Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đặng Thị Thanh – Trường THCS Kim Chân

Giáo án lớp 9 môn Sinh học -  Đặng Thị Thanh – Trường THCS Kim Chân

Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:

1- Kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm thoái hoá giống

- Học sinh hiểu, trình bầy được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

- Học sinh trình bầy được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.

 

doc 85 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đặng Thị Thanh – Trường THCS Kim Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:4/01/2010. 
Tiết 37: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm được khái niệm thoái hoá giống
- Học sinh hiểu, trình bầy được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
- Học sinh trình bầy được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2- Kỹ năng: 
Quan sát, tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm.
3- Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II- Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Tranh phóng to H34-1, 34-2, 34-3 (SGK); tư liệu về thoái hóa.
2- Học sinh : Sưu tầm tư liệu về hiện tượng thoái hoá.
III- Hoạt động dạy học:
A- Giới thiệu bài: (TG: 4’)
- Kiểm tra bài cũ: Học sinh hãy nêu cách tiến hành, kết quả và ứng dụng của việc sử dụng tác nhân vật lý để gây đột biến nhân tạo? ( Học sinh phải nêu được đầy đủ bảng phần kết luận 1 )
- Giới thiệu bài mới: Tự thụ phấn qua nhiều đời, giao phối gần, kết quả ?
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá ( TG 14’ )
- Mục tiêu: Nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật, thực vật; khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
- Giáo viên nêu các câu hỏi:
+ Hiện tượng thoái hoá ở động vật, thực vật được biểu hiện như thế nào?
+ Vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá?
-> Yêu cầu Học sinh khái quát hoá kiến thức:
+ Thế nào là thoái hoá?
+ Giao phối gần là gì 
Hoạt động của Học sinh
- HS nghiên cứu SGK ( 99, 100 ) + quan sát H 34-1, 34-2.
-> Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
+ Chỉ ra được hiện tượng thoái hoá ở động vật, thực vật
+ Lý do: Động vật giao phối gần
 Thực vật tự thụ phấn 
+ VD: Hồng xiêm thoái hoá (quả nhỏ, không ngọt, ít quả), bưởi (quả nhỏ, khô)
-> Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Kết luận 1: 
a- Hiện tượng thoái hoá ở động vật, thực vật:
- ở thực vật: Các cá thể ở thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần như: Phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết 
- ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non .
* Lý do thoái hoá: 
+ ở thực vật: Do tự thụ phấn ở cây giao phấn
+ ở động vật: Do giao phối gần
b- Khái niệm: 
- Thoái hoá: Là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm 
- Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá ( TG 11’ )
- Mục tiêu: Học sinh giải thích được hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen lặn gây hại.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của Giáo viên 
- GV nêu câu hỏi:
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn, giao phối cận huyết tỷ lệ ĐHT và tỷ lệ DHT biến đổi như thế nào?
+ Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?
( GV giải thích H34-3 )
-> Cho các nhóm trình bày -> nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức. 
Chú ý: 1 số loài động vật, thực vật cặp gen ĐH không gây hại -> không dẫn đến thoái hoá -> tiến hành giao phối gần.
Hoạt động của Học sinh
- HS nghiên cứu SGK ( 101 ) + quan sát H34-3
->Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi -> Yêu cầu:
+ Tỷ lệ ĐH tăng, tỷ lệ DH giảm
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn gây hại khi ở thể DH không được biểu hiện
+ Các gen lặn khi gặp nhau ( thể ĐH ) thì biểu hiện ra K.hình
-> đại diện nhóm trình bày trên H34-3 -> các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Kết luận 2: 
Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết -> qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen lặn có hại.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống: ( TG 10’ )
- Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên 
Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
-> Yêu cầu HS nhắc lại giống thuần chủng, dòng thuần.
- GV lấy các VD cụ thể để giải thích
Hoạt động của Học sinh
- HS nghiên cứu SGK ( 101 ) + tư liệu -> Trả lời:
+ Do xuất hiện các cặp gen đồng hợp
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.
-> HS trình bày -> lớp nhận xét.
Kết luận 3: 
- Củng cố các tính trạng mong muốn
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
- Phát hiện gen xấu dể loại bỏ ra khỏi quần thể
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
IV- Tổng kết đánh giá: (TG: 4’)
- GV tổng kết bài -> HS đọc kết luận chung
- Kiểm tra: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? giải thích? 
V- Hướng dẫn về nhà: (TG: 1’)
- Học bài, làm vở bài tập
- Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.
Ngày giảng: 7/01/2010 
Tiết 38: ưu thế lai
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- HS nắm được một số khái niệm: ưu thế lai, lai kinh tế.
- HS hiểu và trình bày được:
+ Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng CT lai F1 để nhân giống.
+ Phương pháp thường dùng để tạo CT lai kinh tế ở nước ta.
2- Kỹ năng: Quan sát, giải thích hiện tượng, tổng hợp, khái quát
3- Thái độ: Giáo dục ý thức tìm tòi.
II- Đồ dùng dạy học:
1.GV: Tranh phóng to H35 (SGK).
 Tranh một số giống động vật: Bò, lợn, dê. Kết quả của phép lai kinh tế.
2.HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số động vật lai kinh tế
III- Hoạt động dạy học: (TG: 5’)
A- Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? ( HS nêu được 4 mục đích của phần 3, tiết 37 )
-> GV dẫn dắt vào bài mới.
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai ( TG 15’ )
- Mục tiêu:HS nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
 -> Yêu cầu: So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ở cơ thế lai F1 trong H35 (SGK).
-> GV nhận xét -> hiện tượng trên gọi là ưu thế lai.
Hỏi: ưu thế lai là gì? cho ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật.
GV cung cấp thêm một số ví dụ minh hoạ.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
+ Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
-> GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen quy định 1 tính trạng để giải thích.
Hỏi: Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
Hoạt động của Học sinh
- HS quan sát hình phóng to, chú ý các đặc điểm: C cao thân cây ngô
 C dài bắp, số lượng hạt
-> Đưa ra nhận xét
-> 1 HS trình bày, lớp bổ sung
->HS nghiên cứu SGK+ nội dung vừa so sánh -> khái quát thành khái niệm.
+ HS lấy ví dụ ( SGK )
- HS nghiên cứu SGK (102, 103), chú ý ví dụ lai 1 dòng thuần có 2 gen trội -> yêu cầu nêu được:
+ ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1.
+ Các thế hệ sau giảm dần do tỷ lệ dị hợp giảm ( hện tượng thoái hoá )
-> Đại diện trình bày, lớp bổ sung.
-> HS trả lời: áp dụng nhân giống vô tính.
Kết luận 1: 
Khái niệm: ( SGK / 102 )
Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:
- Lai 2 dòng thuần ( KG ĐH ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp -> chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội quy định.
VD: P : AAbbdd X aaBBDD
-> F1 : AaBbDd
Hoạt động 2: Các phương pháp tạo ưu thế lai( TG 30’ )
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lai kinh tế, các phương pháp tạo ưu thế lai.
- Cách tiến hành: 
a- Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
Hoạt động của Giáo viên 
- Giới thiệu tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
Hỏi: Con người đã tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
Nêu ví dụ cụ thể ? 
GV giới thiệu về lai khác dòng, lai khác thứ
Hoạt động của Học sinh
HS nghiên cứu SGK + tư liệu sưu tầm -> trả lời câu hỏi.
Yêu cầu: 2 phương pháp:
 Lai khác dòng
 Lai khác thứ
-> lấy ví dụ.
Kết luận 2a: 
- Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD: ở ngô tạo được ngô lai F1 có năng suất cao hơn 25 – 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: Để kết hợp với tạo ưu thế lai và tạo giống mới
Phương pháp lai tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
Hoạt động của Giáo viên 
Hỏi: Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? cho ví dụ?
Hỏi: Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
GV mở rộng:
+ Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước.
+ áp dụng kỹ thuật giữ tinh đông lạnh.
+ Lai bò vàng Thanh Hoá với bò HônSten Hà Lan -> con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng
Hoạt động của Học sinh
- HS nghiên cứu SGK (1-3, 104) + tranh ảnh về các giống vật nuôi.
Yêu cầu nêu được:
+ Phép lai kinh tế.
+ áp dụng ở lợn, bò.
-> HS trình bày, lớp bổ sung 
HS trả lời  nhân giống thì các thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái ĐH sẽ được biểu hiện tính trạng.
VD:Giống gà ri V.Nam X gà Tam Hoàng
 Giống vịt bầu Bắc Kinh X vịt cỏ
Cá chép Việt Nam X cá chép Hung Ga ri
Kết luận 2b: 
- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái X lợn Đại Bạch -> lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao.
IV- Tổng kết đánh giá: (TG: 4’)
- GV tóm tắt nội dung của bài -> HS đọc kết luận chung SGK.
- Kiểm tra: + ưu thế lai là gì? cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
+ Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
V- Hướng dẫn về nhà: (TG: 1’)
Học bài, làm vở bài tập, tìm hiểu về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam.
Ngày giảng:11/01/2010. 
Tiết 39: các phương pháp chọn lọc
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- HS trình bầy được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bầy phương pháp chọn lọc các thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.
2- Kỹ năng: Tổng hợp, khái quát kiến thức, hoạt động nhóm.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II- Đồ dùng dạy học:
2.GV:Tranh phóng to H36.1 và H36.2 (SGK).
2.HS: Vở bài tập
III- Hoạt động dạy học: 
A- Giới thiệu bài: (TG: 4’)
- Kiểm tra bài cũ: ưu thế lai là gì? cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
( HS nêu được khái niệm, viết sơ đồ -> giải thích )
	- Giới thiệu bài mới: Trong chọn giống -> các phương pháp chọn lọc như thế nào?
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống( TG 7’ )
- Mục tiêu: H ... các QT khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh
Được hoàn thành trong Q.trình LX lâu dài
- Mối quan hệ sinh cảnh trong QT
- Mối quan hệ giữa các QT thành 1 thể thống nhất nhờ quan hệ ST hỗ trợ, đối địch.
QT
QX
TP SV
TG sống
Mối QH
IV- Tổng kết đánh giá: TG: 2’
Yêu cầu HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài.
V- Hướng dẫn về nhà: TG: 1’
- Hoàn thành tiếp một số câu hỏi SGK
- Ôn tập kiến thức sinh học 6.
Thi ngày: 28/4/2009.
Tiết 67: Kiểm tra học kì II
 I, Mục tiêu : 
1. Kiến thức - Nhằm kiểm tra khả năng nắm kiến thức của học sinh 
2. Kỹ năng :- Rèn luyện kĩ năng tư duy, trình bày một bài kiểm tra .
3. Thái độ : - Giáo dục học sinh tự giác, độc lập suy nghĩ .
II, Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Giấy kiểm tra , đề bài 
- Học sinh : Học bài , bút 
III, Nội dung :
A. Đề bài : 
Câu 1: (1,5 điểm)
 	Môi trường sống của sinh vật là gì? Cho các loài sinh vật sau: sán lá gan, cá chép, cây bưởi, giun đất. Hãy cho biết các loài sinh vật trên sống ở loại môi trường nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
Quần xã sinh vật là gì? Nêu các đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?
Câu3: (3 điểm)
Chuỗi thức ăn là gì? Hãy lập sơ đồ một chuỗi thức ăn có đủ các loại sinh vật sau: cây táo, bọ ngựa, sâu, rắn, sinh vật phân giải.
Câu 4: (2,5 điểm)
	Hãy cho biết các hiện tượng sau đây thuộc mối quan hệ gì ?
a. Địa y sống bám trên cành cây.
b. Hai cây thông nhựa nối liền rễ khi mọc gần nhau.
c. Hiện tượng động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau khi số lượng cá thể trong quần thể tăng lên cao.
d. Giun đũa sống trong ruột người.
e. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
f. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
g. Chim ăn sâu.
h. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
i. Rận sống bám trên da trâu.
k. Tảo ráp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng môi trường.
Đáp án 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.5 đ)
Câu 2
(2.5 đ)
Câu 3
(2.5 đ)
Câu 4
(2.5 đ)
- KN môi trường
- 
Loài sinh vật
Môi trường sống
Cây bưởi
Đất – không khí
Giun đất
Trong đất
Sán lá gan
Sinh vật
Cá chép
Nước
- KN quần xã..
- Các đặc điểm về số lượng loài trong quần xã:
+ Độ đa dạng:...
+ Độ nhiều: ...
+ Độ thường gặp: ...
- Các đặc điểm về thành phần loài trong quần xã:
+ Loài ưu thế: 
+ Loài đặc trưng: ...
- KN chuỗi thức ăn:...
- Cây táo -> sâu -> bọ ngựa -> rắn -> sinh vật phân giải.
a. Hội sinh
b. Hỗ trợ cùng loài
c. Cạnh tranh cùng loài
d. Kí sinh
e. Cộng sinh
f. Cạnh tranh khác loài
g. Sinh vật ăn sinh vật khác
h. Hội sinh
i. Ký sinh
k. ức chế – cảm nhiễm
1,5 đ
0,25 
0,25 
0,25
0,25
1.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
1.5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Ngày giảng: 12/5/2009. 
Tiết 68: tổng kết chương trình toàn cấp
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- Học sinh hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm SV, đặc điểm các nhóm TV và các nhóm ĐV.
- HS nắm được sự tiến hoá của giới ĐV, sự phát sinh, phát triển của TV.
	2- Kỹ năng: 
Tư duy so sánh, khái quát hoá kiến thức, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
 3- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II- Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Giáo án điện tử
2- Học sinh : Sách GK, vở bài tập, ôn kiến thức sinh học 6, 7.
III- Hoạt động dạy học:
A- Giới thiệu bài: TG: 1’
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học (TG: 31’)
- Mục tiêu: Hệ thống hoá kiễn thức về đặc điểm của các nhóm ĐV, TV.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
 - GV Chiếu tranh vẽ từng nhóm sinh vật, thực vật, cây một lá mầm, cây hai lá mầm, các ngành động vật, các lớp động vật có xương sống, và chiếu lần lượt từng bảng từ 64.1 -> 64.5 -> yêu cầu HS trao đổi nhóm hoàn thành trong vở bài tập.
Mỗi bảng GV cho HS hoàn thành trong 3 phút -> báo cáo 
- GV chữa bài bằng cách chiếu đáp án
Chú ý: Cần liên hệ thực tế và lấy VD cho bài học sinh động.
Hoạt động của Học sinh
- Các nhóm tiến hành thảo luận về nội dung được phân công -> thống nhất ý kiến ghi vào vở bài tập
-> Đại diện các nhóm trình bầy ý kiến của nhóm mình
-> Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
Kết luận 1: Nội dung các bảng SGK đã hoàn thiện
Hoạt động 2: Sự tiến hoá của thực vật và động vật ( TG: 10 ’ )
- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự tiến hoá của giới ĐV và sự phát sinh phát triển của TV
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của Giáo viên 
GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bài tập phần lệnh SGK/192, 193
GV chiếu hình 64.1 và yêu cầu bài tập
-> GV thông báo đáp án đúng bằng chiếu đấp án
GV chiếu bài tập bảng 64.6
Yêu cầu HS trao đổi nhanh 2 phút -> hoàn thành trong vở bài tập.
Hoạt động của Học sinh
a. Phát sinh và phát triển của thực vật
Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành bài tập SGK/192, 193.
-> Đại diện nhóm lên đọc kết quả để lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- GV đưa ra kết quả đúng -> các nhóm só sánh -> tự sửa chữa. HS nêu VD:
b. Sự tiến hóa của giới Động vật
HS trao đổi nhanh -> hoàn thành bài tập trong vở bài tập -> đọc đáp án, đối chiếu với đáp án của GV -> tự sửa chữa.
Kết luận 2: 
	a. Sự phát triển của giới TV: Giới TV xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến những dạng phức tạp nhất. Quá trình phát triển của giới TV có 3 giai đoạn chính ( TV ở nước, ở cạn  ).
	b. Tiến hoá của giới ĐV: 1-d, 2-b, 3-a, 4-e, 5-c, 6-i, 7-g, 8-h
IV- Kiểm tra đánh giá: TG: 1’
GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V- Hướng dẫn về nhà: TG: 1’
Ôn kiến thức sinh học 6, 8 và 9 để hoàn thành các bảng 65.1 – 65.5 SGK
Ngày giảng: 13/5/2009 
Tiết 69: tổng kết chương trình toàn cấp ( tiếp theo )
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- Học sinh hệ thống được kiến thức về SH cá thể và SH tế bào.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
	2- Kỹ năng: 
Tư duy so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.
 3- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II- Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Máy chiếu, vi tính, giáo án điện tử
2- Học sinh : sách, vở bài tập, ôn lại kiến thức sinh học 6, 8.
III- Hoạt động dạy học:
A- Giới thiệu bài: (TG: 2 phút)
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Sinh học cơ thể ( TG: 20 phút )
- Mục tiêu: HS chỉ rõ và khái quát kiến thức về chức năng các hệ cơ quan của TV và của con người. Lấy VD về sự liên quan giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
 GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.1 – 65.2
+ Cho biết chức năng của các hệ cơ quan ở TV và người?
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm
- Chiếu đáp án của các nhóm -> lớp theo dõi -> GV chiếu đáp án,
-> GV nhận xét, đánh giá
H: Hãy lấy VD chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong SV liên quan mật thiết với nhau.
Hoạt động của Học sinh
Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến -> ghi vào phim trong
-> Đại diện nhóm trình bầy đáp án.
HS có thể nêu VD:
* TV: Lá làm nhiệm vụ quang hợp -> tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể, lá chỉ quang hợp khi rễ hút nước, MK 
* ở người: Hệ vận động giúp cơ thể người hoạt động và di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần Q lấy từ thức ăn do hệ tiêu hoá cung cấp, ô xy do hệ hô hấp và được vận chuyển đến từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn.
Kết luận 1: Nội dung bảng 65.1 và bảng 65.2
Hoạt động 2: Sinh học tế bào ( TG: 20, )
- Mục tiêu: Học sinh khái quát được chức năng về các bộ phận của tế bào, khái quát được các hoạt động sống của tế bào.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của Giáo viên 
GV yêu cầu:
+ Hoàn thành nội dung các bảng 65.3- 65.5.
+ Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và QH ở tế bào TV?
-> GV chiếu đáp án của các nhóm
-> GV chiếu đáp án đúng để HS đối chiếu và sửa chữa.
Lưu ý: 
- Khắc sâu kiến thức về hoạt động sống của tế bào.
- Đặc điểm quá trình nguyên phân, giảm phân
Hoạt động của Học sinh
HS tiếp tục thảo luận -> khái quát kiến thức -> ghi ý kiến vào vở bài tập.
-> Đại diện các nhóm trình bầy
-> Các nhóm khác bổ sung.
HS đối chiếu với đáp án của GV và tự sửa chữa nếu sai.
Kết luận 2: 
	Nội dung các bảng đã hoàn thiện.
IV- Kiểm tra đánh giá: TG: 2 phút
GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
V- Hướng dẫn về nhà: TG: 1 phút
Ôn kiến thức sinh học 9, hoàn thành nội dung các bảng SGK/190, 197
Ngày giảng: 19/5/2009 
Tiết 70: tổng kết chương trình toàn cấp ( tiếp theo )
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1- Kiến thức: 
- Học sinh hệ thống được kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
	2- Kỹ năng: 
Hoạt động nhóm, so sánh tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
 3- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II- Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Giáo án điện tử, vi tính, máy chiếu
2- Học sinh : sách, vở bài tập đã làm các bảng.
III- Hoạt động dạy học:
A- Giới thiệu bài: TG: 2 phút
B- Các hoạt động:
Hoạt động 1: Di truyền và biến dị ( TG: 28’)
- Mục tiêu: HS hệ thống được toàn bộ kiến thức về di truyền và biến dị.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
 GV chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận chung 1 nội dung.
-> GV chữa bài và cho trao đổi toàn lớp.
-> GV nhận xét, bổ sung
-> GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3
Yêu cầu HS phân biệt một số ĐB cấu trúc NST và ĐB số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB.
Hoạt động của Học sinh
Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến ghi vào phim trong
-> Đại diện nhóm trình bầy -> nhóm khác theo dõi, bổ sung
HS theo dõi và tự sửa chữa
HS lấy VD minh hoạ:
+ĐB ở cà độc dược Thể hiện KT cơ 
+ĐB ở củ cải quan sinh dưỡng to
Kết luận 1: Kiến thức ở bảng
Hoạt động 2: Sinh vật và môi trường ( TG: 10’ )
- Mục tiêu: Học sinh khái quát mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của Giáo viên 
GV yêu cầu HS giải thích sơ đồ H66 SGK/197. 
-> GV chữa bài
GV tổng kết các ý kiến của HS
-> Đưa ra nhận xét đánh giá HS về nội dung chưa hoàn chỉnh.
-> Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bảng 66.5
Lưu ý: Cho HS lấy các VD để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên
Hoạt động của Học sinh
HS nghiên cứu sơ đồ H66. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên -> HS đưa ra VD minh hoạ
Yêu cầu nêu được:
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức CT thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ  -> QT
+ Những QT khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
-> Các nhóm theo dõi, bổ sung
Các nhóm trình bầy hoàn thành bảng 66.5 và trình bầy, nhóm khác bổ sung.
HS nêu VD về QT, QX
Kết luận 2: 
	Kiến thức trong các bảng
IV- Kiểm tra đánh giá: ( TG: 4’ )
H: Trong chương trình sinh học THCS em đã học được gì?
V- Hướng dẫn về nhà: ( TG: 1’ )
Kết thúc chương trình THCS -> ghi nhớ các kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9(24).doc