Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Phần di truyền và biến dị

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Phần di truyền và biến dị

Kiến thức:

 - Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mổi loài

 - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân

 - Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng

* HN: lĩnh vực y học, điều chỉnh tỉ lệ đực cái

2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh, phân tích, hợp tác

 

doc 165 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Phần di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 3/8/12
Tiết 1	Ngày dạy: 6/8/12
Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 8:
NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
1. Kiến thức:
 - Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mổi loài
 - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân 
 - Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
* HN: lĩnh vực y học, điều chỉnh tỉ lệ đực cái
2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh, phân tích, hợp tác
3. Thái độ: Yêu thích môn học
 II. CHUẨN BỊ GV - HS:
Giáo viên:- Tranh phóng to các hình: H 8.1àH8.5
- Bảng 8.1- bảng bài tập
Học sinh: Đọc bài+ Quan sát các hình SGK
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm bài cũ:không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tính đặc trưng của bộ NST.
Cho HS đọc TT SGK
-Hướng dẫn HS quan sát H8.1
? Thế nào là cặp NST tương đồng?
? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội?
*Nhấn mạnh:Trong cặp NST tương đồng 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ
-Treo bảng 8- Gọi 1 HS đọc bảng 8
- Hướng dẫn HS quan sát H8.2
- Cho thảo luận nhóm:
? Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không?
?Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
* Phân tích thêm cặp NST giới tính có thể tương đồng(XX) không tương đồng(XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO)
? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mổi loài sinh vật
Tính đặc trưng của bộ NST.
- Đọc to TT-Quan sát H8.1àNhận xét về hình dạng, kích thước NST
- Giống nhau về hình dạng, kích thước
- Bộ NST đơn bội:Chứa 1 NST trong cặp NST tương đồng-Bộ NST lưỡng bội: chứa các cặp NST tương đồng
- HS đọc bảng 8 
- Quan sát H8.2
- Thảo luận nhóm- Nêu được:
- Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.
- Có 8 NST: 1 đôi hình hạt, 2 đôi hình chử V- Con cái 1 đôi hình que, con đực 1 hình que, 1 hình móc.
-Bộ NST giống nhau về số lượng, hình dạng các cặp NST
-Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng: giống nhau về hình thái, kích thước
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa 1NST của cặp NST tương đồng
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng
Cấu trúc NST
-GV thông báo ở kì giữa NST có hình dáng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này
-Gọi 1 HS đọc to TT
-Hướng dẫn HS quan sát H8.3, H8.4, H8.5
-Yêu cầu HS:
? Mô tả hình dạng, kích thước NST?
? Hoàn thành bài tập trang 25: Ghi chú thích 1,2
? Nêu cấu trúc NST ở kì giữa?
* HN: cấu trúc NST có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Gv giới thiệu ngành y học cho HS
II.Cấu trúc NST
- 1 HS đọc to TT- Cả lớp theo dõi
- Quan sát H8.3-H8.4-H8.5
- Yêu cầu nêu được:
- Hình dạng: hình que, hình hạt, hình chữ V
 Chiều dài: 0,5-5Mm,
 Đường kính: 0,2 -2 Mm
HS nhận xét- Bổ sung
-1. Cromatit, 2. Tâm động
-Ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau ở tâm động
Cấu trúc điển hình của NST thể hiện rõ nhất ở kì giữa
- Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V
- Dài: 0,5-5µm
- Đường kính: 0,2-2µm
- Cấu trúc:ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động
	Mỗi cromatit gồm một phân tử protein loại Histon
Chức năng của nhiễm sắc thể
- Gọi HS đọc thông tin SGK
-Phân tích thông tin SGK
+NST là cấu trúc mang genà Nhân tố di truyền được xác định ở NST
+NST có khả năng tự nhân đôià liên quan đến ADN à thông tin di truyền được sao chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể
- Rút ra KL:
Chức năng của nhiễm sắc thể
-Đọc thầm thông tin
-Ghi nhớ thông tin
-NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen ở một vị trí xác định trên NST
- NST mang gen có bản chất là ADN , nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST , nhờ đó các gen qui định các tính trạng được truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
1. Củng cố:
 A. Hãy ghép các chử a,b,c ở cột B cho phù hợp với các số ở cột A
A
B
C
1.Cặp NST tương đồng
2.Bộ NST lưỡng bội
3.Bộ NST đơn bội
a-Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
b-Là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng
c-Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước
1
2
3
 B.Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng
2. Hướng dẫn hs học ở nhà:
 -Học bài theo nội dung SGK
 -Đọc bài 9: Nguyên phân
 -Kẻ bảng 9.1- 9.2 vào vỡ bài tập và hoàn thành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Tuần 1	Ngày soạn: 6/8/12
