Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Thị Hiền - Trường THCS Hải Khê

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Thị Hiền - Trường THCS Hải Khê

. Các kí hiệu thường dùng

 - P: thế hệ bố, mẹ

 - F: thế hệ con lai

 - FB: thế hệ con lai phân tích

 - G: giao tử

 - Dấu x: phép lai

 

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Thị Hiền - Trường THCS Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. CáC QUY LUậT DI TRUYềN
A. LAI MộT CặP TíNH TRạNG
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Các kí hiệu thường dùng
	- P: thế hệ bố, mẹ
	- F: thế hệ con lai
	- FB: thế hệ con lai phân tích
	- G: giao tử
	- Dấu x: phép lai
2. Nội dung định luật đồng tính và phân tính của Menđen
a. Định luật đồng tính: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F1) đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ (nghĩa là đồng loạt mang tính trạng giống bố hay giống mẹ)
b. Định luật phân tính (định luật phân ly): Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F2) có sự phân li kiểu hình với tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân tính
a. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính
	- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
	- Mỗi gen quy định một tính trạng
	- Tính trội phải là trội hoàn toàn 
b. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính
	- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
	- Mỗi gen quy định một tính trạng
	- Tính trội phải là trội hoàn toàn
	- Số lượng cá thể thu được ở F2 phải đủ lớn thì tỉ lệ phân tính mới gần đúng với 3 trội: 1 lặn
4. Phép lai phân tích
	- Phương pháp lai phân tích nhằm để kiểm tra kiểu gencủa một cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
	- Cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn luôn có kiểu gen thuần chủng, chỉ tạo một loại giao tử mang gen lặn. Sau đó dựa vào kiểu hình của con lai để kết luận.
	+ Nếu kiểu hình của con lai đồng loạt giống nhau, nghĩa cơ thể mang tính trạng trội chỉ tạo một loại giao tử duy nhất, tức có kiểu gen thuần chủng (đồng hợp tử)
	+ Nếu kiểu hình của con lai phân li, có nghĩa cơ thể mang tính trạng trội đã tạo ra nhiều loại giao tử, tức có kiểu gen không thuần chủng (di hợp tử)
Thí dụ
P: AA (thuần chủng) x aa
GP A a
FB Kiểu gen Aa 
 	Kiểu hình đồng tính
P: Aa (không thuần chủng) x aa
GP A : a a
FB Kiểu gen: 1Aa: 1aa
 	Kiểu hình phân tính
5. Hiện tượng di truyền trung gian (tính trội không hoàn toàn)
	- Là hiện tượng di truyền mà gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp bộc lộ kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
	- Thí dụ: Cho lai cây hoa Dạ Lan thuần chủng có hoa đỏ với cây hoa thuần chủng có hoa trắng thu được F1 đồng loạt hoa màu hồng. Nếu tiếp tục co F1 lai với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
6. Các sơ đồ có thể gặp khi lai một cặp tính trạng
P: AA x AA
GP: A , A
F1: AA
 Đồng tính trội
P: AA x Aa
GP: A , A: a
F1: AA: Aa
 Đồng tính trội
(1 trội: 1 trung gian)
P: AA x aa
GP: A , a
F1: Aa
 Đồng tính trội
(Đồng tính trung gian)
P: Aa x Aa
GP: A: a , A: a
F1: 1 AA: 2 Aa: 1aa
 3 trội: 1 lặn
(1 trội: 2 trung gian: 1 lặn)
P: Aa x aa
GP: A: a , a
F1: 1 Aa: 1 aa
1 trội: 1 lặn
(1 trung gian: 1 lặn)
P: aa x aa
GP: a , a
F1: aa
 Đồng tính lặn
Ghi chú: Các tỉ lệ kiểu hình trong dấu ngoặc dùng trong bảng nêu trên nghiệm đúng khi tính trội không hoàn toàn.
II. Phương pháp giải bài tập
1. Dạng 1 - Bài toán thuận: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sưo đồ lai.
a. Cách giải: có 3 bước:
Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, gen lặn (có thể không có bước này nếu như đề bài đã quy ước sẵn.
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
b. Thí dụ: ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào?
Giải
Bước 1: 
Quy ước gen:
 + Gen A quy định lông đen
 + Gen a quy định lông trắng
Bước 2:
Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa
Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
Bước 3: 
	Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra
* Trường hợp 1:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A , a
F1 Aa
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% lông đen
* Trường hợp 2:
P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A: a , a
F1 Aa: aa
Kiểu gen 50% Aa: 50% aa
Kiểu hình 50% lông đen: 50% lông trắng
2. Dạng 2 - Bài toán nghịch: Là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. Thường gặp hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nếu đề bài đã nêu tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai thì có hai bước giải:
Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai (có thể rút gọn tỉ lệ ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét); từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ
Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả
Thí dụ: Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao người ta thu được kết quả như sau: 3018 hạt cho cây thân cao và 1004 hạt cho cây thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
Giải
Bước 1:
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai
Tỉ lệ 3: 1 là tỉ lệ tuân theo quy luật phân tính của Menđen
Suy ra: Tính trạng thân cao là trộ hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
Quy ước gen:
 + Gen A quy định thân cao
 + Gen a quy định thân thấp
	Tỉ lệ con lai 3: 1 chứng tỏ bố, mẹ có kiểu gen dị hợp là: Aa
Bước 2: 
	Sơ đồ lai:
	P: Aa (thân cao) x Aa(thân cao)
	GP: A: a , A: a
	F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa
 	 Kiểu hình 3 thân cao: 1 thân thấp
	Vậy kết quả phù hợp với đề bài
Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ kiểu hình của con lai
- Để giải bài toán này, ta dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là cănn cứ vào kiểu gen của con lai để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ bố và mẹ. Từ đó xác định kiểu gen của bố, mẹ
- Nếu cần thì lập sơ đồ lai để kiểm tra
Thí dụ: ở người, màu mắt nâu là trội so với màu mắt xanh. Trong một gia đình bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ minh hoạ.
Giải
	Quy ước:
	Gen A quy định màu mắt nâu
	Gen a quy định màu mắt xanh
	Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và 1 giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo được giao tử a.
	Theo đề bài bố và mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a. Suy ra, bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa.
	Sơ đồ lai minh hoạ:
	P: Aa (mắt nâu) x Aa(mắt nâu)
	GP: A: a , A: a
	F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa
 	 Kiểu hình 3 mắt nâu: 1 mắt xanh
III. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 1. ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao. 
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
b. Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Giải
a. Quy ước gen:
	A quy định thân cao; a quy định thân thấp
	Cây đậu thân cao có kiểu gen: A_
	Cây đậu thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn thân cao có kiểu gen A_, chứng tỏ phải có ít nhất 1 cây P luôn cho giao tử A tức là có kiểu gen AA. Cây thân cao còn lại có kiểu gen là AA hoặc Aa.
	Sơ đồ lai: 
	Trường hợp 1:
	 P: AA (thân cao) x AA(thân cao)
	 GP: A , A
	 F1: Kiểu gen: 100% AA:
	 Kiểu hình 100% thân cao
	Trường hợp 2:
	P: AA (thân cao) x Aa (thân cao)
	GP: A , A: a
	F1: Kiểu gen: 1 AA: 1Aa
	 Kiểu hình 100% thân cao
b. F1 trong phép lai trên có kiểu gen là AA hoặc Aa. Cho F1 lai phan tích tức cho lai với cá thể mang tính trạng lặn thì ta có:
	Trường hợp 1:
	P: AA x aa
	GP: A , a
	F1: Kiểu gen 100% Aa
	 Kiểu hình 100% thân cao
	Trường hợp 2:
	P: Aa x aa
	GP: A: a , a
	F1: Kiểu gen 1 Aa: 1 aa
	 Kiểu hình 50% thân cao: 50% thân thấp
Bài 2. ở lúa, tính trạng hạt chín sớm là trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.
a. Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây lúa chín sớm lai với cây lúa chín muộn.
b. Nếu cho cây lúa chín sớm F1 tạo ra ở trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả thu được ở F2 như thế nào?
c. Trong số các cây lúa chín sớm ở F2 làm cách nào để chọn được cây thuần chủng?
Đáp số
a. Có 2 trường hợp: AA x aa hoặc Aa x aa
b. Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa; tỉ lệ kiểu hình: 3 sơm: 1 muộn
c. Lai phân tích.
Bài 3. ở ruồi giấm gen trội V quy định cánh dài và gen lặn v quy định cánh ngắn. Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được ở con lai có 84 con cánh dài và 27 con cánh ngắn. Xác định kiểu gen và kiểu hình của cặp bố, mẹ đem lai và lập sơ đồ lai minh hoạ.
Giải
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai ta có:
	Đây là kết quả của phép lai tuân theo quy luật phân tính của Menđen, chứng tỏ cặp bố, mẹ đem lai đều có kiểu gen dị hợp tử là Vv và có kểi hình là cánh dài.
	Sơ đồ lai
	P: Vv (Cánh dài) x Vv (Cánh dài)
	GP: V: v , V: v
	F1: Kiểu gen: 1 VV: 2 Vv: 1 vv
	 Kiểu hình 3 cánh dài: 1 cánh ngắn
Bài 4. Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thu được F1 đồng loạt có quả đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2. 
	a. Có thể dựa vào một quy luật di truyền nào đó để xác định tính trạng trội và tính trạng lặn được không? Giải thích.
	b. Quy ước gen và lập sơ đồ lai cho phép lai nói trên.
Bài 5. Sau đây là kết quả gi từ 3 phép lai khác nhau:
	- Phép lai 1: Bố? x mẹ?
	F1 thu được 280 hạt tròn và 92 hạt dài
	- Phép lai 2: Bố hạt tròn? x mẹ?
	F1 thu được 175 hạt tròn và 172 hạt dài
	- Phép lai 3: Bố? x mẹ hạt dài?
	F1 thu được toàn hạt tròn
	a. Có nhận xét gì về đặc điểm di truyền của cặp tính trạng về dạng hạt nêu trên.
	b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai trên.
Bài 6. Người ta thực hiện 2 phép lai sau:
	- Phép lai 1: gà chân cao x gà chân cao. Trong số gà con thu được ở F1 có con chân thấp.
	- Phép lai 2: Cho gà trống chân thấp giao phối một con gà mái chưa biết kiểu gen. Giả sử rằng ở F1 xuất hiện một trong hai kết quả sau đây:
	+ F1 có 100% gà chân cao
	+ F1 vừa có gà chân cao, vừa có gà chân thấp
	a. Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen quy định chiều cao chân gà nói trên
	b. Xác định kiểu gen của các con gà P và lập sơ đồ minh hoạ cho mỗi phép lai trên.
Bài 7. ở người, tính trạng tóc xoăn là trội so với tóc thẳng.
	a. Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái tóc xoăn. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố và lập sơ đồ minh hoạ.
	b. Người con gái tóc xoăn nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác suất để sinh được con có tóc thẳng là bao nhiêu phần trăm?
Bài 8. Một con bào cái không sừng giao phối với bò đực có sừng, năm đầu đẻ được một bê có sừng và năm sau đẻ được một bê không sừng. Con bê không sừng nói trên lớn lên giao phối với một bò đực không sừng đẻ được một con bê có sừng.
	a. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
	b. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên.
	c.  ... .
	a. Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của đoạn phân tử ADN.
	b. Tính chiều dài của đoạn ADN.
Bài 7. Môt gen dài 1,408 và có số nuclêôtit loại G bằng 15%. Xác dịnh số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
