I. Các khái niệm cơ bản
1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.
- Có hai loại tính trạng:
+ Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng.
+ Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
Ngày tháng năm 2009 Phần I Các qui luật di truyền Buổi 1 Các khái niệm cơ bản và các phép lai được sử dụng tìm ra các quy luật di truyền I. Các khái niệm cơ bản 1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác. - Có hai loại tính trạng: + Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. + Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau. 2. Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng ( di truyền đa hiệu). 3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. 4. Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít. 5. Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết. 6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật. 7. Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng. 8. Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. 9. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội. + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian. 10. Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn 11. Đồng hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng giống nhau. 12. Dị hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng khác nhau. 13. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 14. Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ. 15. Giao tử thuần khiết: Là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử. II. Các phép lai được sử dụng để tìm ra các quy luật di truyền 1. Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ ( khi thì dùng dạng này là bố, khi dùng dạng đó làm mẹ) nhằm phát hiện ra các định luật di truyền sau: + Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất: Khi lai thuận nghịch về một cặp tính trạng nào đó nếu kết quả đời con không thay đổi thì đó là di truyền gen nhân, nếu đời con thay đổi phụ thuộc vào mẹ thì đó là di truyền gen tế bào chất VD: Di truyền gen nhân - Lai thuận: P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa - Lai nghịch: P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa VD: Di truyền gen tế bào chất - Lai thuận: P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh F1 Đậu hạt vàng - Lai nghịch: P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng F1 Đậu hạt xanh + Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen: Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỉ lệ phân li độc lập thì đó là di truyền liên kết gen và hoán vị gen VD: - Phép lai thuận: Khi lai ruồi đực F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 1 xám dài : 1 đen cụt Liên kết gen - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 0,41 xám dài : 0,41 đen cụt : 0,009 xám cụt : 0,09 đen dài Hoán vị gen + Định luật di truyền gen liên kết trên NST giới tính X VD: - Phép lai thuận: Khi lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng, kết quả thu được toàn ruồi mắt đỏ - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ, kết quả thu được 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng 2. Lai phân tích: - Khái niệm: Là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn. Nếu đời con lai không phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử trội, nếu đời con lai phân tính thì cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp. - Lai phân tích được sử dụng để phát hiện các quy luật di truyền sau: + Di truyền trội lặn của định luật Men Đen: lai phân tích về một gen xác định một tính trạng, kết quả có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh Aa aa F1 Đậu hạt vàng : Đậu hạt xanh Aa aa + Di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng trong trường hợp tương tác bổ trợ, át chế, cộng gộp với tỉ lệ kiẻu hình của phép lai phân tích về một tính trạng là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc 1 : 2 :1 hoặc 3 : 1 * P gà mào hồ đào x gà mào hình lá AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 hồ đào : 1 hoa hồng : 1 hạt đậu : 1 hình lá * P Cây cao x Cây thấp AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 cao: 3 thấp * P Bí dẹt x Bí dài AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 bí dẹt : 2 bí tròn: 1 bí dài + Định luật di truyền liên kết (hoặc đa hiệu gen): Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì đó là di truyền liên kết hoặc đa hiệu gen + Định luật di truyền hoán vị gen: Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1 thì đó là di truyền hoán vị gen 3. Phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2 Khi cho lai F1 với nhau, có thể phát hiện ra các định luật di truyền sau: + Định luật phân tính trong lai một cặp tính trạng do một cặp gen chi phối có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 vàng 1 xanh F1 Hoa hồng x Hoa hồng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng + Định luật di truyền tương tác nhiều gen quy định một tính trạng: Nếu khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9: 3 : 4 hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì các trường hợp trên là tương tác gen kiểu bổ trợ, át chế, cộng gộp + Định luật di truyền độc lập: Nếu lai hai hay nhiều cặp tính trạng mà tỉ lệ các tính trạng đó nghiệm đúng công thức kiểu hình (3 : 1)n thì các tính trạng đó di truyền độc lập + Định luật di truyền liên kết: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 : 1 hoặc 1 : 2: 1 thì các tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn + Định luật hoán vị gen: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn. III. Câu hỏi lý thuyết Di truyền là gì? Biến dị là gì? Thế nào là tính trạng? có mấy loại tính trạng? Trình bày các dạng tính trạng? Thế nào là kiểu gen? Kiểu hình? Phân biệt đồng hợp tử và dị hợp tử? Trình bày các phép lai được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền? Thế nào là lai thuận nghịch? Phép lai thuận nghịch được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền nào? Thế nào là lai phân tích? Phép lai phân tích được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào? Phương pháp phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2 được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào? Buổi 2 + 3 Quy luật trội lặn hoàn toàn và quy luật trội lặn không hoàn toàn I. Qui luật trội lặn hoàn toàn Quy luật này được phản ánh qua định luật 1 và 2 của Men Đen - Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng trội và F2 phân tính 3 trội : 1 lặn Hoặc: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về mỗi giao tử và giữ nguyên bản chất như thế hệ P. - Thí nghiệm: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt với hạt xanh được F1 toàn hạt vàng, F2 thu được tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa F1 x F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 vàng 1 xanh - Cơ chế: + Gen A đứng cạnh gen a trong thể dị hợp không bị hoà lẫn mà vẫn giữ nguyên bản chất, khi giảm phân sẽ cho hai giao tử A và a + Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 sẽ cho F2 với tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa + Do A át hoàn toàn a nên KG AA và Aa đều có KH trội - Điều kiện nghiệm đúng: + P thuần chủng + 1 gen qui định 1 tính trạng + Trội hoàn toàn + Số cá thể lai đủ lớn II. Quy luật trội lặn không hoàn toàn - Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 phân tính với tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn P Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa F1 Hoa hồng Aa F1 x F1 Hoa hồng x Hoa hồng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng III. Câu hỏi lý thuyết Trình bày thí nghiệm của MenĐen về lai một cặp tính trạng? Viết sơ đồ lai và giải thích theo quan điểm của MenĐen và theo quan điểm của di truyền học hiện đại? Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li? Nêu ví dụ về hiện tượng trội không hoàn toàn? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung của qui luật trội không hoàn toàn? So sánh quy luật trội lặn hoàn toàn và quy luật trội không hoàn toàn? IV. Phương pháp giải bài tập 1. Nhận dạng các bài toán thuộc các qui lụât Men Đen a. Trường hợp 1: - Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Menđen: + 1 gen qui định 1 tính trạng + Trội hoàn toàn + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau b. Trường hợp 2: - Nếu đề bài đã xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con + Nếu lai một cặp tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau đây: 100%; 1 : 1; 3 :1; 2 : 1 (tỉ lệ gen gây chết); 1 : 2 :1 (di truyền trung gian) + Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau (1 : 1)n , (3 : 1)n, (1 : 2 : 1)n c. Trường hợp 3: - Nếu đề bài không cho xác đinh tỉ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho một kiểu hình nào đó ở con lai + Khi lai một cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% (hoặc 1/4) + Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6,25% (hoặc 1/16) 2. Cách giải bài tập thuộc định luật MenĐen Thường qua 3 bước: - Bước 1: Qui ước gen + Nếu đề bài chưa qui ước gen thì cần xác định tính trội lặn dựa vào các tỉ lệ quen thuộc rồi qui ước - Bước 2: Biện luận để xác định KG, KH của cặp bố mẹ - Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ KG, KH và giải quyết các yêu cầu khác của bài ... ích những đặc điểm về cấu tạo và hoạt động của nhiễm sắc thể phù hợp với chức năng của nó. Những đặc tính chứng tỏ nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất di truyền. Do đâu mà nhiễm sắc thể chứa được phân tử ADN dài hơn nó rất nhiều lần. Câu 8: (2 điểm) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc và cơ chế di truyền. Nêu khái niệm và vị trí của mỗi loại bộ ba: mã gốc, mã sao và đối mã trong tế bào. Mối quan hệ giữa các bộ ba trên. Giải thích vì sao mã di truyền phải là mã bộ ba? Câu 9: (2 điểm) ở một loài, có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24180 nhiễm sắc thể đơn. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài. b) Các tế bào con tạo thành tiến hành giảm phân. Xác định số nhiễm sắc thể (trạng thái) có trong các tế bào ở: - Kì trung gian giảm phân I - Kì sau giảm phân II. c) Các tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất H% = 10%. Xác định lượng tinh trùng được thụ tinh. d) Các trứng tham gia thụ tinh đều được sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là H% = 50%. Câu 10: (3 điểm) Cho 2 thứ hoa thuần chủng giao phấn với nhau được F1. Cho các cây F1 giao phấn với: - Cây hoa thứ nhất được thế hệ lai gồm: 405 cây hoa kép – màu đỏ. 135 cây hoa đơn – màu đỏ. 135 cây hoa kép – màu trắng. 45 cây hoa đơn – màu trắng. - Cây hoa thứ hai được thế hệ lai gồm: 197 cây hoa kép – màu đỏ 199 cây hoa kép – màu trắng 196 cây hoa đơn – màu đỏ 198 cây hoa đơn – màu trắng - Cây hoa thứ ba được thế hệ lai gồm: 314 cây hoa đơn – màu đỏ 104 cây hoa kép – màu trắng 316 cây hoa đơn – màu trắng 106 cây hoa kép – màu đỏ Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân Trường THCS Lê Thánh Tông Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vòng 4 Môn: Sinh học 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm có 2 trang Câu 1: (3 điểm) Trình bày cấu tạo của xương dài Giải thích các đặc điểm cấu tạo của xương dài thích nghi với khả năng chống đỡ và vận động cơ thể. Phân tích các đặc điểm của cột sống ở người phù hợp với lao động và đi đứng thẳng. Câu 2: (3 điểm) Vì sao da và phổi được xem là cơ quan bài tiết? Phân tích các đặc điểm cấu tạo của thận và đường dẫn tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu. Sự bài tiết của da và phổi khác gì với sự bài tiết của thận. Câu 3: (2 điểm) Nêu cấu tạo của bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não và tuỷ sống. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ. So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Câu 4: (1,5 điểm) Bộ phận nào chi phối và điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết? Đặc điểm và vai trò của hoocmôn. Trình bày cấu tạo và chức năng của tuyến yên và tuyến giáp. Câu 5: (1 điểm) Nêu khái quát về tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai. Câu 6: (2 điểm) So sánh ADN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng của chúng trong tế bào. Khái niệm về nhiễm sắc thể, axitnuclêic và gen. Mối quan hệ giữa ba loại cấu trúc trên được biểu hiện nhưng thế nào trong cơ chế di truyền? So sánh quá trình giải mã và sao mã. Câu 7: (1,5 điểm) Hãy trình bày hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. Phân biệt đột biến và thể đột biến. So sánh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 8: (4 điểm) Một gen có khối lượng là M = 45. 104 đvC. Có hiệu số giữa A với loại nuclêôtit không bổ sung bằng 30% số nuclêôtit của gen. mARN được tổng hợp từ gen đó có %U = 60% số ribônulêôtit. Trên mạch thứ nhất của gen có G1 = 14% số nuclêôtit của mạch và có A1 = 450 nuclêôtit. a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và trên mỗi mạch đơn. b) Tính số lượng từng lại ribônuclêôtit của mARN. c) Tính số lượng axitamin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp Prôtêin biết gen sao mã 5 lần, trung bình mỗi Prôtêin được tổng hợp có 8 ribôxôm trượt qua không lặp lại. d) Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm (theo Ao) nếu biết thời gian tổng hợp xong một phân tử Prôtêin là 125 giây. Thời gian tiếp xúc của mARN với 8 ribôxôm hết 153 giây. Các ribôxôm cách đều nhau khi trượt trên phân tử mARN. Câu 9: (2 điểm) ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng. Gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt nâu. Hai cặp gen alen này phân li độc lập. a) Bố có tóc thẳng, mắt nâu thì mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để sinh con có tóc xoăn, mắt đen? b) Một gia đình, bố mẹ đều tóc xoăn, mắt đen sinh con đầu lòng có tóc thẳng, mắt nâu thì những đứa con tiếp theo có thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân Trường THCS Lê Thánh Tông Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vòng 5 Môn: Sinh học 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm có 2 trang Câu 1: (1,5 điểm) ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn ở trong khoang miệng. So sánh thức ăn ở miệng và ở dạ dày. Kết quả tiêu hoá thức ăn ở dạ dày và sự đẩy thức ăn xuống ruột non. Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao gọi là cơ vân, cơ trơn và cơ tim? Phân biệt các loại cơ nói trên về cấu tạo, hoạt động và chức năng. Trên 1 con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ một học sinh sơ ý để mũi kéo làm đứt một rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất. Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày cơ chế Nguyên phân. Liên quan giữa Nguyên phân, Giảm phân trong quá trình phát sinh giao tử ở động vật. So sánh Nguyên phân và Giảm phân. Câu 4: (1,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của nhiễm sắc thể. Tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể được thể hiện như thế nào? Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể. Câu 5: (1,5 điểm) Mã di truyền là gì? Nêu đặc điểm của mã di truyền. Phân biệt bộ ba mã hoá với mã hoá bộ ba. So sánh quá trình tự sao và quá trình giải mã. Câu 6: (1,5 điểm) Nêu khái quát về khái niệm và phân loại mỗi loại biến dị theo di truyền học hiện đại. Phân biệt dị bội thể và thể dị bội. So sánh đột biến đa bội thể và đột biến dị bội thể. Câu 7: (3 điểm) ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 a) Xác định số lượng tế bào và số lượng nhiễm sắc thể khi có 3 tế bào nguyên phân 5 lần bằng nhau. b) Tính số lượng tế bào con được tao ra khi các tế bào trên kết thúc giảm phân II c) Biết rằng các tế bào con tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong số đó tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 4% số tinh trùng được tạo ra. Xác định số hợp tử được tạo thành. Câu 8: (4 điểm) Một gen khi tự nhân đôi thành 2 gen con đã lấy từ môi trường 525 T. Tổng số nuclêôtit của 2 gen con là 3000 nuclêôtit. a) Tìm số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi. b) Nếu gen trải qua 3 lần tự sao thì môi trường cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? c) Số liên kết Hiđrô bị phá vỡ? Số liên kết hoá trị hình thành? Câu 9: (4 điểm) ở đậu Hà lan gen A quy định hạt màu vàng, gen a quy định hạt màu xanh, gen B quy định tính trạng thân cao, gen b quy định tính trạng thân thấp. Các gen di truyền độc lập với nhau. Hãy xác đinh kiểu gen của cây đậu ở thế hệ P khi cho cây đậu mọc từ hạt xanh- thân cao thụ phấn với cây đậu mọc từ hạt vàng - thân thấp thu được thế hệ như sau: 1/4 số cây có hạt xanh - thân cao; 1/4 số cây có hạt vàng - thân thấp, 1/4 số cây có hạt vàng - thân cao; 1/4 số cây có hạt xanh - thân thấp. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân Trường THCS Lê Thánh Tông Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vòng 6 Môn: Sinh học 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm có 1 trang Câu 1: (3 điểm) Menđen đã có cống hiến gì cho di truyền học. Di truyền học hiện đại bổ sung cho Međen như thế nào? Câu 2: (2 điểm) Giải thích mối quan hệ và bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ sau: Gen mARN prôtêin Tính trạng Câu 3: (3 điểm) Trình bày cấu tao, chức năng của Prôtêin. So sánh Prôtêin với ADN Câu 4: (3 điểm) So sánh nguyên phân và giảm phân. ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Liên quan giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong quá trình truyền thông tin di truyền ở sinh vật. Câu 5: (3 điểm) Giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Thể hiện bằng sơ đồ minh hoạ. So sánh giao tử đực và giao tử cái. Câu 6: (2 điểm) Một phân tử mARN có ribônuclêôtit loại Um = 600 ribônucklêôtit Biết rằng %U = 40% số ribônuclêôtit của mạch. Hiệu số giữa 2 lại ribônuclêôtit của mạch là X và A là 300 ribônuclêôtit. Xác định số nuclêôtit từng loại trên mạch gốc đã tổng hợp phân tử mARN trên. Câu 7: (4 điểm) a) Khi lai hai thứ cây thuần chủng hạt đen – tròn và hạt trắng – dài với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu được tỉ lệ: 1 cây hạt đen – tròn : 2 cây hạt đen – bầu dục : 1 cây hạt trắng – dài. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b) Để có tỉ lệ phân li ở F1 là: 1 cây hạt đen – bầu dục : 1 cây hạt đen – dài : 1 cây hạt trắng – bầu dục : 1 cây hạt trắng – dài thì P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Biết rằng hạt dài do gen lặn quy định. Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân Trường THCS Lê Thánh Tông Đề thi học sinh giỏi cấp Trường Môn: Sinh học 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi 15 - 11 - 2008 Đề thi gồm có 1 trang Câu1: (3 điểm) Trình bày thí nghiệm của Menden về lai hai cặp tính trạng. Viết sơ đồ lai và nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập. Biến dị tổ hợp là gì? Trình bày cơ chế tạo biến dị tổ hợp. Câu 2: (3 điểm) Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối của các quy luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1. Mỗi quy luật cho một sơ đồ minh hoạ. Câu 3: (4 điểm) Trình bày cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN. ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen như thế nào và theo nguyên tắc nào? Câu 4: (2 điểm) Trình bày những biến đổi và hoạt động chủ yếu của nhiễm sắc thể trong giảm phân. Câu 5: (4 điểm) Một gen dài 4080 Ao , có 30% Ađênin. Trên mạch thứ nhất có 408 Timin, trên mạch thứ hai có 120 Xitôzin. Hãy xác định: a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen. Câu 6: (4 điểm) ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng. Cho hai cây đều thuần chủng quả tròn, màu vàng và quả dài, màu đỏ lai với nhau thu được F1. Cho F1 lai với cây khác được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 121 cây quả tròn, màu vàng 239 cây quả tròn, màu đỏ 119 cây quả dài, màu đỏ Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Tài liệu đính kèm: