Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề 1

Giáo án lớp 9 môn Sinh học -  Đề 1

Câu I/. ( 3đ)

1) Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:

A/. Sinh sản vô tính

C/. Sinh sản sinh dưỡng B/. Sinh sản hữu tính

D/. Sinh sản nảy chồi

2) Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A/. 10A0 và 34A0

C/. 3,4A0 và 34A0 B/. 34A0 và 10A0

D/. 3,4A0 và 10A0

 

doc 26 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề 1
Phần I : Trắc nghiệm khách quan
( Hãy chọn ý đúng trong các câu sau đây: )
Câu I/. ( 3đ)
1) Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: 
A/. Sinh sản vô tính
C/. Sinh sản sinh dưỡng
B/. Sinh sản hữu tính
D/. Sinh sản nảy chồi
2) Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng: 
A/. 10A0 và 34A0
C/. 3,4A0 và 34A0
B/. 34A0 và 10A0
D/. 3,4A0 và 10A0
(Tài liệu: “Câu hỏi trắc nghiệm và nâng cao sinh học 9” của ( Nguyễn Văn Sang)
3) Nếu bố mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác xuất sinh con mắc bệnh nói trên là :
 A/. 25% B/. 50%
C/. 75% D/. 100%
 (Tài liệu: “ Sinh học nâng cao THCS 9” – NXB Đại Học Quốc gia TP Hồ Chí Minh)
4) Yêu cầu bắt buộc đối với thí nghiệm của Menđen là:
Con lai phải có hiện tượng đồng tính.
Con lai có hiện tượng phân tính
Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
Cơ thể được chọn lai đều mang tính trạng trội.
5) Đột biến là những biến đổi xảy ra ở:
NST và ADN.
Phân tử ADN và tế bào chất.
Phân tử ARN vận chuyển.
Phân tử ARN thông tin.
6) Có thể quan sát rõ hình thái của NST trong tế bào ở:
Kỳ trung gian của quá trình nguyên phân.
Kỳ cuối của quá trình nguyên phân.
Kỳ sau của quá trình nguyên phân.
Kỳ giữa của quá trình nguyên phân.
Phần II : tự luận.
Câu I/. ( 5 điểm )
Hãy so sánh định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng.
( Tài liệu: Sinh học nâng cao THCS 9” – NXB đại hội quốc gia TP Hồ Chí Minh)
Câu II/. (3đ)
1/. Hãy nêu các điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của ADN và ARN
2/. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêotit như sau:
- A – U – G – X – U – U – G – A – X –
Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. 
Câu III/. ( 5điểm ) 
Hãy so sánh bệnh bạch tạng với bệnh đao ở người? Từ đó hãy giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên: Người phụ nữ không nên sinh con ở ngoài độ tuổi 35?
( Tài liệu: “ Sinh học nâng cao THCS 9” – NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh)
Câu IV/. ( 4 điểm)
ở ruồi giấm, thân xám là trội so với thân đen. Khi cho ruồi giấm thân xám giao phối với ruồi giấm thân đen thu được F1. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2 
Hãy biện luận và viết sơ đồ từ P - > F2.
( Tài liệu: Để học tốt sinh học 9 – NXB Đà Nẵng)
đáp án đề I
Phần I/. Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Câu I/.( 3đ)
1. B
2. A
3. A
4. C
5. A
6. D
Mỗi ý (0,5đ)
Phần II: Tự luận ( 17đ )
Câu I/. ( 5 điểm)
*/. Những điểm giống nhau (3đ) 
Đều là các định luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng. 
 (0,75đ) 
Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen trặn.	(0,75đ)
Về cơ chế di truyền đều dựa trên sự phân ly của gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ hợp từ các giao tử trong thụ tinh.	(0,75đ)
P Thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản F1 đều mang kiểu hình với 2 tính trạng trội 	(0,75đ)
*/. Những điểm khác nhau (2đ)
Đinh luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết
Mỗi gen nằm trên 1 NST ( hay 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau). (0,25đ)
Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau. 
 (0,25đ)
Các gen phân li độc lập trong giấm phân tạo phân tử. (0,25đ)
Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp 
 (0,25đ)
Hai gen nằm trên 1 NST ( hay 2 cặp gen cúng nằm trên 1 NST tương đồng)
 (0,25đ) 
Hai cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộc vào nhau (0,25đ)
Các gen phân li cùng với nhau trong giấm phân tạo phân tử. (0,25đ)
Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
 (0,25đ) 
Câu II/. (3đ)
1/. Các điểm khác nhau giữa ADN và ARN (2đ)
ADN
ARN
Cấu tạo
- Có cấu trúc hai mạch xoắn lại 
- Có cấu trúc 1 mạch 
- Có Nuclêôtit loại timin(T) mà không có uraxin(U)
- Có Nuclêotit loại uraxin(U) mà không có timin(T)
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN 
Chức năng
- Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo phân tử Prôtêin
- Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
 Mỗi ý ( 0,25đ )
2/.(1đ)
 - Mạch khuôn: - T – A – X – G – A – A – X – T – G - (0,5đ)
 - Mạch bổ xung: - A – T – G – X – T – T – G – A – X - 	 (0,5đ)	
Câu III/. (5đ)
*/. So sánh bệnh Bạch Tạng với bệnh Đao ở người :
a/. Những điểm giống nhau (1đ)
Đều là bện xảy ra do đột biến và đều di truyền được cho thế hệ sau. (0,75đ)
Đều tạo ra sự thay đổi trong biểu hiện kiểu hình. (0,75đ)
b/. Những điểm khác nhau (1,5 đ)
Bệnh bạch Tạng
Bệnh Đao
Là thể đột biến lặn ( gen trội bị đột biến thành gen lặn) (0,25đ)
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng không đổi, ở người bạch tạng thì trong tế bào vẫn có 
 2n = 46. (0,25đ)
Chỉ mất sắc tố ở da, tóc, mắt, không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý. (0,25đ)
Là thể dị bội do đột biến NST tạo ra (0,25đ)
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng 1 NST số 21, người bệnh đao, trong tế bào có 
 2n +1 =47. (0,25đ)
Cơ thể dị dạng, bị gảm sức sống si đần, không có con, cở thể chết sớm. (0,25đ)
*/. Giải thích cơ sở khoa học
+ Về mặt sinh học (1đ)
Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cuả trẻ sinh ra bị mắc bệnh tật di truyền như: Bệnh đao, bệnh tớc nơ, bệnh câm điếc bẩm sinh tăng theo tuổi sinh đẻ của người mẹ, đặc biệt là khi mẹ từ 35 tuổi trở đi. Lý do bởi ở tuổi này trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích luỹ trong tế bào của bố mẹ nhiều hơn và phát huy
 tác hại của nó. Và dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.
+ Về mặt sức khoẻ sinh hoạt (1đ)
- Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 sẽ kéo dài sự lo toan con cái và gia đình ở người phụ nữ giảm sức khoẻ của người mẹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác, đồng thời tăng gánh nặng cho XH.
Câu IV/. ( 4 điểm)
(0,5đ)+ Quy ước: Gen A - > Thân xám
	 Gen a - > Thân đen
- Ruồi giấm thân xám có kiểu gen AA và Aa
- Ruồi giấm thân đen có kiểu gen aa
- Vậy khi cho ruồi giấm thân xám giao phối với ruồi giấm thân đen, sơ đồ lai có thể là: AA x aa hoặc Aa x aa 
 (0,5đ)+ Trường hợp 1:
 P : AA( thân xám) x aa ( thân đen)
G: A x a 
F1: Kiểu gen Aa 
 Kiểu hình 100% thân xám
 + Trường hợp 2: P: Aa( Thân xám) x aa( Thân đen) (0,5đ )
 Gp: A,a a
F1: Kiểu gen: 1Aa : 1 aa
 Kiểu hình: 1 Thân xám : 1 thân đen
 + Nhận xét: ( 1đ )
F1 tạo ra 2 kiểu gen: Aa và aa. Nếu cho F1 tạp giao với nhau, sơ đồ lai có 3 trường hợp.
F1: Aa x Aa
F1: Aa x aa
F1: aa x aa
 - Sơ đồ lai 1: ( 0,5đ )
	F1: Aa x Aa 
 GF1: A,a A,a
	F2: Kiểu gen: 1 AA 2 Aa 1 aa
Kiểu hình: 3 Thân xám 1 thân đen
- Sơ đồ lai 2: ( 0,5đ )
	F1: Aa x aa	
	 GF1: A,a a
	F2: Kiểu gen 1 Aa: 1 aa
	 Kiểu hình: 1 thân xám: 1 thân đen
 - Sơ đồ lai 3: ( 0,5đ )
	F1: aa x aa 
	GF1: a a
	F2: Kiểu gen: aa 
	 Kiểu hình 100% thân đen
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 
 năm học 
 Môn thi : Sinh vật
 (Thời gian làm bài : 150 phút)
Đề số 2
Phần Trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1 : ở Ruồi Giấm, 2n = 8. Một tế bào Ruồi Giấm đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu ? đánh dấu x chỉ trường hợp đúng.
	a) 4	b) 16
	c) 8	d) 32
Câu 2 : Đánh dấu x chỉ câu đúng trong các câu sau :
a) mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin tương ứng.
b) rARN có vai trò vận chuyển axitsamin trong tổng hợp prôtêin.
c) tARN có chức năng vận chuyển axitamin trong tổng hợp prôtêin.
d) Axitamin là đơn phân của đại phân tử AND.
Câu 3 : Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3 để hoàn thiện các câu sau :
	Bản chất của gien (1), mỗi gien có cấu trúc là (2) phân tử AND, lưu giữ (3) quy định cấu trúc của (4) prôtêin.
Câu 4 : Đánh dấu x chỉ câu trả lời sai nhất :
	Bậc cấu trúc nào có vai trò chính trong xác định tính đặc thù của prôtêin ?
	a) Cấu trúc bậc 1 ; 	b) Cấu trúc bậc 2
	c) Cấu trúc bậc 3 ; 	d) Cấu trúc bậc 4
II. Phần tự luận : (17 điểm).
Câu 1 : (3 điểm).
Trình bày ý nghĩa của quy luật tính trội và phân tính.
So sánh sự khác nhau giữa đột biến và thường biến.
Câu 2 : (4 điểm) .
1.Xác định tỷ lệ phân li kiểu gien, kiểu hình về nhóm máu ở đời con của một cặp bố mẹ sau :
	a) IAIB x IAIB	b) IAIO x IBIO	c) IAIO x IAIO
2. Tại sao các cơ quan, cơ thể được tạo ra trong nuôi cấy mô lại có kiểu gien như dạng gốc ?
Câu 3 : (3điểm) .
	1. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống thực vật.
Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì ?
Câu 4: (3 điểm) 
1. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật : Thỏ, Cỏ, Dê, sâu hại thực vật, vi sinh vật, Đại bàng, Hổ. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong các quần xã nói trên.
	2. Mục đích của luật bảo vệ môi trường là gì ?
Câu 5 : Bài tập (4 điểm).
	Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh con gái tóc xoăn. Biết rằng tóc xoăn là tính trạng trội so với tóc thẳng.
	1. Hãy xác định kiểu gien, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
	2. Nếu người con gái trên (tóc xoăn) lấy chồng có tóc xoăn, thì xác suất sinh con tóc thẳng là bao nhiêu ?
______________________
đáp án đề thi số 2
 học sinh giỏi năm học 
Môn sinh học
I/ Phần trắc nghiệm : (3 điểm).
Câu 1 : b. 	(0,5 đ).	.
Câu 2 : (1 điểm)	a. (0,5đ) ;	 c (0,5đ).
Câu 3 : (1 điểm)	1. Là AND (0,25đ) .	 2. Là một đoạn mạch (0,25đ)
	5. Thông tin (0,25đ).	 4. Một loại (0,25đ).
Câu 4 : d. (0,5đ).
II. Phần tự luận (17 điểm) :
Câu 1 : (3đ)	
	1/ (1,5đ). ý nghĩa :
	a) Đối với tiến hoá : Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên . (0,5đ).
	b) Đối với chọn giống :
	- Là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai khi dừng lại ở đời lai F1 (0,5đ).
	- Giải thích tại sao đối với phương pháp tạo giống bằng lai hữu tính muốn chọn lọc giống có hiệu quả người ta phải chọn theo dòng vì F2 có sự phân li tính trạng (0,5đ).
	2/ Sự khác nhau giữa đột biến và thường biến : (1,5đ)
Đột biến
Thường biên
- Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (AND, NST) nên di truyền được (0,5đ)
- Xuất biện với tần số thấp, xuất hiện một cách ngẫu nhiên và không có hại (0,25đ).
- Biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường (0,25đ).
- Không di truyền cho thế hệ sau (0,25đ)
- Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định,ứng với điều kiện môi trường (0,25đ).
Câu 2 : (4 điểm).
1. a)	 P. 	 IAIB x IAIB
	Gp 	IA,IB 	 IA,IB (0,5đ)
	F1 : - Kiểu gien : 1 IAIA : 2 IAIB : 1 IBIB
	 - Kiểu hình : 1 nhóm máu A : 2 nhóm máu AB : 1 nhóm máu B (0,5đ)
 b) P. 	 IAIO x IBIO
	Gp 	 IA,IO 	 IB,IO 
	F1 : - Kiểu gien : 1 IAIB : 1 IAIO : 1 IBIO : 1 IOIO (0,5đ)
	 - Kiểu hình : 	1 nhóm máu AB : 1 nhóm máu B 
1 nhóm máu A : 1 nhóm máu O (0,5đ)
 c)	P. 	IAIO x IAIO
	Gp 	IA,IO 	 IA,IO 
	F1 : - Kiểu gien : 1 IAIA : 2 IAIo : 1 IOIO (0,5đ)
	 - Kiểu hình : 3 nhóm máu A : 1 nhóm máu O (0,5đ)
	2 – Cơ quan và cơ thể được hình thành qua các quá trình nguyên phân liên tiếp, nên có bộ NST ổn định qua các thế hệ của tế bào. (0,5 đ).
	- Bộ NST ổn định qua các thế hệ tức là kiểu gien ổn định qua các thế hệ (0,5đ).
Câu 3 : (3 điểm).
1.	- ảnh hưởng rất mạnh đến quang ... được nhũng nhóm tính trạng luôn được di truyền cúng với nhau. (1đ)
Câu III/. (3đ)
1/. Các điểm khác nhau giữa ADN và ARN 
ADN
ARN
Cấu tạo
- Có cấu trúc hai mạch xoắn lại 
- Có cấu trúc mạch 
- Có Nuclêôtit loại timin(T) mà không có uraxin(U)
- Có Nuclêotit loại uraxin(U) mà không có timin(T)
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN 
Chức năng
- Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo phân tử Prôtêin
- Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
(Mỗi ý 0,25đ)
2/.
 - Mạch khuôn: - T – A – X – G – A – A – X – T – G - (0,5đ)
 - Mạch bổ xung: - A – T – G – X – T – T – G – A – X - 	 (0,5đ)	
Câu IV/. ( 5 đ)
1/. Giải thích cơ sở sinh học của quy định nam chỉ lấy 1 vợ nữ chỉ lấy 1 chồng:
Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ nói chung xấp xỉ 1:1 và nếu xét riêng ở tuổi trưởng thành, có thể kết hôn theo quy định của pháp luật thì tỉ lệ đó cũng xấp xỉ 1:1 (1đ)
Thí dụ ở một quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến động địa chất và dịch bệnh lớn thì tỉ lệ nam: nữ ở các độ tuổi có thể kết hôn được thống kê như sau :
Độ tuổi
Nam giới
Nữ giới
Từ 18 – 35 Tuổi
Từ 35 – 45 tuổi
Từ 45 – 55 tuổi
100
95
85
100
100
100
 (1đ)
Như vậy qui định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật định, nam chỉ lấy 1 vợ và nữ chỉ lấy một chồng là cơ sở khoa học và phù hợp. (1đ)
2/. Cơ sở sinh học của quy định của những người cùng huyết thống trong phạm vi 4 đời không được lấy nhau:
Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần; điều này theo luật hôn nhân gia đình thì bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp( Aa) tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp biểu hiện kiểu hình gây hại và đay cũng là một nguyên nhân làm suy thoái nòi giống (1đ)
Ví dụ : Aa tính trội x Aa ( Tính trội ) F1 : aa ( tính lặn xấu) (0,5đ ) 
Vì vậy quy định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học và phù hợp. (0,5đ) 
Câu V/. Bài tập (4đ)
1/. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P -> F1 
Quy ước: A - hạt trơn
	 	 a - hạt nhăn
	F1 Có tỉ lệ 50% đậu hạt trơn và 50% đậu hạt nhăn = 1:1 (0,25đ)
Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích suy ra ở P có 1 cây đậu dị hợp tử Aa( Đậu hạt trơn)
và 1 cây đậu hạt nhăn(aa) (0,5đ)
Sơ đồ lai
	P : Aa x aa 
	GP: A,a a
	F1: Kiểu gen: 1 Aa : 1 aa (0,5đ)
	 Kiểu hình: 1 cây đậu hạt trơn : 1 cây đậu hạt nhăn (0,5 đ)
2/. Nếu cho F1 tự thụ phấn: 
F1 Có hai kiểu gen là Aa và aa vậy nếu cho F1 tự thụ phấn có 3 kiểu giao phấn F1 có thể xẩy ra là:
	F1 : Aa ( hạt trơn) x Aa ( Hạt trơn) (0,25đ)
	F1: Aa( hạt trơn) x aa ( hạt nhăn) (0,25đ)
	F1: aa( hặt nhăn) x aa ( hạt nhăn) (0,25đ)
Sơ đồ lai:
TH1: 	F1: Aa	(hạt trơn) x Aa( hạt trơn)
	GF1: A,a A,a
	F2: 	Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
	 Kiểu hình: 3 cây hạt trơn: 1 cây hạt nhăn (0,5 đ)
TH2:
	F1 : Aa (hạt trơn) x aa( hạt nhăn)
	GF1: A,a	 a
	F2: Kiểu gen: 1 Aa : 1 aa
	 Kiểu hình: 1 cây hạt trơn : 1 cây hạt nhăn (0,5đ)
TH3: 
	F1: aa ( hạt nhăn) x aa ( hạt nhăn)
	GF1: a	a
	F2: Kiểu gen: aa 
	 Kiểu hình: 100% cây đậu hạt nhăn (0,5đ)
---›š--
Đề thi Học sinh giỏi lớp 9 
Năm học 
Môn: Sinh Học
Thời gian: 150 phút
Đề số 5
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu I/. ( 3đ)
 	1) Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Men đen là: 
A/. Con lai phải có hiện tượng đồng tính.
B/. Con lai phải luôn có hiện tượng phân li tính trạng
C/. Bố mẹ phải thuần chủng về các tính trạng được nghiên cứu 
D/. Cơ thể được chọn lai đều mang tính trội 
( Tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm và nâng cao sinh học 9 NXB Đà Nẵng)
2) Câu nào có nội dung đúng dưới đây là: 
A/. Tế bào sinh dưỡng có chứa bộ NST đơn bội
B/. Tế bào giao tử có bộ NST lưỡng bội 
C/. Trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử có số NST bằng nhau
D/. Giao tử chứa bộ NST đơn bội
( Tài liệu; Sinh học nâng cao 9 NXB ĐH QG TPHCM)
3) Câu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về bệnh Đao là:
A/. Chỉ xảy ra ở trẻ nam.
B/. Chỉ xảy ra ở trẻ nữ.
C/. Xảy ra cả nam và nữ.
D/. Chỉ có ở người lớn 
( Tài liệu; Sinh học nâng cao 9 NXB ĐH QG TPHCM)
4) Hiện tượng tính trạng trung gian xuất hiện là do:
Gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
Gen lặn lấn át gen trội.
Gen lặn và gen trội cùng biểu hiện riêng rẽ.
5) Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là:
Đột biến NST.
Biến dị tổ hợp.
Thường biến.
Đột biến gen.
6) Câu có nội dung đúng dưới đây là:
Tế bào sinh dưỡng có chứa bộ NST đơn bội.
Tế bào sinh dưỡng có chứa bộ NST lưỡng bội.
Giao tử chứa bộ NST đơn bội.
Giao tử chứa bộ NST lưỡng bội
Phần II: tự luận
Câu II/. (5đ)
Hãy trình bày khái quát kết quả ở F1 và ở F2 của các phép lai của Men đen
Về một cặp tính trạng ở màu hoa, chiều cao cây và ở màu quả. Trên cơ sở đó nhận xét kết qủa ở F2 và khái quát nội dung của định luật phân li. 
( Tài liệu: Sinh học nâng cao 9 NXB ĐH QG TPHCM)
Câu III/. (3đ)
1/. Hãy nêu các điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của ADN và ARN
2/. Một đoạn mạch ARN có trình tự có trình các Nuclêotit như sau:
A – U – G – X – U – U – G – A – X –
Hãy xác định trình tự các Nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. 
Câu IV/. (5đ)
1/. Giải thích cơ chế sinh con trai và con gái ở người, có vẽ sơ đồ minh hoạ. Vì sao ở người tỉ lệ nam: nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn luôn xấp xỉ 1:1?
2/. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
( Tài liệu SGK sinh học 9)
Câu V/. Bài tập (4đ)
ở đậu Hà Lan thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.
1/. Hãy xác định kết quả ở con lai F1 khi cho đậu thân cao giao phấn với đậu thân thấp.
2/. Cho đậu thân cao F1 trong phép lai trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
3/. Trong số đậu thân cao F2 làm thế nào để chọn được cây đậu thuần chủng? Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây đậu thân thấp không? Vì sao?
( Tài liệu: để học tốt sinh học 9 NXB đà nẵng).
Đáp án Đề 5
Phần I: Trắc nghiệm
Câu I/.
1. C
2. D
3. C
4. B
5. C
6. C
Mỗi ý (0,5đ)
Phần II: Tự luận
Câu II/. (5đ)
Kết quả ở F1 và F2 khi lai 1 cặp tính trạng: (1đ)
+ Men đen tiến hành phép lai với các cặp bố mẹ đều thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản và thu dược kết qảu kiểu hình ở F1 và ở F2 như sau: 	
P Thuần chủng
F1
F2
- Hoa đỏ x Hoa trắng
Hoa đỏ
705 hoa đỏ : 224 hoa trắng
- Thân cao x thân thấp
Thân cao
487 thân cao : 177 thân thấp
- Quả lục x Quả vàng
Quả lục
428 quả lục : 152 Qủa vàng 
Nhận xét F2 và khái quát nội dung định luật phân li 
+ Xét kết quả F2 Của mỗi phép lai trên 
 (1đ)
- Phép lai về màu hoa: 
 (1đ)
- Phép lai về chiều cao: 
 (1đ)
- Phép lai về màu quả: 
Nhận xét chung về kết quả ở F2 của cả 3 phép lai về một cặp tính trạng đã nêu là ở con lai F2 đều có sự phân li tính trạng( Xuất hiện 2 kiểu hình) với tỉ lệ xấp xỉ là 3 tính trội : 1 tính lặn	 (0,5đ)
Khái quát nội dung định luật phân li 
Khi lai giữa 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ trung bình là 3 tính trội : 1 tính lặn (0,5đ)	
Câu III/. (3đ)
1/. Các điểm khác nhau giữa ADN và ARN 
ADN
ARN
Cấu tạo
- Có cấu trúc hai mạch xoắn lại 
- Có cấu trúc mạch 
- Có Nuclêôtit loại timin(T) mà không có uraxin(U)
- Có Nuclêotit loại uraxin(U) mà không có timin(T)
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN 
Chức năng
- Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo phân tử Prôtêin
- Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
(Mỗi ý 0,25đ)
2/.
 - Mạch khuôn: - T – A – X – G – A – A – X – T – G - (0,5đ)
 - Mạch bổ xung: - A – T – G – X – T – T – G – A – X - 	 (0,5đ)	
Câu IV/. (5đ)
1/. Giải thích và sơ đồ minh hoạ cơ chế sinh con trai, con gái ở người: 
Sơ đồ minh hoạ	 (1đ)
P : Mẹ 44 A + XX	x	Bố 44A + XY
GT: 22A + X	 22A + X ; 22A + Y
Nam
F1: 
Nữ
22A + X
22A + Y
22A + X
44A + XX
con gái
44 A + XY
Con trai
 (1đ) 
Giải thích: 
Cơ chế xác định giới tính do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của NST giới tính trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
+ Trong phát sinh giao tử 
Mẹ mang cặp giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST giới tính X( Đồng giao tử) .	 (0,25đ)
Bố mang cặp giới tính XY tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau. Một loại mang X và một loại mang Y( dị giao tử) .	(0,25đ)
+ Trong thụ tinh
Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX( 44A + XX) phát triển thành con gái.	(0,25đ)
Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tao hợp tử XY ( 44A + XY) phát triển thành con trai.	(0,25đ)
Vì sao ở người tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn luôn xấp xỉ 1:1 
Do trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo 1 loại trứng mang X còn giới nam tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y, nên trong cấu trúc dân số với quy mô lớn, tỉ lệ nam : nữ luôn xấp xỉ 1 : 1	 (1đ)
2/. Trẻ đồng sinh cùng trúng và khác trứng khác nhau ở những điểm sau: 
Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng 1 kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. Trẻ 
 (0,5đ)
đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới	 (0,5đ)
Câu V/. Bài tập (4đ)
Theo đề bài, quy ước:
Gen A -> Thân cao
Gen a -> Thân thấp
1/. Cây thân cao giao phấn với cây thân thấp: 
Cây thân cao là tính trạng trội, có kiểu gen là AA hoặc Aa 	 ( 0,25đ)
Cây thân thấp là tính trạng lặn, có kiểu gen aa	 (0,25đ)
Sơ đồ lai có 2 trường hợp:
	P : AA x aa 	
 Hoặc 	P : Aa x aa 	
+ TH1: P : AA x aa
	 Gp: A a 	(0,25đ)	 
 F1 : Kiểu gen : Aa	(0,5đ)
 Kiểu hình : 100% cây thân cao 	
+ TH2: P: Aa x aa 
	 Gp: A,a a	(0,25đ)
	F1: Kiểu gen : 1Aa	 : 1aa
	Kiểu hình: 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp 	 ( 0,5đ)
2/. Cho các cây thân cao F1 tự thụ phấn: 
+ Từ 2 sơ đồ lai ở câu 1, cây thân cao F1 đều có kiểu gen dị hợp Aa, nên sơ đồ lai khi cho cây thân cao F1 thụ phấn sẽ là:
F1 : Aa x Aa
GF1: A,a A,a	(0,5đ)
F2: Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa	
 Kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp 	(0,5đ)	
3/. Xác định cây thân cao thuần chủng F2 
- Cây thân cao F2 có thể mang kiểu gen AA ( thuần chủng) hoặc Aa ( không thuần chủng). Để xác định cây thân cao là thuần chủng, dùng phép lai phân tích; tức cho cây thân cao F2 lai với cây thân thấp (aa) 	 (0,25)
+ Nếu con lai phân tích tạo ra đồng loạt mang tính trạng thân cao thì cây thân cao F2 mang lai là thuần chủng. 	 (0,25)
F2 : AA ( Thuần chủng) x aa -> Aa (đều thân cao)
+ Nếu con lai có sự phân li với tỉ lệ 1 thân cao : 1 thân thấp thì cây thân cao F2 mang lai không thuần chủng. 	(0,25)
F2 : Aa( không thuần chủng) x aa -> 1 Aa : 1aa( 1 thân cao ; 1 thân thấp)
- Không cần kiểm tra tính thuần chủng của các cây thân thấp bởi cây thân thấp là tính trạng lặn, luôn mang kiểu gen đồng hợp lặn( thuần chủng) 	 (0,25)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi sinh 9(1).doc