Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 33 - Tiết 66: Ôn tập

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 33 - Tiết 66: Ôn tập

1. Kiến thức :

í Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản từ bài 31 đến bài 62 cho HS

í HS ôn tập được những kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức cho HS

í Giúp HS có ý thức ôn luyện kiến thức thường xuyên

2. Kỹ năng : Rèn các kĩ năng tư duy lí luận cho HS trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC sách luật bảo vệ môi trường

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 33 - Tiết 66: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33 Ngày soạn: 19/04/2010
Tiết : 66 Ngày dạy: /04/2010
ÔN TẬP
---------------***---------------
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản từ bài 31 đến bài 62 cho HS
HS ôn tập được những kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức cho HS
Giúp HS có ý thức ôn luyện kiến thức thường xuyên
Kỹ năng : Rèn các kĩ năng tư duy lí luận cho HS trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC sách luật bảo vệ môi trường 
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91: 
92 
Kiểm tra chuẩn bị của HS: (5’) 
Dạy bài mới: (32’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nêu các câu hỏi theo từng bài rồi gọi HS trả lời
?: Công nghệ tế bào là gì ?
?: Trình bày các công đoạn trong công nghệ tế bào?
?: Nêu những ứng dụng của công nghệ tế bào trong nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
?: Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng?
?: Nêu những ứng dụng của công nghệ tế bào trong nhân bản vô tính ở động vật?
?: Kĩ thuật gen là gì?
?: Công nghệ gen là gì?
?: Ưùng dụng công nghệ gen ?
?: Công nghệ sinh học là gì?
?:Công nghệ sinh học bao gồm những lĩnh vực nào?
?: Nêu các tác nhân vật lí gây đột biến ? 
?: Người ta dùng các tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào?
?: Người ta sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống như thế nào? 
?: Nêu hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn ?
?: Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?
?: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là gì?
?: Ưu thế lai là gì ? Cho thí dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật?
?:Vậy nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì?
?:Người ta sử dụng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở cây trồng? Nội dung của mỗi phương pháp ? 
?: Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống ?
?:Thế nào là chọn lọc hàng loạt? 
?: Chọn lọc hàng loạt tiến hành như thế nào ? 
?:Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này ? 
?: Thế nào là chọn lọc cá thể ?
?: Tiến hành như thế nào ?
?: Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này ? 
?:Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở VN là gì?
?: Thành Tựu Chọn Giống Vật Nuôi?
?:Môi trường sống là gì ?
?: Có mấy loại môi trường?
?: Nhân tố sinh thái là gì ?
?: Các nhân tố sinh thái được phân chia như thế nào ?
?:Thế nào là giới hạn sinh thái ?
?:Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
?: Nêu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật?
?: Thế nào là quan hệ cùng loài? Bao gồm những mối quan hệ nào?
?: Thế nào là quan hệ khác loài?
?: Thế nào là 1 QTSV ?
?: Trình bày những đặc trưng cơ bản của qtsv?
?:Nêu những ảnh hưởng của môi trường tới qtsv?
?:Nêu sự khác nhau giữa qt người và qt các sinh vật khác?
?:Trình bày những đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người? 
?:Hậu quả của việc phát triển dân số của mỗi Quốc gia là gì ?
?:Mục tiêu của việc thực hiện Pháp lệnh dân số là gì ?
?: Thế nào là 1 quần xã sinh vật?
?:Nêu những dấu hiệu điển hình của qxsv?
?:Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
?: Thế nào là 1 hệ sinh thái ?
?: Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào ?
?: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
?: Thế nào là lưới thức ăn ?
?: Kể các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội?
?: Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên như thế nào?
?: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là gì?
?: Theo em như thế nào là ô nhiễm môi trường ?
?: Do đâu môi trường bị ô nhiễm?
Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
?: Trình bày các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
?: Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên ?
?: Nêu khái niệm phát triển bền vững?
?:Yù nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
?:Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?
?:Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì ?
?:Nêu sự đa dạng của các hệ sinh thái?
?:Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ?
?:Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển ?
?:Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp ?
?:Vì sao phải ban hành Luật Bảo vệ môi trường 
?:Trình bày một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở việt nam?
?:Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường là gì?
GV: tổng hợp các kiến thức về bảo vệ môi trường đã học cho HS
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
-Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
+ Gồm hai công đoạn thiết yếu là:
-Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo
Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
+Các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm :
* Tách mô phân sinh , nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo ra các mô sẹo .
* Mô sẹo được nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc chứa hoocmôn sinh trưởng để kích thích chúng phân hóa thành cây hoàn chỉnh
* Đưa cây con chuyển vào trong bầu ở vườn có mái che.
