiểm tra, đánh giá: (5’) ? Trình bày TNo lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TNo theo Menđen. ? Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ. 4.5 Dặn dò: (1’) Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài Làm bài tập 4 SGK (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai) Tiết 3: lai một cặp tính trạng (TT) Ngày dạy :30/08/10 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần . - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhát định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất, hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền hội hoàn toàn. - Rèn luyện cho HS kỉ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm và viết sơ đồ lai. - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu quy luật của hiện tượng di truyền 2. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ lai phân tích, tranh hình 3SGK HS: Tìm hiểu trước bài . 3.Ph ư ơng ph ỏp : Quan s ỏt tim t ũi 4. Tiến trình lên lớp: 4. 1 ổn định: (1’) 4.2 Bài cũ: 4.3 Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’)Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy luật phân li. Vậy làm thế nào chúng ta xác định được kiểu gen của bố mẹ khi lai phân tích. Hoạt động thầy trò HĐ 1: (10’) GV Y/C HS nêu tỉ lệ các loại tổ hợp ở F2 trong TNo của Menđen. HS trả lời: F2 có tỉ lệ: 1AA: 2Aa: 1aa GV dựa vgào tỉ lệ F2 để phân tích các khái niệm: GV Y/C HS các nhóm thực hiện lệnh SGK(T11) HS các nhóm thảo luận trả lời GV chốt lại và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa ? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. HS trả lời: Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn đó là phép lai phân tích GV Y/C HS làm bài tập điền từ HS điều từ: : trội; 2: kiểu gen; 3:lăn; 4: đồng hợp; 5: dị hợp. GV nhận xét, chốt lại HĐ 2: ( 10 ‘) GV Y/C HS nghiên cứu thông tin SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên. ? Xác định tính trạng trội & tính trạng lặn nhằm mục đích gì. Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất. ? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào. HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung GV chốt lại kiến thức HĐ 3: (10 phút) GV Y/C HS quan sát hình 3 SGK & thực hiện lệnh SGK cho biết: ? Em hiểu thế nào là trội khkông ghoàn toàn. HS trội không hoàn toàn có kiểu hình: F1: Tính trạng trung gian F2: 1 trội: 2 trội trung gian: 1 lặn. Từ cần điền “ tính trạng trung gian” GV chốt lại kiến thức. * GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.(1phút) Nội dung I. Lai phân tích. 1. Một số khái niệm. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể. - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen khác nhau 2. Lai phân tích. - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp(AA) - Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa) II. ý nghĩa của tưưong quan trội - lăn. - Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạnh phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. III. Trội không hoàn toàn. - Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn tỉ lệ kiểu hình F2 là: 1:2:1 4.4 Kiểm tra, đánh giá: (5’) Khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được: a. Toàn quả vàng c. 1 quả đỏ: 1 qu ... giống lợn ỉ 81Ư BS ỉ 81. Ư Hai giống ĐB ỉ -81 & BS ỉ -81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạc nhiều. 2. Cải tạo giống địa phương: Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại. - Giống trâu Mura x trâu nội Ư Giống trâu mới lấy sữa. - Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan Ư Giống bò sữa. 3. Tạo giống ưu thế lai. - Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ Ư giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều, to. - Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hunggari. - Giống gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng. 4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội. - Giống cá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa Ư nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở VN cho năng suất thịt, trứng, sữa cao. 5. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: - Cấy chuyển phôi - Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế. - Công nghệ gen. - Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 - 500 con/ năm - Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 3.3 Thực hành và luyện tập: (5’) ? Y/c hs nêu các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi. 3.4 Vận dụng: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Ôn tập cấu tạo lúa, cà chua, bầu bí. - Tiết sau thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn. V. Tư liệu: VI . Rút kinh nghiệm: ` Tuần:21 Ngày dạy :17/01/11 Tiết 41 thực hành: tập dượt thao tác giao phấn. I. Mục tiêu: Sau khi thực hành xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs củng cố lí thuyết lai giống. - Rèn cho hs kĩ năng thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. - Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu sgk. II. Trọng tâm: Tìm hiểu các thao tác giao phấn ở lúa. III.chuẩn bị: GV: - Tranh hình 38sgk( T112); kéo, kẹp, bao cách li, cọc cắm, chậu cây, bông HS: - Hoa bầu bí. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới: 3.1 Khá phá: (1’) Hôm nay chúng ta cùng thực hành thao tác giao phấn. 3.2. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: ( 22’) - GV y/c các nhóm ng/cứu cách tiến hành giao phấn và xem băng hình( néu có)Ư thảo luận: ? Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa. - HS: + Cắt vỏ trấu Ư khử nhị. + Rắc nhẹ phấn lên nhụy + Bao nilong bảo vệ. - GV y/c đại diện các nhóm trình bàyƯ các nhóm khác theo dõi nhận xét HĐ 2: (10’) - GV y/c hs: ? Trình bày được các thao tác giao phấn. ? Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài thu hoạch. - HS: Do thao tác, điều kiện tự nhiên, lựa chọn cây mẹ và hạt phấn. - GV y/c hs trình bày thuyết minh trên băng hình hoặc tranh. I. Tìm hiểu các thao tác giao phấn. - Giao phấn gồm các bước. + Bước 1: Chọn cây mẹ: Chỉ giữ lại 1 số bông và hoa phải chưa vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. + Bước 2: Khử đực ở cây mẹ. Cắt chéo vở trấu ở phía bụng Ư lộ rõ nhị Dùng kẹp gắp 6 nhị ( cả bao phấn) ra ngoài. Bao lúa lại ghi rõ ngày tháng. + Bước 3: Thụ phấn. Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa từ cây mẹ ( Lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc rắc nhẹ hoa chưa khử đực để phấn rơi lên nhụy) Bao nilong ngày tháng. II. Báo cáo thu hoạch. - Đại diện nhóm trình bày. 3.3 . Thực hành và luyện tập :(5’) GV nhận xét buổi thực hành. Khen các nhóm thực hành tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. 4.5. Vận dụng:( 1’) - HS nghiên cứu nội dung bài thực hành. - Chuẩn bị bảng phụ. V. Tư liệu: Sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng VI.Rút kinh nghiệm : g b ũ a e Tuần21 Ngày dạy :20/01/11 Tiết 42 thực hành: tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. I. Mục tiêu: Sau khi thực hành xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs củng cố kiến thức thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Rèn cho hs kĩ năng sưu tầm tư liệu, cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề, biết phân tích so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu. - Giáo dục cho hs ý thức thực hành. II. Trọng tâm: Một số tính trạng nổi bậc về giống vật nuôi ở nước ta . III.chuẩn bị: GV: - Tư liệu sgk T 114 HS: - Kẻ bảng T 39 SGK T 115. IV. Tiến trình : 1. ổn định tổ chức: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới: 3.1.Khá phá: (1’) Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. 3.2. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: ( 22’) - GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thành tựu chọn giống VN. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thành tựu giống cây trồng. - GV y/c : ? Hãy sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề. ? Ghi nhận xét vào bảng 39, 40. - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm hoàn thành công việc. HĐ 2: (10’) - GV y/c các nhóm báo cáo kết quả. - HS: Các nhóm treo tranh và cử 1 đại diện thuyết minh. - GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm. - GV bổ sung kiến thức vào bảng 39, 40. I. Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo chủ đề. - 1 số nhóm dán tranh theo chủ đề. II. Báo cáo thu hoạch. TT Tên giống Hướng dẫn sử dụng Tính trạng nổi bật 1 Giống bò: - Bò sữa Hà Lan. - Bò Sin - Lấy thịt - Có khả năng chịu nóng. - Cho nhiều sữa, tỉ bơ cao. 2 Giống Lợn - Lợn ỉ Móng cái - Lợn Bớc sai - Lấy con giống - Lấy thịt - Phát dục sớm, đẻ nhiều con, nhiều nạc, tăng trọng nhanh. 3 Giống gà - Gà rốtri - Gà Tam hoàng - Lấy thịt và trứng - Tăng trọng nhanh - Đẻ trứng nhiều 4 Giống vịt - Vịt bầu - Vịt cỏ - Lấy thịt và trứng - Dễ thích nghi - Tăng trọng nhanh - Đẻ trứng nhiều 5 Giống cá - Rô phi đơn tính - Chép lai - Cá chim trắng. - Lấy thịt - Dễ thích nghi - Tăng trọng nhanh TT Tên giống Tính trạng nổi bật 1 Giống lúa: CR 203 CM 2 BIR 352 - Ngắn ngày năng suất cao - Chống chịu được rầy nâu - Không cảm quang. 2 Giống ngô: Ngô lai LVN 4 Ngô lai LVN 20 - Khả năng thích ứng rộng - Chống đổ tốt - Năng suất từ 8 - 12 tấn/ha 3 Giống cà chua:Cà chua hồnglan Cà chua P375 - Thích hợp với vùng thâm canh - Năng suất cao. Bảng: Tính trạng nổi bật của giống cây trồng. 3.3 Thực hành và luyện tập:(5’) GV nhận xét buổi thực hành. Khen các nhóm thực hành tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. 3.4 Vận dụng:( 1’) - Nghiên cứu trước: Phần Sinh vật và môi trường V. Tư liệu VI.Rút kinh nghiệm : Tuần 22 Ngày dạy: 24/01/11 Phần II: sinh vật và môi trường Chương I: sinh vật và môi trường Tiết 43: môi trường và các nhân tố sinh thái I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Nêu được các khái niệm : môi trường sống, các nhân tố sinh tháI, giới hạn sinh thái. - Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa, kỹ năng làm chủ bản thân, hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến. - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường II. Trọng tâm: Môi trường sống của sinh vật III.chuẩn bị: GV: -Tranh hình 41.1 SGK& 1 Số tranh ảnh sinh vật trong tự nhiên. HS: - Sưu tầm tranh ảnh SV trong tự nhiên. IV. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: 3.. Bài mới: 3.1.Khá phá: (1’) Từ khi sự sống được hình thành SV đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì SV luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và SV đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. 3.2. Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: ( 10’) - GV viết sơ đồ lên bảng: thỏ ? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào.(hs:ás, độ ẩm, thức ăn, thú dữ) - GV y/c đại diện nhóm điền từ. - GV tổng kết: ? Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ. ? Vậy môi trường sống là gì. ? Sinh vật sống trong những môi trường nào. HĐ 2: (16’) - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK T119. ? Thế nào là nhân tố vô sinh , hữu sinh. - GV y/c hs hoàn thành bảng 41.1 sgk.( Nhận biết nhân tố vô sinh và hữu sinh) - GV đánh giá hoạt động của nhóm & rút ta I. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật. - Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. - Các loại môi trường: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. II. Các nhân tố sinh thái của môi trường. * Nhân tố vô sinh: - Khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, gió Kết luận về nhân tố sinh thái. - Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác bổ sung. - GV mở rộng: ? Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất đổi thay như thế nào.(hs: ás trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm dần) ? ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau.( hs: mùa hè ngày dài hơn mùa đông) ? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào.(hs: Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp) - GV giúp hs nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái. - HĐ 3 : ( 10’) - GV y/c hs qs hình 41.2 sgk T120. ? Cá Rô phi Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào.(hs: từ 50C - 420C ) ? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất.(hs: Từ 200C - 350C ) ? Tại sao ngoài t0 50C và 420C thì cá rô sẽ chết.(hs: Vì quá giới hạn chịu đựng) - GV giới thiệu thêm 1 số ví dụ: + Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn từ 0,36% - 0,5% NaCl. + Cây thông đuôi ngựa không sống nơi có nồng độ muối trên 0,4%. - Từ các ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái.(hs: Mối loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái) - GV đưa ra khái niệm. - GV hỏi câu khó:? Các SV có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào.(hs: Thường phân bố rộng dễ thích nghi) ? Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp.(hs: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo đk sống tốt cho vật nuôi và cây trồng) - Nước: ngọt, mặn, lợ. - Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất * Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: Các vsv, nấm, , ĐV. - Nhân tố con người: + Tác đông tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép + Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá. Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. III. Giới hạn sinh thái. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 3.3Thực hành và luyện tập: (5’) - Môi trường là gì. Phân biệt các nhân tố sinh thái. - Thế nào là giới hạn sinh thái. Cho ví dụ. 3.4Vận dụng: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Ôn tập lại kiến thức sinh thái lớp 6, kẻ bảng 42.1 sgk. V. Tư liệu: Sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng VI.Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: