Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra vào thpt đề 1 (thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra vào thpt đề 1 (thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề)

Câu 1 (2điểm) Mô tả cấu trúc không gian của ADN?

Câu 2 (1điểm) Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?

Câu 3 (2điểm) Phân biệt thường biến và đột biến?

Câu 4 (1,5 điểm) Thế nào là lai kinh tế? Ở nước ta, phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì?

Câu 5 (1,5điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra vào thpt đề 1 (thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra vào THPT
Đề 1 
(Thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2điểm) Mô tả cấu trúc không gian của ADN? 
Câu 2 (1điểm) Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?
Câu 3 (2điểm) Phân biệt thường biến và đột biến?
Câu 4 (1,5 điểm) Thế nào là lai kinh tế? ở nước ta, phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì?
Câu 5 (1,5điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Câu 6 (2điểm) ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với hạt màu xanh.
Xác định kết quả ở F1, F2 khi đem thụ phấn 2 cây đậu thuần chủng hạt vàng và hạt xanh.
Đáp án- biểu điểm
Nội dung
Điểm
Câu 1: Cấu trúc không gian của ADN.
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) ngựơc chiều kim đồng hồ, tạo nên một vòng xoắn mang tính chu kì, mỗi vòng xoắn là 34Ao, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính của vòng xoắn là: 20Ao
- Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch có các liên kết theo nguyên tắc bổ sung là: A mạch đơn này liên kết với T mạch đơn kia và ngược lại; G mạch đơn này liên kết với X mạch đơn kia và ngược lại 
Câu 2: Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1
- ở người, do nam tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y. Hai loại tinh trùng này kết hợp với một loại trứng duy nhất đều mang X ở người nữ nên dẫn đến trong cấu trúc dân số qui mô lớn, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau.
 Sơ đồ minh hoạ:
 P: bố XY x Mẹ XX
 GP X ; Y X
 F1 1XX : 1XY
Tỉ lệ giới tính : 1 nam : 1 nữ 
Câu 3:
Thường biến
Đột biến
Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm thay đổi vật chất di truyền (NST và ADN).
Làm biến đổi vật chất di truyền (NST và ADN) từ đó dẫn đến thay đổi kiểu hình cơ thể
Do tác động trực tiếp của môi trường
Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trong trao đổi chất trong tế bào và cơ thể 
Không di truyền được cho thế hệ sau
Di truyền được cho thế hệ sau
Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống
Không phải là nguyên liệu của chọn giống do không di truyền
Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật
Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống do di truyền được.
Câu 4: Lai kinh tế: là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất đối với vật nuôi. Phép lai kinh tế được tiến hành như sau: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phẩm và không dùng làm giống.
- Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nứơc ta: cách phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ nó và có sức tăng sản của bố.
Câu 5: - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra: hoạt động đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy và sinh hoạt gia đình, lạm dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng, sử dụng hóa chất, thuốc nổ để khai thác tài nguyên, chặt phá và khai thác bừa bãi cây rừng, thú rừng...
Câu 6: Quy ước gen Gen A- quả vàng, a- quả xanh. 
Cây thuần chủng hạt vàng kiểu gen AA, cây thuần chủng hạt xanh aa
SĐL P:t/c: AA(V) x aa(X)
 Gp: A a
 F1: Aa: 100%Vàng
 F2: 1AA:2Aa:1aa
 3Vàng :1Xanh
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
1
0,5
0,5
0,5
1
Đề kiểm tra vào THPT
Đề 2
(Thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2điểm) Muốn xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội cần phải làm gì? Giải thích cách làm và lập sơ đồ minh hoạ?
Câu 2 (2điểm) So sánh kết quả (F1) của phép lai phân tích trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết giữa hai cặp tính trạng? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Câu 3 (2điểm) Thể dị bội là gì? Cơ chế hình thành thể dị bội có bộ NST là: (2n + 1) và (2n – 1)?
Câu 4 (2 điểm) Nêu một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 5 (2điểm) Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xỏc định kết quả kiểu gen, kiểu hỡnh F1 trong cỏc trường hợp sau:
a) Cõy quả vàng lai với cõy quả đỏ dị hợp
b)Cõy quả đỏ dị hợp lai với cõy quả đỏ thuần chủng 
Đáp án - biểu điểm
Nội dung
Điểm
Câu 1: 
Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích:
Cách làm: Cho cơ thể có kiểu hình trội cần xác định kiểu gen lai với cơ thể có kiểu hình lặn.
+ Nếu đời con đều đồng tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội chỉ tạo một loại giao tử, tức thể đồng hợp.
+ Nếu đời con phân tính 2 kiểu hình, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đã tạo ra 2 loại giao tử, tức thể dị hợp.
Sơ đồ minh hoạ:
TH1: P: AA( tính trội đồng hợp) x aa( tính lặn)
 GP: A a
 F1 Aa
 Con đồng tính ( có một kiểu hình)
TH2: P: Aa (tính trội dị hợp) x aa ( tính lặn)
 GP: A, a a
 F1: 1 Aa : 1 aa
 Con phân tính 2 kiểu hình 1 trội : 1 lặn
Câu 2
Giống nhau: F1 dị hợp hai cặp gen lai phân tích đều tạo ra sự phân tính ở con lai.
Khác nhau: 
Phõn ly độc lập
Di truyền liờn kết
F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ kiểu hỡnh ngang nhau (1 : 1 : 1 : 1)
F1 tạo ra 2 loại giao tử cú tỉ lệ ngang nhau (1 : 1)
F2 cú 4 kiểu hỡnh với tỉ lệ ngang nhau (1 : 1 : 1 : 1)
F2 cú 2 kiểu hỡnh với tỉ lệ ngang nhau (1 : 1)
Xuất hiện biến dị tổ hợp.
Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
ý nghĩa: Di truyền lên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Câu 3: 
Thể dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n-1) và (2n+1):
Sơ đồ minh hoạ: Tế bào sinh giao tử: (2n) (2n)
 Giao tử (n); (n) (n+1) ; (n-1)
 Hợp tử: (2n+1) : (2n-1)
Trong quá trình phát sinhh giao tử, có cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân li (các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo ra hai loại giao tử: loại chứa cả 2 NST của cặp NST đó (giao tử n+1) và loại không chứa NST của cặp đó(giao tử n-1). 
Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n+1) và hợp tử một nhiễm (2n-1).
Câu 4: Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp cơ bản sau:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
- Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm
- Trồng cây gây rừng để điều hòa khí hậu
- Xây dựng nhiêu công viên cây xanh và trồng cây ở thành phố, khu công nghiệp
- Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường
b. Cây quả đỏ thuần chủng kiểu gen AA
SĐL: P: Aa x AA
 Gp: A,a A
 F1: AA:Aa
 Toàn đỏ
Câu 5:
a. Cây quả vàng có kiểu gen aa
Cây quả đỏ dị hợp kiểu gen Aa
SĐL: P: Aa x aa
 Gp: A,a a
 F1: Aa aa
 1 đỏ: 1 vàng
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
1
0,5
0,5
0,5
0,5
2
2

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi thu vao THPT sinh 9.doc