Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Sinh vật và môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Sinh vật và môi trường

CÂU 1: Môi trường là gì ?

· Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

· Có 4 loại môi trường: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất_ không khí, môi trường sinh vật.

CÂU 2: Nhân tố sinh thái là gì ? có mấy nhóm?

 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1882Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: 
Lớp: 9
TÓM LƯỢC KIẾN THỨC HỌC KÌ II MÔN SINH VẬT LỚP 9
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CÂU 1: Môi trường là gì ?
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Có 4 loại môi trường: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trêân mặt đất_ không khí, môi trường sinh vật.
CÂU 2: Nhân tố sinh thái là gì ? có mấy nhóm?
 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật 
 - Có 2 nhóm nhân tố sinh thái : 
 + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: đất , nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng 
 + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. 
CÂU 3: Gíới hạn sinh thái là gì ? Giải thích sơ đồ GHST của cá rô phi ở Việt Nam.
Gíới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. 
Giải thích:
Trục tung của đồ thị biểu thị mức sinh trưởng của ca.
Hình giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam vẽ sẵn với đầy đủ thông tin số liệu
Trục hoành của đồ thị biểu thị nhân tố sinh thái nhiệt độ của môi trường.
Giới hạn nhiệt độ sống của cá là trên 50C ® dưới 420C.
Nằm ngoài giới hạn này (dưới 50C hoặc trên 420C) cá yếu dần và chết.
Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của cá là từ 230C -> 370C.
Nhiệt độ để cá phát triển tốt nhất là 300C
Hiểu rõ sơ đồ giới hạn sinh thái giúp ta có thể điều chỉnh điều kiện chăn nuôi, trồng trọt hợp lý để thu được năng suất cao.
CÂU 4: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành của thực vật là quan hệ gì ? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa cành diễn ra mạnh mẽ ?
Tự tỉa cành là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài. 
Xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày, thiếu ánh sáng. 
CÂU 5: Trong thực tiễn sản xuất cần làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Cần trồng cây và nuôi động vật dưới mật độ hợp lý. 
Aùp dụng kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn khi cần thiết. 
Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 
CÂU 6: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? Xác định các mối quan hệ khác loài trong SGK trang 132 và 133
Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch:
Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi cho các sinh vật.
Quan hệ đối địch: một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
Xác định các mối quan hệ:
Nấm và tảo trong địa y: hỗ trợ cộng sinh.
Lúa và cỏ trên cánh đồng: đối địch cạnh tranh.
Hươu, nai và hổ trong rừng: đối địch sinh vật ăn sinh vật khác.
Rận, bét và trâu, bò: đối địch nửa kí sinh.
Cá ép và rùa biển: hỗ trợ hội sinh.
Dê và bò trên cánh đồng: đối địch canh tranh.
Giun đũa và người: đối địch kí sinh.
Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu: hỗ trợ cộng sinh.
Cây nắp ấm và côn trùng: đối địch sinh vật ăn sinh vật khác.
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
CÂU 1: Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho ví dụ
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, tại một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.
- Ví dụ: Các cây lúa cùng sống trên một cánh đồng lúa.
Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng.
CÂU 2: Quần thể người có những đặc trưng nào mà các quần thể sinh vật khác không có? Vì sao có sự khác biệt này?
Ngoài những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có như: Kinh tế, pháp luật, hôn nhân, văn hóa, giáo dục, tôn giáo  
Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
CÂU 3: Tháp dân số già và tháp dân số trẻ khác nhau như thế nào?
Tháp dân số trẻ
Tháp dân số già
- Đáy rộng biểu thị tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm cao.
- Cạnh xiên, đỉnh nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh, tử cao
- Tuổi thọ trung bình: Thấp
- Ví dụ:
- Đáy hẹp biểu thị tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm thấp.
- Cạnh thẳng, đỉnh không nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh, tử thấp.
- Tuổi thọ trung bình: Cao
- Ví dụ:
CÂU 4: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì ?
- Phát triển dân số hợp lý là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường , tàn phá rừng và các nguồn tài nguyên khác. 
- Phát triển dân số hợp lý nhăm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
- Phát triển dân số hợp lý là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
CÂU 5: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể như thế nào?
- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Sự khác nhau giữa quần xã và quần thể:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Tập các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. 
Được hình thành trong thời điểm nhất định.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, có các điều kiện sinh thái tương tự nhau. 
Quần xã được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và có cấu trúc tương đối ổn định.
Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch khác loài. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
Ví dụ:
Ví dụ:
CÂU 6: Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ?
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ởû mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
- VD: Điều kiện khí hậu thuận lợi à Cây cối xanh tốt à Sâu ăn lá tăng à Chim ăn sâu tăng
 Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu à Số lượng sâu giảm.
CÂU 7: Hệ sinh thái là gì? Các thành phần chính trong hệ sinh thái ?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật & môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh & tương đối ổn định.
- Thành phần của hệ sinh thái:
 + Các thành phần vô sinh (nước, đất, đá, . . . )
 + Sinh vật sản xuất: thực vật.
 + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
 + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, . . . 
CÂU 8: Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ?
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vưà là sinh vật tiêu thụ của mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắc xích phía sau tiêu thụ.
- VD: 
CÂU 9: Lưới thức ăn là gì? Phân tích các thành phần trong lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng (SGK trang 151)
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Các thành phần trong lưới thức ăn:
 + Sinh vật sản xuất (SV có khả năng quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ): cây gỗ, cây cỏ. . .
 + Sinh vật tiêu thụ cấp 1 (động vật ăn thực vật): chuột, sâu ăn lá, hươu . . . 
 + Sinh vật tiêu thụ cấp 2 (động vật ăn thịt các sinh vật tiêu thụ cấp 1): cầy, bọ ngựa, rắn . . .
 + Sinh vật tiêu thụ cấp 3 (động vật ăn các sinh vật tiêu thụ cấp 2, sinh vật kí sinh hoặc động vật ăn xác chết): đại bàng, hổ, rắn, nấm kí sinh . . .
 + Sinh vật phân giải (phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ): vi sinh vật, giun đất, nấm hoại sinh . . .
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
CÂU 1: Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thái môi trường do hoạt động của con người? 
- Chặt phá rừng bừa bãi.
- Săn bắn động vật hoang da.õ 
- Khai thác khoáng sản. 
- Chăn thả gia súc. 
- Phát triển nhiều khu dân cư ( đô thị hoá) 
- Chiến tranh.
CÂU 2: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?
- Giao thông vận tải.
- Sản xuất công nghiệp. 
- Chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện.
- Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. 
- Hậu quả của chiến tranh. 
- Ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xã, từ các vụ thữ vũ khí hạt nhân. 
CÂU 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, làm thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 
 - Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. 
- Ví dụ:	
Khói bụi từ các hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
CÂU 4: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả.
 * Nguyên nhân là do người trồng rau quả sử dụng thuốc bảo vệ không đúng cách như:
- Dùng sai loại thuốc, không đảm bảo chất lượng.
- Dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ qui định về thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc.
- Thu hoạch rau quả quá sớm sau khi phu thuốc và bán cho người tiêu dùng.
CÂU 5: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm.
- Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
- Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người để phòng chống ô nhiễm.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap hk2.doc