Tiết 2	Ngày dạy: 9/8/12
BÀI 9:
NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
1. Kiến thức:
-Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
- Nêu được những diển biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể
2. Kĩ năng: Phân tích, so sánh, nhận biết,phân biệt, hoạt động nhóm
3. Thái độ: Say mê nghiên cứu khoa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:
Giáo viên:
- Tranh phóng to H9.1,H9.2,H9.3 SGK
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1; bảng 9.2 SGK
Học sinh: 
- Đọc bài 9
- Kẻ bảng 9.1; bảng 9.2 vào vở bài tập 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm bài cũ:
 - Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội
 - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Hãy mô tả cấu trúc đó?
3. Bài mới:
Tế bào của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng & hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
-Yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK, quan sát H9.1à Trả lời câu hỏi:
? Thế no l chu kì tế bo?
? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
Kì trung gian chiếm nhiều thời gian trong chu kì tế bào, là khoảng thời gian mà hoạt tính trao đổi chất tế bào rất cao
-Yêu cầu HS quan sát H9.2
-Cho HS thảo luận nhóm:
? Nêu sự biến đổi hình thái NST?
? Hoàn thành bảng 9.1/tr 27 SGK
-Treo bảng 9.1
-Gọi đại diện nhóm ghi kết quả bài tập
? tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST qua có tính chất chu kì?
I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
-1 HS đọc to thông tin
-Là sự lặp lại vòng đời của mỗi tế bào
- Kì trung gian, quá trình nguyên phân
-Các nhóm quan sát H9.2
-Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến:
-NST có sự biến đổi hình thái: Dạng đóng xoắn, dạng duỗi xoắn
-Ghi mức độ đóng xoắn và duỗi xoắn vào bảng 9.1
-Đại diện nhóm ghi kết quả bài tập
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- từ kì trung gian à kì giữa: NST đóng xoắn
Từ kì sau đến kì trung gian tiếp theo: NST duỗi xoắn
Sau đó lại tiếp tục đóng và duỗi qua các chu kì tiếp theo
Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian: tế bào lớn lên và có nhân đôi NST
+ Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào tạo thành tế bào mới
Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào:
+ Dạng sợi (duỗi xoắn): ở kì trung gian	
+ Dạng đặc trưng( đóng xoắn cực đại): ở kì giữa
II .Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
-Yêu cầu HS quan sát H9.2 & H9.3. Trả lời câu hỏi:
? Hình thái của NST ở kì trung gian?
? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm TT tr 28 quan sát các hình ở bảng 9.2
-Yêu cầu HS tự điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2
-Treo bảng 9.2
-Gọi 4 HS điền kết quả ở bảng( theo mỗi kì)
Tiểu kết kiến thức qua từng kì.
? kết quả của nguyên phân?
II .Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
-Quan sát H9.2 &H9.3 SGK. Nêu được:
-NST có dạng sợi mảnh
-NST tự nhân đôi
-Tự đọc thầm TT SGK+ Quan sát các hình ở bảng 9.2
-Ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
-1 HS đọc bảng
- Lần lượt lên điền
-Nhận xét- Bổ sung
Kì trung gian:
- Nhiễm sắc thể dài, mảnh, duỗi xoắn
- Nhiễm sắc thể nhân đôi thành NST kép
- Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử
 2. Nguyên phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể
Kì đầu
-NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt
-Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động
Kì giữa
-Các NST kép dóng xoắn cực đại
-Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào
Kì cuối
-Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh
*Kết quả: từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ
III. Ý nghĩa của nguyên phân
- Cho HS đọc TT
-Nêu câu hỏi:
? Do đâu mà số lượng NST của TB con giống mẹ?
? Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổià điều đó có ý nghĩa gì?
*Liên hệ: Ý nghĩa thực tiển trong giâm, chiết, ghép,
III. Ý nghĩa của nguyên phân
-1 HS đọc to TT
- Nêu được:
- Do NST nhân đôi 1 lần và chia đôi 1 lần
Bộ NST của loài được ổn định
*Tự rút ra KL:
Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể
Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ:
1. Củng cố
 Khoanh tròn các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
 A-Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
 a-Kì trung gian d-Kì sau
 b-Kì đầu e-Kì cuối
 c-Kì giữa
 B-Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
 a-Sự chia đều chất nhân của TB mẹ cho 2 TB con
 b-Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con
 c-Sự phân ly đồng đều của các cromatit về 2 TB con
 d- Sự phân chia đồng đều tế bào chất của TB mẹ cho 2 TB con
 C-Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong TB đó là:
 a-4 NST c- 16 NST
 b-8 NST d-32 NST
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 10:Giảm phân: Nêu câu hỏi thắc mắc
- Kẻ bảng 10 vào vở bài tập và hoàn thành bảng 10 dựa vào hình và thông tin SGK.
Tuần 2	NS: 10/8/12
Tiết 3	ND: 13/8/12
	 	BÀI 10 
 	GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
1. Kiến thức:
 -Trình bày dược những diển biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân 
 -Nêu những điểm khác nhau cơ bản của từng kì giảm phân 1 và giảm phân 2
 -Phân tích những sự kiện quan trong có liên quan tới các cặp NST tương đồng
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tư duy lôgic, hợp tác 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ GV - HS:
1. Giáo viên: - Tranh phóng to H10 
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 10
2. Học sinh: Kẻ bảng 10 vào vở bài học
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm bài cũ:
 - Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duổi xoắn 
 điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duổi xoắn của NST có tính 
 chất chu kì?
 - Nêu những diển biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên p ... vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
— Hệ sinh thái : Bao gồm quần xã SV và khu vực sống. Trong đó các SV luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
— Chuổi thức ăn : Là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là SV tiêu thụ, vừa là SV bị tiêu thụ.
— Lưới thức ăn : Là các chuổi thức ăn có mắt xích chung
- Ví dụ : Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi.
- Ví dụ : Quần xã ao, quần xã rừng ngập mặn,
- Ví dụ : Thực vật phát triển à sâu ăn thực vật tăng à Chim ăn sâu tăng à sâu ăn thực vật giảm.
- Ví dụ : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển,
- Ví dụ : Rau à sâu à chim ăn sâu.
- Ví dụ : Rau à sâu à chim ăn sâu
 Thỏ à Đại bàng
II. Câu hỏi ôn tập
- Cho HS nghiên cứu các câu hỏi SGK tr 190
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi
- Cho đại diện nhóm trả lời câu hỏi
GV nhận xét à đáp án
* Lưu ý câu hỏi 4 :Phân biệt quần xã và quần thể
II. Câu hỏi ôn tập
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi à thảo luận để trả lời
- Nhận xét, bổ sung
Quần thể 
Quần xã 
Thành phần SV
Thời gian sống
Mối quan hệ
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Hoàn thành các bảng còn lại trong SGK
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Hoàn thành các câu hỏi ôn tập còn lại.
- Ôn tập kiến thức phần sinh vật và môi trường. 
Tuần 36	NS:
Tiết 71	ND:
THI HỌC KÌ II
Câu 1: (1 điểm) Ưu thế lai là gì? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng phương pháp gì?
Câu 2: (3 điểm) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 3: (2 điểm) Khái niệm quần thể sinh vật? Cho ví dụ? Đặc trưng cơ bản của quần thể? 
Câu 4: (2 điểm) Xác định các thành phần của hệ sinh thái từ lưới thức ăn sau: từ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ cấp 1,2 và sinh vật phân giải
	Dê	Hổ
 Cỏ	Thỏ	Cáo	Vi khuẩn
	Gà	Mèo rừng
Câu 5: (2 điểm) Tài nguyên thiên nhiên gồm những dạng nào? Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là năng lượng sạch?
ĐÁP ÁN :
Câu 1: 
- Ưu thế lai là: hiện tượng con lai F1 biểu hiện sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, cho năng suất cao hơn trung bình giữa bố và mẹ. (0,5 đ)
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép,) (0,5 đ)
Câu 2:
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ: cạnh tranh cùng loài và cả khác loài. (0,75 đ)
- Trong điều kiện cây mọc dày thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ. (0,75 đ)
- Trong thực tiễn sản xuất, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần :
 + Trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí (0,5 đ)
+ Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết (0,5 đ)
 + Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. (0,5 đ)
Câu 3:
- Quần thể sinh vật là bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, (0,5 đ) ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. (0,5 đ)
- Ví dụ: (0,25 đ)
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
+ Tỷ lệ giới tính (0,25 đ)
+ Thành phần nhóm tuổi (0,25 đ)
+ Mật độ của quần thể (0,25 đ)
Câu 4:
- Sinh vật sản xuất: cỏ (0,5 đ)
- Sinh vật tiêu thụ cấp 1: dê, thỏ, gà (0,5 đ)
- Sinh vật tiêu thụ cấp 2: hổ, cáo, mèo rừng (0,5 đ)
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn (0,5 đ)
Câu 5:
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: có khả năng phục hồi khi được sử dụng hợp lí. (0,5 đ)
+ Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. (0,5 đ)
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là dạng tài nguyên sạch khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. (0,5 đ)
- Là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng Trái Đất. (0,5 đ)
Tuần 37	NS:
Tiết 73, 74	ND:
Bài 65:
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài này học sinh phải đạt các yêu cầu sau đây :
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Nắm được sự tiến hóa của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật
2. Kỹ năng: 
- So sánh, tổng hợp. Tư duy, khái quát hóa. 
- Vận dung lý thuết vào thực tiển
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 64.1 à 64.5 SGK
2. HS: Kẻ các bảng 64.1 à 64.5 SGK 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Đa dạng sinh học
- Chia lớp thành 5 nhóm
- Giao việc cho từng nhóm
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung công việc đã giao (trong 10 phút).
- Gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày nội dung thảo luận
- Cho các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ
- Sau mỗi nội dung GV đánh giá và yêu cầu HS liên hệ thực tế lấy ví dụ cho bài học sinh động
I. Đa dạng sinh học
- Các nhóm tiến hành thảo luận về nội dung được phân công :
+ Nhóm 1 : Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm thực vật.
+ Nhóm 2 : Đặc điểm của các nhóm thực vật.
+ Nhóm 3 : Đặc điểm của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
+ Nhóm 4 :Đặc điểm của các ngành động vật.
+ Nhóm 5 : Đặc điểm của các lớp ĐVCXS.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của mình trên bảng phụ.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm tìm ví dụ cho nội dung
Kết luận: nội dung các bảng kiến thức chuẩn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Tiến hóa của động vật và thực vật
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập mục q SGK tr 192, 193
- Gọi đại diện từng nhóm lên viết kết quả trên bảng.
- Thông báo đáp án đúng.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật, thực vật.
II. Tiến hóa của động vật và thực vật
- Các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành 2 bài tập mục q SGK tr 192, 193.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả.
- Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài làm với kết quả đúng, tự sửa chữa.
- Nêu ví dụ :
+ Thực vật : Tảo ( tảo xoắn, tảo vòng ), hạt trần ( thông ), hạt kín ( cây bàng, cây bưỏi ),
+ Động vật : ĐVNS ( trùng roi, trùng giày ), ruột khoang ( thuỷ tức, hải quỳ ), giun dẹp ( sán dây, sán lá máu ), giun tròn ( giun đủa, giun kim ),
- Sự phát sinh phát triển của thực vật chia làm 3 giai đoạn :
+ Sự xuất hiện thực vật ở nước.
+ Sự xuất hiện lần lượt các thực vật ở cạn.
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
- Tiến hóa của giới động vật:
+ ĐVNS
+ Ruột khoang
+ Giun dẹp
+ Giun tròn
+ Giun đốt
+ thân mềm
+ Chân khớp
+ ĐVCXS
Tiết 2:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Sinh học cá thể
- Yêu cầu thảo luận nhóm :
+ Hoàn thành bảng 65.1, 65.2 SGK tr 194.
+ Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
* Hỏi thêm : Hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
III. Sinh học cá thể
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
- Có thể nêu ví dụ :
+ Ở thực vật :
. Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
. Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
+ Ở người :Hệ vận động giúp cơ thể vận động, lao động. Để thực hiện được chức năng này cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxy do hệ hô hấp và được vận chuyển tới tế bào nhờ hệ tuần hoàn
Kết luận : Kiến thức ở bảng SGV
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Sinh học tế bào
- Yêu cầu thảo luận nhóm :
+ Hoàn thành bảng 65.3, 65.5 SGK tr 194.
+ Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật ?
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
* Lưu ý : khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân.
IV. Sinh học tế bào
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
Kết luận : Nội dung trong các bảng SGV.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
V. Di truyền và biến dị
- Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận cùng 1 nội dung.
* Nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1.
- Yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng đột biến.
- Yêu cầu :
+ Giải thích sơ đồ hình 66 SGK
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 SGK
* Lưu ý : HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên
V. Di truyền và biến dị
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
- Lấy ví dụ minh họa :
+ Đột biến ở cà 
 độc dược 
 à Thể hiện kích thước cơ 
 + Đột biến ở quan sinh dưỡng to
 củ cải 
Kết luận : Kiến thức ở bảng SGV
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
VI. Sinh vật và môi trường
- Yêu cầu :
+ Giải thích sơ đồ hình 66 SGK
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 SGK
* Lưu ý : HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên
VI. Sinh vật và môi trường
- Nghiên cứu sơ đồ hình 66 à thảo luận nhóm à giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
- Đưa các ví dụ minh họa
- Yêu cầu nêu được :
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ, có mối quan hệ sinh sản à quần thể
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng
* Nêu ví dụ quần thể, quần xã
Kết luận : Kiến thức ở bảng SGV
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: 
- Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì ?
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Kết thúc chương trình sinh học THCS
- Ghi nhớ các kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 9 ca nam.doc