. Kiến thức
- Mô tả và so sánh được quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Nêu được bản chất của thụ tinh ý nghĩa của nó và giảm phân đối với di truyền và biến dị.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3.Thái độ: Giáo dục yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Hình 11 SGk và Bảng chuẩn.
Ngày soạn: 01. 09. 2010 Ngày giảng: 20. 09. 2010 Tiết 11 - Bài 11 Phát sinh giao tử và thụ tinh I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả và so sánh được quá trình phát sinh giao tử đực và cái. - Nêu được bản chất của thụ tinh ý nghĩa của nó và giảm phân đối với di truyền và biến dị. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 3.Thái độ: Giáo dục yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Hình 11 SGk và Bảng chuẩn. 2. Học sinh: Kẻ bảng 1 III. Phương pháp: Trực quan, so sánh. IV. Tổ chức dạy học. 1. ổn định (1 phút) 9A1 /; 9A2 / .., 9A3 /, 9A4 /, 9A5 / 2. Kiểm tra(4 phút) ?1. Mô tả diễn biến củagiảm phân I trên tranh vẽ? ?2. Mô tả diễn biến của giảm phân II trên tranh vẽ? 3. Bài mới: *Mở bài: Các tế bào con được tạo thành sau giảm phân sẽ phát triển " giao tử, nhưng có sự khác nhau về sự hình thành giao tử đực và cái. HĐ1. Tìm hiểu quá trình Phát Sinh giao tử(12 phút) -Mục tiêu: Mô tả và so sánh được quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Hoạt động dạy và học Nội dung - Cho nghiên cứu 11+ quan sát hình11. ?. Mô tả quá trình phát sinh giao tử đực & cái. ?. Quá trình phát sinh giao tử đực & cái có những đặc điểm gì giống và khác nhau? - Cho 2 học sinh trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái trên sơ đồ. - Học sinh khác theo rõi, nhận xét, bổ sung.. - Giáo viên dùng Hình 11 chốt KT. I. Sự phát sinh giao tử. Bảng 1. HĐ2. Tìm hiểu thụ tinh(7 phút) -Mục tiêu: Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh - Cho nghiên cứu12. - Yêu cầu Học sinh quan sát sơ đồ thụ tinh hình 11. ? Thụ tinh là gì? Bản chất quá trình thụ tinh là gì. ? ý nghĩa của quá trình thụ tinh là gì? - Yêu cầu học sinh thực hiện ∇ SGK ? Cơ sở của định luật phân li độc lập là gì? - Giáo viên chốt và ghi bảng. ?. Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực- cái lại tạo ra các hợp tử chứa các tổ khác nhau. +Vì 4 giao tử chứa bộ NST đơn bội khác về nguồn gốc " hợp tử có tổ hợp NST khác nhau nguồn gốc. II. Thụ tinh. - Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và cái→ hợp tử. - Thực chất là sự tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội (n) → hợp tử(2n). - ý nghĩa: phục hồi lại bộ NST 2n HĐ3. Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh(10 phút) -Mục tiêu: Học sinh thấy được ý nghĩa của giảm phân, thụ tinh về mặt di truyền, biến dị và thực tiễn. - Yêu cầu nghiên cứu 13. ?.Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt: Di truyền, biến dị và thực tiễn? - Di truyền: + Giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội + Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. - Biến dị: Tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc (Biến dị tổ hợp) - Thực tiễn: - Giáo viên: Tóm tắt kết luận III. ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. - Qua, giảm phân, thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ(đặc biệt những loài sinh sản hữu tính). - Giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau, khi thụ tinh→ nhiều biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. 4. Tổng kết(3 phút). Khoanh tròn ý trả lời đúng nhất. - Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là: a . Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội. b. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực và 1 giao tử cái. c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. 5. Hướng dẫn học(2 phút) - Học bài, trả lời theo câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài. - BTVN: Bài tập 5 trang 36. Đọc thông tin em có biết Tr.37 - SGK. Bảng 1. Sự Phát sinh giao tử Đặc điểm Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực Giống nhau + Các TB mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. + Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử . Khác nhau -Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất(KT nhỏ) & noãn bào bậc II (KT lớn). -Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 (KT nhỏ) và 1 tế bào trứng(KT lớn). -Kết quả: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng - Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng. -Kết quả:Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh tinh trùng(chứa bộ NST đơn bội)
Tài liệu đính kèm: