Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 15 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 15 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

1. Kiến thức :

v HS nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái.

v Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

v Trình bày được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.

2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 15 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 24/11/2009
Tiết : 30 Ngày dạy: /11/2009
BÀI 29:	
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái.
Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
Trình bày được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Thái độ : Quan tâm đến môi trường sống à góp phần làm trong sạch môi trường sống của con người bằng 1 số hành động cụ thể hàng ngày.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh phóng to H.29.1 và H.29.2 sgk
Tranh phóng to về 1 số tật di truyền
Phiếu học tập : Tìmhiểu bệnh di truyền.
C/ TRỌNG TÂM : 
Các đột biến NST và đột biến gen gây ra bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người.
Nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh ở người là do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học, ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91
92
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Cho 1 thí dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên?
ĐA: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
VD: theo dõi sự di truyền của tính trạng màu mắt
Câu 2 : Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào ? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người ?
ĐA:
Trẻ đồng sinh : Trẻ sinh ra cùng 1 lần sinh
Có 2 trường hợp : Cùng trứng và khác trứng.
* Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen à cùng giới.
* Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen à cùng giới hoặc khác giới.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng .
Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Các đột biến gen, đột biến số lượng và cấu trúc NST xảy ra ở người do tác động của các nhân tố lí, hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các bệnh và tật di truyền. Vậy các bệnh này có biểu hiện như thế nào? Có di truyền được hay không? Để giúp các em hiểu rõ hơn về các bệnh này ta cùng tìm hiểu bài 29.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (6’)
I/ MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI :
BỆNH ĐAO :
Mục tiêu : HS nhận biết bệnh nhân Đao qua đặc điểm hình thái và nguyên nhân gây bệnh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: y/c HS quan sát H.29.1 a, b, c + thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở sgk / trang 82 trong 2’
Hoạt động nhóm à quan sát H.29.1 a, b, c , trả lời câu hỏi và ghi vào phiếu học tập ( GV phát cho mỗi nhóm ) à làm phần 1 về bệnh Đao.
BỆNH ĐAO:
(Ghi nội dung ở trong phiếu học tập bên dưới)
Hoạt động 2: (10’)
BỆNH TỚCNƠ ( OX )
BỆNH BẠCH TẠNG VÀ BỆNH CÂM ĐIẾC BẨM SINH :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: y/c HS quan sát H.29.2 a, b, c + thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở sgk / trang 83 trong 3’
Hoạt động nhóm à quan sát H.29.2 a, b, c , trả lời câu hỏi và ghi vào phiếu học tập ( GV phát cho mỗi nhóm ) à làm phần 1 về bệnh tớcnơ và bệnh bạch tạng.
BỆNH TỚCNƠ ( OX)
(cho ghi ở dưới)
BỆNH BẠCH TẠNG VÀ BỆNH CÂM ĐIẾC BẨM SINH :
(cho ghi ở dưới)
Sau khi các nhóm hoàn thành bảng à GV chốt lại đáp án đúng à cho HS ghi bài vào tập ( theo bảng đã hoàn chỉnh ) 
TÊN BỆNH
ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN
BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI
1/ Bệnh Đao
Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt , má phệ, si đần bẩmsinh, không có khả năng sinh con.
2/ Bệnh Tớcnơ
Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST ( là X )
- Nữ , lùn , cổ ngắn.
- Thường mất tríù, không có khả năng sinh con.
3/ Bệnh Bạch tạng
Đột biến gen lặn
- Da,tóc, lông màu trắng
- Mắt màu hồng.
4/ Bệnh câm điếc bẩm sinh
Đột biến gen lặn
- Câm điếc bẩm sinh
Hoạt động 3 : (4’)
II/ MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI:
Mục tiêu : HS nắm được nguyên nhân , biểu hiện 1 số tật di truyền.
GV
HS
Nội dung
-GV:y/c HS quan sát H.29.3 à trình bày các đặc điểm của 1 số dị tật ở người.
?: Nêu nguyên nhân gây ra các tật di truyền?
- Hoạt động chung cả lớp : cá nhân quan sát hìnhà phát biểu được các ý :
Tật khe hở môi hàm
Tật bàn tay, bàn chân mất 1 số ngón và dính ngón.
Tật bàn tay có nhiều ngón 
Do đột biến NST, có thể là do đột biến gen trội ( xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón ).
II/ MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI:
-Đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.VD: khe hở môi, 6 ngón
Hoạt động 4 : (10’)
III/ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN:
Mục tiêu : HS nêu được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền ở người.
GV
HS
Nội dung
-GV:y/c HS đọc thông tin à trả lời câu hỏi :
?:Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào?
?:Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền.
-GV gợi ý để HS nêu cụ thể những tác nhân gây ra các bệnh và tật di truyền:
 *Do môi trường tự nhiên à do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên.
 *Do rối loạn trao đổi chất nội bào.
 *Do con người à gây ô nhiễm môi trường.
-GV yêu cầu HS nêu thái độ của bản thân đối với môi trường sống ( bằng 1 số hành động cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày.
-GV: liên hệ thêm; Trong cuộc sống hàng ngày để đảm bảo sức khoẻ của bản thân thì chúng ta cần phải đấu tranh chống sản xuất, thử vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật.
- HS hoạt động cá nhân : đọc thông tin + trả lời câu hỏi :
 * Nguyên nhân là do con người và trong tự nhiên.
-Hạn chế sử dụng các chất hoá học như thuốc trừ sâu, trừ cỏ; bảo vệ môi trường; hạn chế sử dụng các chất tạo ra các tia phóng xạ
-Không xả rác bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc chữa bệnh đúng cách 
-Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, các bệnh di truyền nói trên, hoặc hạn chế sinh con giữa các cặp vợ chồng nói trên.
III/ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN:
1) Nguyên nhân: -Do tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.
2) Biện pháp hạn chế: 
-Đấu tranh chống sản xuất, thử vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. 
-Sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật.
-Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, các bệnh di truyền nói trên, hoặc hạn chế sinh con giữa các cặp vợ chồng nói trên.
*TỔNG KẾT BÀI : Cho HS đọc phần tóm tắt sgk / trang 85
Củng cố: (4’)
Trắc nghiệm 
Câu 1 : Đánh dấu X chỉ câu trả lời đúng nhất :
* Bệnh Đao là gì ?
Là bệnh ở người có 3 NST thứ 21.
Là bệnh có những biểu hiện : bé lùn , cổ rụt , má phệ.
Làm cho người bệnh có biểu hiện si đần bẩm sinh và không có con.
Cả a , b , c đều đúng.
Câu 2 : Các biện pháp hạn chế các bệnh ,tật di truyền ?
Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với các loại thuốc trừ sâu .
Cả a , b đều không có tác dụng.
Cả a , b đều đúng.
Câu 3 : Sắp xếp các đặc điểm của các bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh .
STT
Các bệnh di truyền
Các đặc điểm của các bệnh di truyền
1.
2
3
4
Bệnh Đao
Bệnh Tớcnơ
Bệnh Bạch tạng
Bệnh câm điếc bẩm sinh.
a) Da, tóc màu trắng, mắt màu hồng
b) Tay có 6 ngón.
c) Bị câm, điếc từ khi mới sinh.
d) Ở nữ, người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
TRẢ LỜI : 
1 – d
2 – e
3 – a
4 – c 
Dặn dò: (2’)
Học bài àtrả lời các câu hỏi sgk
Đọc mục “ Em có biết” trang 85
Xem bài 30 : Liên hệ bài đã học ( bài 29 ) kết hợp kiến thức phổ thông của bản thân à trả lời câu hỏi ở phần I / bài 30. Soạn theo các yêu cầu của dấu 6 và các câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 29.doc