Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Lai hai cặp tính trạng định luật phân ly độc lập

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Lai hai cặp tính trạng định luật phân ly độc lập

1. Nội dung định luật phân li độc lập:

Khi lai 2 cơ thể bố, mẹ thuần chủng và khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền cặp của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng khác.

2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập:

ã Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai

ã Mỗi gen quy định một tính trạng

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2272Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Lai hai cặp tính trạng định luật phân ly độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAI HAI CặP TíNH TRạNG
ĐịNH LUậT PHÂN LY ĐộC LậP
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1. Nội dung định luật phân li độc lập:
Khi lai 2 cơ thể bố, mẹ thuần chủng và khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền cặp của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng khác.
2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập:
Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
Mỗi gen quy định một tính trạng
Tính trội phải là trội hoàn toàn 
Số lượng cá thể thu được ở F2 phải đủ lớn 
Các gen phải nằm trên các NST khác nhau
3. Thí dụ của Menđen về lai hai cặp tính trạng:
ở đậu Hà Lan gen A: quy định hạt vàng; gen a quy định hạt xanh; gen B quy định vỏ hạt trơn và gen b quy định vỏ hạt nhăn.
Cho đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ hạt trơn giao phấn với đậu thuần chủng có hạt xanh, vỏ hạt nhăn thu được F1 đồng loạt hạt vàng, vỏ hạt trơn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh nhăn.
* Sơ đồ lai giải thích:
P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
GP: AB , ab
F1: Kiểu gen AaBb 
 Kiểu hình 100% vàng, trơn
F1 tự thụ phấn
F1 AaBb x AaBb
GF1: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: ab
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABB
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen của F2: 
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình của F2: 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1xanh nhăn
II. Phương pháp giải bài tập
1. Dạng bài toán thuận:
* Cách giải tương tự như lai một cặp tính trạng gồm 3 bước sau:
Bước 1: Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ
Bước 3: Lập sơ đồ lai.
* Thí dụ: ở cà chua, lá chẻ là trội so với lá nguyên; quả đỏ là trội so với quả vàng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng thụ phấn với cây cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ.
Giải
Bước 1: Quy ước gen:
Gen A quy định lá chẻ, gen a quy định lá nguyên
Gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng
Bước 2: Kiểu gen của bố, mẹ:
Cây cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng có kiểu gen là: AAbb
Cây cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ có kiểu gen là: aaBB
Bước 3: Sơ đồ lai: 
P: AAbb (lá chẻ, quả vàng) x aaBB (lá nguyên, quả xanh)
GP: Ab , aB
F1: Kiểu gen AaBb 
 Kiểu hình 100% lá chẻ, quả đỏ
F1 tự thụ phấn
F1 AaBb (lá chẻ, quả đỏ) x AaBb (lá chẻ, quả đỏ)
GF1: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: ab
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABB
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen của F2: 
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình của F2: 
9 lá chẻ, quả đỏ: 3 lá chẻ, quả vàng: 3 lá nguyên, quả đỏ: lá nguyên, quả vàng
2. Dạng bài toán nghịch:
Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ở con lai, nếu xấp xỉ 9: 3: 3: 1, căn cứ vào định luật phân li độc lập của Menđen, suy ra bố mẹ dị hợp tử về 2 cặp gen AaBb. Từ đó quy ước gen, kết luận tính chất của phép lai và lập sơ đồ lai phù hợp.
* Thí dụ: Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai khi bố mẹ đều có lá chẻ, quả đỏ; con lai có 64 cây lá chẻ, quả đỏ; 21 cây lá chẻ quả vàng; 23 cây lá nguyên, quả đỏ; 7 cây lá nguyên, quả vàng.
Giải
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của F1:
F1 có 64 cây lá chẻ, quả đỏ: 21 cây lá chẻ quả vàng: 23 cây lá nguyên, quả đỏ: 7 cây lá nguyên, quả vàng.
Tỉ lệ xấp xỉ 9: 3: 3: 1, đây kết quả của phép lai tuân theo định luật phân li độc lập khi lai hai cặp tính trạng của Menđenbố, mẹ đều có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen.
Xét riêng từng tính trạng của con lai ở F1:
Về dạng lá:
. Đây là kết quả của phép lai tuân theo quy luật phân li của Menđen.lá chẻ là trội, lá nguyên là lặn
Quy ước gen:
Gen A quy định lá chẻ
Gen a quy định lá nguyên
Về màu quả:
 Đây là kết quả của phép lai tuân theo quy luật phân li của Menđen.quả đỏ là trội, quả vàng là lặn
Gen B quy định quả đỏ
Gen b quy định quả vàng
Tổ hợp hai tính trạng, bố và mẹ đều dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là AaBb, kiểu hình là lá chẻ, quả đỏ
Sơ đồ lai:
P: AaBb (lá chẻ, quả đỏ) x AaBb (lá chẻ, quả đỏ)
GP: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: ab
F1:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABB
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen của F1: 
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình của F1: 
9 lá chẻ, quả đỏ: 3 lá chẻ, quả vàng: 3 lá nguyên, quả đỏ: lá nguyên, quả vàng
III. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1: ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là hai tính trạng trội so với thân thấp và hạt xanh; các tính trạng di truyền độc lập với nhau. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho các trường hợp sau đây:
a/ Bố thân cao, hạt xanh; mẹ thân thấp, hạt vàng
b/ Bố thuần chủng thân cao, hạt vàng; mẹ thuần chủng thân thấp, hạt xanh.
Bài 2: ở một loài côn trùng, gen B quy dịnh thân xám, gen B quy định thân đen; gen S quy định lông ngắn và gen s quy định lông dài. Các gen nói trên nằm trên các NST thường khác nhau.
a/ Cho 2 cơ thể thuần chủng có thân xám, lông dài và thân đen, lông ngắn giao phối với nhau. Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả của con lai F1.
b/ Nếu cho F1 giao phối với nhau. Không cần lập sơ đồ lai có thể xác định được tỉ lệ kiểu hình của F2 hây không?
c/ Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Bài 3: Giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 cho tỉ lệ kiểu hình như sau: 176 cây thân cao, hạt tròn: 59 cây thân cao, hạt dài: 60 cây thân thấp, hạt tròn: 20 cây thân thấp, hạt dài.
a/ Xác định tính trội lặn và quy ước gen cho các tính trạng nói trên.
b/ Lập sơ đồ lai từ P đến F2. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và các gen nằm trên các NST khác nhau.
Giải
a/ Xác định tính trội lặn và quy ước gen:
Xét riêng từng tính trạng ta có:
Xét tính trạng chiều cao thân:
. Đây là kết quả của phép lai tuân theo quy luật phân li của Menđen.thân cao là trội, thân thấp là lặn.
Quy ước gen:
A quy định thân cao; a quy định thân thấp
Xét tính trạng hình dạng hạt
. Đây là kết quả của phép lai tuân theo quy luật phân li của Menđen.hạt tròn là trội, hạt dài là lặn.
Quy ước gen:
B quy định hạt tròn; b quy định hạt dài
b/ F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 176: thân cao, hạt tròn: 59 thân cao, hạt dài: 60 thân thấp hạt tròn: 20 thân thấp, hạt dài 9: 3: 3: 1 = 16 tổ hợp = 4 giao tử đực x 4 giao tử cáiF1 dị hợp về 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb
Vậy để F1 có kiểu gen là AaBb và P thuần chủng thì kiểu gen của 2 cây P là: AABB (thân cao, hạt tròn) và aabb (thân thấp, hạt dài) hoặc AAbb (thân co, hạt dài) và aaBB (thân thấp, hạt tròn.
* Sơ đồ lai từ P đến F1:
P: AABB (thân cao, hạt tròn) x aabb (thân thấp, hạt dài)
GP: AB , ab
F1: AaBb
Kiểu hình 100% thân cao, hạt tròn
P: AAbb (thân co, hạt dài) x aaBB (thân thấp, hạt tròn.
GP: Ab , aB
F1: AaBb
Kiểu hình 100% thân cao, hạt tròn
Sơ đồ lai từ F1 đến F2:
F1: AaBb (thân cao, hạt tròn) x AaBb (thân cao, hạt tròn)
G: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: ab
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABB
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen của F2: 
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình của F1: 
9 thân co, hạt tròn: 3 thân cao, hạt dài: 3 thân thấp, hạt tròn: 1 thân thấp, hạt dài
Bài 4: Cho hai kiểu gen AAbb và aaBB thụ phấn với nhau. Biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
1. Lập sơ đồ lai để xác định kiểu gen của F1
2. Cho F1 tự thụ phấn. Không cần lập sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 trong hai trường hợp sau:
a/ Trường hợp 1: A: lá dài; a lá ngắn; B hoa thơm; b hoa không thơm
b/ Trường hợp 2: A lá ngắn; a lá dài; B hoa không thơm; b hoa thơm
Bài 5: ở cà chua, gen D quy định màu quả đỏ, gen d quy định màu quả vàng. Gen T quy định dạng quả tròn, t quy định dạng quả bầu dục. Hai cặp gen nói trên nằm trên hai cặp NST khác nhau.
a/ Xác định tỉ lệ kiểu hình của F2 khi lai hai cây cà chua P thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục.
b/ khi lai 2 cây cà chua thuần chủng quả đỏ, bầu dục và quả vàng, tròn thì kết quả của F1 và F2 có gì khác so với trường hợp trên?
c/ Hãy cho biết kết quả khi giao phấn cây cà chua F1 nói trên với cây cà chua có quả vàng, bầu dục.
Bài 6: ở bí, quả tròn và hoa vàng là hai tính trạng trội so với quả dài và hoa trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và các gen nằm trên các NST khác nhau. Trong một phép lai phân tích của cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau là 1 quả tròn, hoa vàng: 1quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng.
a/ Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1.
b/ Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ những phép lai P như thế nào?
Bài 7: ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen; gen B quy định lông ngắn, b quy định lông dài. Các gen phân li độc lập.
a/ Lập sơ đồ lai khi cho ruồi giấm thân xám, lông dài giao phối với ruồi thân đen lông ngắn.
b/ Ruồi cái P thân đen, lông dài. Để tạo ra ruồi con có thân xám, lông ngắn có thể cho giao phối với ruồi đực có kiểu gen như thế nào?
C. DI TRUYềN GIớI TíNH Và LIÊN KếT GIớI TíNH
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1. Nhiễm sắc thể giới tính: Trong tế bào sinh dưỡng của các loài động vật phân tính, bên cạnh các đôi NST thường còn có một đôi NSt giới tính. Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính được tóm tắt như sau:
NST thường
NST giới tính
Luôn sắp xếp thành từng cặp tương đồng
Có nhiều cặp trong tế bào
Không xác định giới tính
Chứa gen quy định tính trạng thường
Có thể xếp thàng cặp tương đồng hay không tương đồng
Chỉ có một cặp trong tế bào
Xác định giới tính
Chứa gen quy định tính trạng thường nhưng có liên quan đến giới tính.
2. Một số hiện tượng phân hoá giới tính ở động vật:
Loài 
Cặp NST giới tính
Đực
Cái 
Đa số loài (thú, ruồi giấm)
Một số loài (chim, bướm, bò sát, cá)
Bọ xít, châu chấu, rệp
Bọ nhậy
XY
XX
XO
XX
XX
XY
XX
XO
3. Cơ chế xác định giới tính ở động vật:
Do phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân kết hợp với sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh
Thí dụ: ở đa số các loài động vật, cá thể cái mang cặp NST giới tính XX, cá thể đực mang cặp NST giới tính XY.
Trong giảm phân:
Cá thể cái (XX) tạo ra một loại trứng duy nhất mang 1 NST giới tính X.
Cá thể đực (XY) tạo ra hai loại tinh trùng là 1 loại mang NST giới tính X và 1 loại mang NST giới tính Y với tỉ lệ xấp xỉ nhau.
Trong thụ tinh:
Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính X tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XX phát triển thành cá thể cái.
Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính Y tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XY phát triển thành cá thể đực.
Sơ đồ giải thích:
P: XX (cái) x XY (đực)
G: X , X: Y
F1: XX (cái): XY (đực)
 Tỉ lệ đực cái trong mỗi loài luôn xấp xỉ 1: 1
II. Phương pháp giải bài tập
Đối với bài tập lai cặp một tính trạng với gen nằm trên NST giới tính. Nói chung ở hai dạng toán thuận và toán nghịch, cách giải cũng tương tự như ở các dạng tương ứng thuộc định luật Menđen (xem lại phần hướng dẫn ở lai một cặp tính trạng theo định luật Menđen).
III. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1: ở loài bướm tằm, cá thể đực mang cặp NST giới tính XX; cá thể cái mang cặp NST giới tính XY.
a/ Trình bày cơ chế xác định giới tính của bướm tằm kèm theo sơ đồ minh hoạ.
b/ Tỉ lệ đực: cái ở loài bướm tằm có xấp xỉ 1: 1 hay không? Tại sao?
Đáp số:
a/
b/
Bài 2: ở ruồi giấm, gen A quy định màu mắt đỏ và gen a quy định màu mắt trắng. Các gen nằm trên NST giới tính X.
a/ Hãy viết kiểu gen quy định màu mắt đỏ và màu mắt trắng ở ruồi giấm đực và ruồi giấm cái.
b/ Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi: 
+ Bố mắt đỏ và mẹ mắt trắng
+ Bố mắt trắng và mẹ mắt đỏ
c/ Nếu con lai F1 có mắt đỏ được sinh ra từ ruồi mẹ mắt trắng thì kiểu gen và kiểu hình của ruồi bố như thế nào? Ruồi F1 đã cho thuộc giới tính nào?
Đáp số:
a/
b/
c/ 
Bài 3: ở người, bệnh teo cơ do gen d nằm trên NST giới tính X quy định; gen trội D quy định cơ phát triển bình thường.
a/ Nếu mẹ có kiểu gen dị hợp và bố bình thường thì các con sinh ra sẽ như thế nào?
b/ Nếu các con trong một gia đình có con trai bình thường, có con trai teo cơ, có con gái bình thường, có con gái teo cơ thì kiểu gen và kiểu hình của bố và mẹ như thế nào? Lập sơ đồ lai minh hoạ.
Đáp số:
a/
b/
Bài 4: ở người, bệnh dính ngón tay thứ 2 và thứ 3 được quy định bởi gen nằm trên NSt giới tính Y.
a/ Bệnh này có thể có ở nữ không? Giải thích.
b/ Viết sơ đồ lai biểu thị sự biểu hiện của bệnh.
Đáp số:
a/
b/
Bài 5: ở người, gen A quy định nhìn màu bình thường, gen a quy định mù màu. Các gen nằm trên NST giới tính X.
a/ Viết các kiểu gen quy định các kiểu hình tương ứng có thể có ở nam và nữ.
b/ Lập sơ đồ lai và xác định kiểu gen, kiểu hình của con khi:
Bố bình thường và mẹ mù màu
Bố mù màu và mẹ bình thường
Đáp số:
a/
b/
Bài 6: Bệnh máu khó đông ở người do gen a nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội A quy định máu đông bình thường.
a/ Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con gái bị bệnh máu khó đông thì kiểu gen và kiểu hình của họ như thế nào?
b/ Một cặp vợ chồng khác sinh được một đứa con trai bình thường thì kiểu gen và kiểu hình của họ như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap lai 2 cap tinh trang.doc