* Đưa cây con ra trồng ngoài đồng ruộng 
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị
-Thí dụ: SGK/90
-Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
- VD: Nhân bản ở cừu , bò .
Ỉ Công nghệ tế bào được ứng dụng trong vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới 
Kĩ thuật gen :là các thao tác tác động định hướng lên ADN, cho phép chuyển gen từ 1 cá thể của 1 loài sang cá thể của loài khác.
Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen .
- Tạo ra chủng vi sinh vật mới :
-Tạo ra chủng vi sinh vật mới nhằm sản xuất các loại chế phẩm sinh học như : a.a; prôtêin; vitamin; enzim; kháng sinh
-VD: Cấy gen mã hoá hoocmôn insulin vào cơ thể vi khuẩn E. coli
-Tạo giống cây trồng biến đổi gen :
-Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
-VD:sgk
-Tạo động vật biến đổi gen :
-Tạo động vật biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen mong muốn vào động vật
-VD: Chuyển gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch
-Công nghệ sinh học là 1 ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
-Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học gồm : công nghệ lên men, công nghệ tế bào ,công nghệ chuyển nhân phôi
Các tia phóng xạ
-Tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta)
-Khi xuyên qua mô chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp lên AND, gây dột biến gen hoặc NST
Tia tử ngoại
-Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé, dùng để gây các đột biến gen
Sốc nhiệt
-Là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, cơ chế bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào, gây đột biến NST
Các loại hóa chất (NMU, EMS, CÔNSIXIN)à tác động lên ADN, gây đột biến gen, cản trở sự hình thành thoi phân bào.
Đây là loại tác nhân hứa hẹn nhiều khả năng chủ động điều khiển hướng đột biến.
Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng 
Trong chọn giống cây trồng , người ta sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
- Qua các thế hệ sau có biểu hiện sức sống kém ( sinh trưởng và năng suất giảm dần ).
-Giao phối gần (giao phối cận huyết):
-Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. VD:P x F1; F1 x F1; F1 x F2 
-Thoái hoá do giao phối gần:
* Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu , năng suất giảm )
-Nguyên nhân hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn hoặc do giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
-Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn , sinh trưởng nhanh hơn , phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn , các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
-VD: cà chua hồng Việt Nam x cà chua Ba Lan; gà Đông Cảo x gà Ri; vịt x ngan
- Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
1) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng : chủ yếu là phương pháp lai khác dòng ( ở lúa , ngô , cà chua , dưa chuột ) 
2 ) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi : 
-Phép lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau à con lai F1 (dùng con lai F1 làm sản phẩm , không dùng nó làm giống ).
-Chủ yếu dùng phép lai kinh tế ( áp dụng ở lợn , bò )
Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng .
Tạo ra giống mới , cải tạo giống cũ.
1. Định nghĩa : 
-Chọn lọc hàng loạt khi trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn giống .
2. Tiến hành :
- Gieo giống khởi đầu à chọn lọc những cây tốt và hạt thu hoạch để giống cho vụ sau à so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng
-Ưu điểm: dễ làm, ít tốn  ... ất định
Nhiệt độ môi trường làm thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật , làm ảnh hưởng đến tập tính của động vật ( như : tập tính ngủ hè , ngủ đông )
Hình thành 2 nhóm sinh vật : Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt (bảng 43.1 sgk /trang 127 )
Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau .
Hình thành các nhóm sinh vật: 
- Thực vật: nhóm thực vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
- Động vật: nhóm động vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
-Các sinh vật sống cùng nhau, liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm
Đối địch
 Hỗ trợ
Quan hệ khác loài
Cộng sinh
SV ăn SV khác
Kí sinh
( nửa kí sinh)
Cạnh tranh
Hội sinh
Chương II: Hệ sinh thái
-Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
1) Tỉ lệ giới tính :
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái 
Tỉ lệ xấp xỉ 1 đực :1 cái ở đa số loài động vật 
Thay đổi tùy theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái 
Cho thấy tiềm năng sinh sản của QTSV
2) Thành phần nhóm tuổi -Bảng 47.2/140
3) Mật độ quần thể :
Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Thí dụ : sgk
Mật độ quần thể thayđổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
-Các điều kiện sống của môi trường như: khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
-Ngoài những đặc trưng của quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặ trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế xã hội như: pháp luật, hôn nhân, kinh tế văn hoá sự khác nhau đó do con người có lao động và tư duy
Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi : Nhóm tuổi trước sinh sản , nhóm tuổi lao động và sinh sản , nhóm tuổi hết lao động nặng.
Tháp dân số thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước .
Sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người, các chính sách kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia
Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Không để tăng dân số quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay, Việt Nam đang thự hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước.
Khái niệm : QXSV là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng song trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau 
Thí dụ : Rừng Cúc Phương, ao cá tự nhiên .
Quần xã sinh vật có đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các laòi sinh vật
Bảng 49 tr.147
-Các loài trong quần xã luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã
Hệ sinh thái bao gồm QXSV và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh ) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trừơng tạo nên 1 hệ thống hòan chỉnh và tương đối ổn định .
Thí dụ : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới , hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới , hệ sinh thái hoang mạc
Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm :
Sinh vật sản xuất : là thực vật
Sinh vật tiêu thụ : gồm động vật ăn thực vật , động vật ăn động vật
Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm  
1) Chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau . Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước , vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ .
Thí dụ : Cây à Sâu ăn lá à Cầy à Đại bàng à vi sinh vật.
2) Lưới thức ăn :
Khái niệm : Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn 
Thí dụ : Xem H.50.2 sgk
Chương III: Con người, dân số và môi trường
1/ Thời kỳ nguyên thủy
- Đốt rừng để săn bắt thú, làm mất rất nhiều diện tích rừng, suy giảm sự đa dạng snh học 
2/ Xã hội nông nghiệp
- Nhiều vùng bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ,làm thay đổi tầng nước mặt
 3/ Xã hội công nghiệp 
- Mất rất nhiều diện tích rừng, nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy giảm môi trường, ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
-Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu :
Mất cân bằng sinh thái
Xói mòn đất à gây lũ lụt diện rộng , hạn hán kéo dài , ảnh hưởng mạch nước ngầm.
Nhiều loài sinh vật bị mất , đặc biệt nhiều loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
Hạn chế sự gia tăng dân số.
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên .
Pháp lệnh bảo vệ sinh vật.
Phục hồi trồng rừng 
Xử lí rác thải.
Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt.
-Khái niệm : Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn , đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
-Nguyên nhân : ô nhiễm môi trường chủ yếu do họat động của con người , ngoài ra còn do hoạt động tự nhiên ( núi lửa phun , sinh vật  ) 
1/Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
2/Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
3/Do các chất phóng xạ
4/Do các chất thải rắn
5/Do sinh vật gây bệnh
1.* Trồng và bảo vệ rừng
* Kế hoạch hóa dân số
*Hạn chế sử dụng các nguyên liệu gây ô nhiễm , tăng cường sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
* Cải tiến công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm.
2. * Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
*Tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học ( bón phân hữu cơ, dùng sinh vật có lợi tiêu diệt sinh vật có hại )
3. *Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
*Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
4. * Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.
*Giáo dục mọi người ý thức về ô nhiễm và cách phòng chống.
5. *Thu gom và xử lí đúng cách các chất thải sinh hoạt và rác từ bệnh viện.
Chương IV: Bảo vệ môi trường
-Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên :
Tài nguyên tái sinh : có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt
. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường
-Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ à Sự phát triển bền vững là mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và thiên nhiên.
Môi trường đang bị suy thoái .
Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm , lũ lụt, hạn hán.
Bảo vệ tài nguyên sinh vật: gồm :
Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
Trồng cây gây rừng
Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý.
Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa : theo nội dung bảng 59
Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người HS về vấn đề này.
Có 3 hệ sinh thái chủ yếu :
Hệ sinh thái trên cạn : rừng , savan
Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái nước ngọt : ao, hồ
- Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. 
- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai, giữ cân bằng sinh thái...
- Có nhiều phương pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng như: (Bảng 60.2 SGK/181)
- Biển là HST khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất
- Các loài động vật trong HST biển rất phong phú là nguôn thức ăn giàu ạm chủ yếu của con người
- Bảo vệ HST biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, dồng thời chống ô nhiễm môi trường nước biển...
- HST nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Biện pháp duy trì sự đa dạng của HST nông nghiệp là: bên cạnh việc bảo vệ cần phải cải tạo các HST để đạt năng suất và hiệu quả cao
* Mỗi quốc gia và tất cả mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ các HST, góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất
Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường
¬ Luật Bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường.
Giữ môi trường sạch và xanh 
Xử lí chất thải đúng qui trình 
Cấm nhập khẩu chất thải vào VN
Sử dụng tiết kiệm tài nguyên 
Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường : Phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng để xử lí )
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật Bảo vệ môi trường .
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap.doc