Bài 8. Gen thứ nhất có 900 Guanin bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen thứ hai có khối lượng phân tử là 900.000 đvC. Hai gen trên gen nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu.
Bài 9. Một gen có chiều dài 2550 và có 330 Xitôxin. Hãy xác định tỉ lệ phàn trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
Bài 10. Trên một mạch của đoạn phân tử ADN thứ nhất có 2100 nuclêôtit. ở đoạn phân tử ADN thứ hai có 840 Timin bằng 20% số nuclêôtit của đoạn ADN trên.
	a. Xác định số lượng nuclêôtit của mỗi đoạn phân tử ADN nói trên.
	b. Có thể căn cứ vào số lượng nuclêôtit để so sánh độ dài của 2 đoạn ADN nói trên được không? Vì sao?
Bài 11. Hai gen đều có tỉ lệ nuclêôtit loại A bằng nhau là 30%.
	a. có thể kết luận 2 gen trên có số nuclêôtit từng loại giống nhau được không? Vì sao?
	b. Giả sử mỗi gen đều có chiều dài là 2040. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
Dạng 3: Xác định trình tự và số lượng các loại nuclêôtit trên mỗi mạch polynuclêôtit của phân tử ADN.
1. Hướng dẫn, công thức
	Xác định trình tự nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN dựa vào nguyên tắc bổ sung: A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên mạch này liên kết với X trên mạch kia.
	Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ nhất và A2, T2, G2, X2 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ hai.
	Dựa vào nguyên tắc bổ sung ta có:
A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2
	Số nuclêôtit mỗi loại có trong phân tử ADN
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A2 + T2; A1 + T1
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
	Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit:
 = 
 = 
2. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 12. Một gen có chiều dài 5100 và có 25% Ađênin. Trên mạch thứ nhất có 300 Timin và trên mạch thứ hai có 250 Xitôxin. Xác định:
	a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
	b. Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.
Bài 13. Một gen có khối lượng phân tử là 707.400 đvC. Trên mạch thứ nhất của gen có 320 Ađêin và 284 Timin. Trên mạch thứ hai của gen có 325 Guanin. Xác định số lượng từng nuclêôtit trên mỗi mạch của gen và của cả gen
Bài 14. Một gen có chiều dàilà 3060 và có 20% Ađênin. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% Timin và trên mạch thứ hai có 35% Guanin so với số lượng nuclêôtit của mỗi mạch. Xác định:
	a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
	b. Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
Dạng 4: tính số liên kết Hydro của phân tử ADN
1. Hướng dẫn, công thức
	A liên kết với T bằng 2 liên kết Hydro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hydro. Gọi H là số liên kết Hydro ta có: H = 2A + 3G
2. Bài tập 
Bài 15. Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của gen.
	a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen.
	b. Tính số liên kết hydro của gen.
Bài 16. Một gen có 2720 liên kết hydro và có số nuclêôtit laọi X là 480. Xác định:
	a. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen
	b. Chiều dài của gen.
Bài 17. Một đoạn ADN có 6400 nuclêôtit và có tỉ lệ = . Tính số liên kết hydro của đoạn ADN trên
Bài 18. Một gen dài 4335 và có 20% Ađênin. Tính số liên kết hydro của gen
Bài 19. Một gen có 2520 liên kết hydro và có hiệu số giữa G với T bằng 140 nuclêôtit.
	a. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen
	b. Tính chiều dài của gen
Bài 20. Một đoạn phân tử ADN dài 11. 220 và có 8910 liên kết hydro.
	a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN nói trên
	b. Trên mạch thứ nhất của ADN có 270 nuclêôtit loại A và trên mạch thứ hai có 615 nuclêôtit loại G. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của AND
Bài 21. Hai gen đều có số liên kết hydro bằng nhau là 2760. Gen I có 840 Ađênin; Gen II có 480 Ađênin. Cho biết gen nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu?
Bài 22. Hai gen đều có chiều dài bằng 4080. Gen thứ nhất có hiệu số giữa A với G bằng 5% số nuclêôtit của gen; Gen thứ hai có số nuclêôtit loại A ít hơn so với A của gen thứ nhất là 180 nuclêôtit.
	a. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen.
	b. Tính số liên kết hydro có trong 2 gen.
Bài 23. Một gen có khối lượng 810. 000 đvC và có A bằng 15% nuclêôtit của gen. Tính số liên kết hydrô và chiều dài của gen.
Bài 24. Mạch thứ nhất của gen có 180 A, mạch thứ hai có 420 X. Gen đó dài 5100 Ao và có 22, 5 % Ađênin. Xác định:
	a. Số lượng nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen.
	b. Số liên kết hydro của gen.
Bài 25. Ba gen nằm trong 1 đoạn ADN có chiều dài lần lượt là: gen I: gen II: gen III = 1: 3: 5 và chiều dài của đoạn ADN trên là 9180.
	a. Tính số lượng nuclêôtit của mỗi gen
	b. Gen II có 2340 liên kết hydro. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen II
	c. Gen III có hiệu số giữa G với A bằng 150 nuclêôtit. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen III 
B. CƠ CHế Tự NHÂN ĐÔI ADN
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản
	Dưới tác dụng của enzim, 2 mạch đơn của phân tử ADN lần lượt tách các liên kết Hydro từ đầu này đến đầu kia. Khi ấy, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt di chuyển vào liên kết với các nuclêôtit của 2 mạch đơn theo đúng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. 
	Kết quả từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống với ADN mẹ. Trong mỗi phân tử AND con có một mạch đơn nhận từ mẹ và một mạch đơn được tổng hợp mới từ các nuclêôtit của môi trường.
	Quá trình tự nhân đôi ADN còn gọi là quá trình tự sao.
II. Các dạng bài tập và phương pháp giải
Dạng 1: Tính số lần tự nhân đôi của ADN và số phân tử ADN được tạo ra qua nhân đôi.
1. Hướng dẫn, công thức
	Giả sử 1 phân tử ADN tự nhân đôi: 
 Số lần tự nhân đôi:
1
2
3
x
 Số tế bào con:
2 = 21
4 = 22
8 = 23
... = 2x
2. Bài tập 
Bài 1. Một gen nhân đôi một số lần đã tạo ra được 32 gen con. Xác định số lần tự nhân đôi
Bài 2. Một gen tự nhân đôi một số lần tạo ra tất cả 16 mạch đơn. Xác định số lần tự nhân đôi.
Bài 3. Có 3 gen đều nhân đôi 4 lần bằng nhau. Xác định số gen con được tạo ra.
Dạng 2: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN tự nhân đôi.
1. Hướng dẫn, công thức
	Gọi x là số lần tự nhân đôi của ADN thì:
	- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN là:
Nmtcc = (2x – 1). N
	- Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Tmtcc = Amtcc = (2x – 1). Agen
Xmtcc = Gmtcc = (2x – 1). Ggen
2. Bài tập 
Bài 4. Mạch 1 của gen có 200 A và 120 G; mạch 2 của gen có 150 A và 130 G. Gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp. Xác định sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi
Bài 5. Một gen dài 3468 nhân đôi một số đợt, môi trường nội bào đã ucng cấp 6120 nuclêôtit tự do. Gen đó chứa 20% A.
	a. Tìm số lần tự nhân đôi của gen.
	b. Tính sô lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi
Bài 6. Một gen có 600 Ađênin và có G = A. Gen đó nhân đôi một số đợt môi trường cung cấp 6300 Guanin. Xác định:
	a. Số gen con được tạo ra. 
	b. Số liên kết hydro của gen. 
Bài 7. Một gen chứa 2400 nuclêôtit; trong các gen con tạo ra thấy chứa tất cả 9600 nuclêôtit.
	a. Xác dịnh số lần tự nhân đôi của gen.
	b. Nếu trong quá trình nhân đôi đó; môi trường đã cung cấp 2040 nuclêôtit loại A thì số lượng nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?
Dạng 3: Tính số liên kết Hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi ADN.
1. Hướng dẫn, công thức
	Gọi x là số lần tự nhân đôi của ADN ta có:
	- Số liên kết Hydro hình thành là: Hht = 2x.Hgen
	- Số liên kết Hydro phá vỡ là: Hpv = (2x – 1).Hgen
2. Bài tập 
Bài 8. Một gen có chiều dài 4182 và có 20% Ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. Xác định:
	a. Số gen con được tạo ra
	b. Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.
	c. Số liên kết hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen.
Bài 9. Một gen nhân đôi 3 lần đã phá cỡ tất cả 22. 680 liên kết hydro; gen đó có 360 Ađênin.
	a. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen.
	b. Tính số liên kết hydro có trong các gen con tạo ra.
Bài 10. Một gen chứa 2520 nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi một số lần, trong các gen con được tạo ra thấy chứa tất cả 40.320 nuclêôtit.
	a. Tính số lần tự nhân đôi
	b. Nếu gen nói trên có 3140 liên kết hydro. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen và số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi.
Bài 11. Một gen có 240 Ađênin và có G = A. Gen đó nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Xác định:
	a. Số gen con được tạo ra
	b. Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình trên.
	c. Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi.
Bài 12. Hai gen đều nhân đôi 3 lần liên tiếp và có chiều dài là 3060. Gen thứ nhất có 20% Ađênin; Gen thứ hai có 30% Ađênin.
	a. Xác định số gen con được tạo ra từ quá trình nhân đôi của hai gen
	b. Xác định số liên kết hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của mỗi gen và của cả 2 gen.
Bài 13. Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 20 gen con. Biết số lần tự nhân đôi của gen I nhiều hơn số lần tự nhân đôi của gen II.
	a. Xác định số lần tự nhân đôi và số gen con được tạo ra của mỗi gen
	b. Gen I và gen II đều có 15% A; gen I dài 3060 và gen II dài 4080 . Xác định:
	- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen I tự nhân đôi.
	- Số liên kết hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen II
Bài 14. Có hai gen đều nhân đôi một số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 16 gen con. Trong quá trình nhân đôi đó gen I đã sử dụng của môi trường 14.952 nuclêôtit và số nuclêôtit chứa trong các gen con tạo ra từ gen II là 19.200 nuclêôtit. Xác định:
	a. Số làn tự nhân đôi của mỗi gen.
	b. Số lượng nuclêôtit của mỗi gen
Bài 15. Một gen có tỉ lệ = và có 2888 liên kết hydro. Gen đó nhân đôi một số lần và đã phá vỡ 89528 liên kết hydro.
	a. Tính số lần tự nhân đôi của gen.
	b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại chứa trong các gen con.
Bài 16. Một gen nhân đôi 2 lần, trong quá trình này gen đã sử dụng của môi trường 4560 nuclêôtit và có 5760 liên kết hydro bị phá vỡ.
	a. Tính chiều dài của gen.
	b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen.
Bài 17. Có hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 10 gen con. Biết số lần tự nhân đôi của gen I ít hơn số lần tự nhân đôi của gen II. Trong các gen con được tạo ra từ gen I có 3000 nuclêôtit và trong các gen con được tạo ra từ gen II có 19.200 nuclêôtit. Xác định:
	a. Số lần tự nhân đôi của mỗi gen.
	b. Chiều dài của gen I
	c. Khối lượng của gen II.
Bài 18. Một gen có khối lượng 540.000 đvC và có 27,5% Ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. Xác định:
	a. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen
	b. Số liên kết hydro được hình thành và bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen

Tài liệu đính kèm:

  • dochhBDHSG sinh 9doc.doc