MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
* Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST.
* Giải thích cơ chế hình thành thể ( 2n +1) và thể ( 2n -1 )
* Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
2. Kỹ năng :
* Rèn kỹ năng quan sát hình
* Phát triển tư duy phân tích, so sánh.
Tuần 12 Ngày soạn: 07/11/2009 Tiết :24 Ngày dạy: /11/2009 BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG A/ MỤC TIÊU : Kiến thức : * Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST. * Giải thích cơ chế hình thành thể ( 2n +1) và thể ( 2n -1 ) * Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST. 2. Kỹ năng : * Rèn kỹ năng quan sát hình * Phát triển tư duy phân tích, so sánh. B/ TRỌNG TÂM : * Khái niệm về hiện tượng dị bội thể * Cơ chế phát sinh thể ( 2n +1 ) và ( 2n – 1) C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh phóng to H.23.1 và H.23.2 sgk D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Oån định tổ chức (2’) 91 92 Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1 : Khái niệm đột biến cấu trúc NST là gì ? Tính chất của đột biến cấu trúc NST? ĐA: -Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST -Tính chất : thường có hại cho bản thân sinh vật. Một số ít có lợi , có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. Câu 2 : Các dạng đột biến cấu trúc NST và nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST? ĐA: -Các dạng : mất đoạn , lặp đoạn , đảo đoạn -Nguyên nhân phát sinh: do các tác nhân vật lí và hóa học làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST. Dạy bài mới: (32’) ðVÀO BÀI: (2’) Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST, ta gọi là hiện tượng dị bội thể. Còn nếu xảy ra ở tất cả bộ NST gọi là hiện tượng đa bội thể à bài học hôm nay tìm hiểu về hiện tượng dị bội thể. ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’) Hoạt động 1 : (15’) I/ HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ: - Mục tiêu : Trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở 1 số cặp NST. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV cho HS nhắc lại 1 số kiến thức cũ về: ?:Thế nào là NST tương đồng ? Bộ NST lưỡng bội? Bộ NST đơn bội ? -Tiếp tục y/c HS nghiên cứu thông tin sgk à trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào ? 2. Thế nào là hiện tượng dị bội thể ? - GV hoàn chỉnh kiến thức ,sau đó có thể nhấn mạnh thêm kiến thức :Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội ? (*Hiện tượng dị bội thể là hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó. *Thể dị bội trong tế bào sinh dưỡng ( 2n +1) ;( 2n -1 ) , thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST hơn thường gây chết ở giai đoạn phôi. - GV yêu cầu HS quan sát H.23.1 à làm bài tập mục Đ sgk / trang 67 . - Một vài HS nhắc lại các khái niệm. - Hoạt động cá nhân : tự thu nhận và xử lí thông tin à y/c nêu được : * Các dạng : 2n +1 và 2n -1. * Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó à dị bội thể. - HS quan sát kỹ H.23.1, đối chiếu các quả từ II à XII với nhau và với quả I à rút ra nhận xét (hiện tượng dị bội thể gây ra các biến đổi hình dạng vàkích thước). I/ THỂ DỊ BỘI: *Thể dị bội trong tế bào sinh dưỡng ( 2n +1) ;( 2n -1 ) , thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST hơn thường gây chết ở giai đoạn phôi. * Hiện tượng dị bội thể là dạng đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó. *Các dạng : 2n +1 và 2n -1 Hoạt động 2 : (15’) II/ SỰ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI : - Mục tiêu : Giải thích được cơ chế phát sinh thể ( 2n +1 ) và thể ( 2n -1 ) GV HS Nội dung - y/c HS quan sát H.23.2 à nhận xét : ?: Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong 2 trường hợp ( bình thường và bị rối loạn phân bào ) ?: Khi các giao tử nói trên tham gia thụ tinh hợp tử có số lượng NST như thế nào ? - GV thông báo thêm : ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 à gây bệnh Đao. ?: Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể? GV liên hệ thêm: -Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người: do cơ thể thường xuyên chịu các tác động bên trong và ngoài cơ thể dẫn đến các rối loạn trong gen, NST gây ra các bệnh ung thư , khối u -Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước - Thảo luận nhóm + quan sát Hình à y/c trả lời : * Bình thường mỗi giao tử có 1 NST * Bị rối loạn : gồm 1 giao tử có 2 NST và 1 giao tử không có NST nào . * Hợp tử có 3 NST hoặc chỉ có 1 NST của cặp tương đồng. -Hậu quả: gây biến đổi hình thái (hình dạng, màu sắc, kích thước ) ở thực vật hoặc gây bệnh NST. II/ SỰ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI : -Cơ chế phát sinh thể dị bội là do :Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li à tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào -Hậu quả : gây biến đổi hình thái ( hình dạng , màu sắc , kích thước ) ở thực vật hoặc gây bệnh NST. * KẾT LUẬN CHUNG : HS đọc sgk Củng cố: (4’) Câu 1 : Viết sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể ( 2n +1 ) ? Câu 2 : Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội? ĐA: *Hiện tượng dị bội thể: Là hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó. *Thể dị bội: trong tế bào sinh dưỡng ( 2n +1) ;( 2n -1 ) , thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST hơn thường gây chết ở giai đoạn phôi. Dặn dò: (2’) * Học bài theo nội dung sgk * Sưu tầm tư liệu và mô tả giống cây trồng đa bội ( nếu có ) * Đọc bài 24 ( phần III)
Tài liệu đính kèm: