MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen, hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh hình.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
Ngày soạn: 21/08/2011 Phần I: di truyền và biến dị Chương I: các thí nghiệm của menđen Tiết 1. Bài 1: menđen và di truyền học A. Mục tiêu bài học: - Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen, hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. - Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh hình. - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK - HS: SGK, vở ghi C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: Kiểm tra sách, vở của học sinh. III. Phát triển bài: * Mở bài: GV giới thiệu: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Menđen người đặt nền móng cho sinh học. * Các hoạt động: Hoạt động 1: Di truyền học HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Yêu cầu học sinh làm bài tập trang 5. Liên hệ với bản thân tìm những đặc điểm giống và khác bố mẹ? - Giải thích: + Đặc điểm giống: di truyền. + Đặc điểm khác: biến dị - Thế nào là di truyền, biến dị? - Giải thích: Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản. - Nêu những đặc điểm của bản thân giống và khác bố, mẹ (chiều cao, màu mắt ....) - Nêu 2 hiện tượng di truyền và biến dị. - Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ co cháu. - Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố, mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Di truyền học: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Hoạt động 2 Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Giới thiệu tiểu sử của Menđen. - Yêu cầu học sinh quan sát H1.2: nhận xét đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai? - Nghiên cứu thông tin mục II: Nêu phương pjáp nghiên cứu của Menđen? - Đọc tiểu sử của Menđen. - Quan sát hình, nêu được sự tương phản của các cặp tính trạng dêm lai. - Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai. * Phương pháp phân tích thế hệ lai: SGK/6 Hoạt động 3 Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ, lấy ví dụ minh hoạ. - Giới thiệu 1 số kí hiệu thường dùng trong di truyền học. - Tự thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức, lấy ví dụ. * Thuật ngữ: - Tính trạng. - Cặp tính trạng tương phản. - Nhân tố di truyền. - Giống (dòng) thuần chủng. * Kí hiệu: - P: Cặp bố mẹ xuất phát. - x : Kí hiệu phép lai - : Giao tử đực (cơ thể đực) - : Giao tử cái (cơ thể cái) - F: Thế hệ con cái. IV. Củng cố: - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Nêu nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai? V. HDVN: - Học bài, trả lời câu hỏi. - Kẻ bảng 2/8 SGK. =========================================== Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết 2. Bài 2: lai một cặp tính trạng A. Mục tiêu bài học: - Học sinh phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp, hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giaie thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy lô gic. - Củng cố niềm tin khoa học. B. Chuẩn bị: - GV: Tranh các cặp tính trạng C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? III. Phát triển bài: * Mở bài: Từ câu trả lời của học sinh giáo viên và bài: Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào? * Các hoạt động: Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Hướng dẫn học sinh quan sát H2.1, giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan. - Sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - Nghiên cứu bảng 2, thảo luận: + nhận xét kiểu hình ở F1? + Xác định kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp? Yêu cầu học sinh rút ra tỉ lệ của F2. - Trình bày thí nghiệm của Menđen ? - Nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả không thay đổi Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ. - Làm bài tập điền từ trang 9. - Quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành. - Ghi nhớ các khái niệm. - Phân tích bảng số liệu, thảo luận: + kiểu hình của F1 mang tính trạng trội của bố hoặc mẹ. + Tỉ lệ kiểu hình F2. - Đại diện nhóm nhận xét . - Nhóm khác bổ sung. - Lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1: đồng tính 2: 3 trội: 1 lặn. - 1 vài học sinh đọc lại nội dung. a. Các khái niệm: - Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. - tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 - Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện. b. Thí ngiệm: Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ: hoa trắng (3 trội: 1 lặn) c. Nội dung quy luật phân li: Khi lai 2 bố mẹ kiểu hìnhác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. Hoạt động 2 Menđen giải thích kết quả thí nghiệm. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp. - Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết. - Yêu cầu học sinh làm bài tập trang 9. + Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2. + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng? - Giải thích thí nghiệm theo quan điểm của Menđen? - Giáo viên chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P - Ghi nhớ kiến thức. - Quan sát H2.3, Thảo luận: + G F1: 1A: 1a Hợp tử F2: 1 AA: 2Aa: 1aa. + Vì Aa biểu hiện kiểu hình trội. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Theo Menđen: + Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định. + Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li cuả cặp nhân tố di truyền. + Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh. IV. Củng cố: - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng và giải thích kết quả theo Menđen? V. HDVN: - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK, làm bài tập 4. =================================================== Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết 3. Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: - Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối v ới lĩnh vực sản xuất. Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn. - Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, rèn kỹ năng viết sơ đồ lai. - Củng cố niềm tin khoa học. B. Chuẩn bị: Tranh Hình 3 C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: - Trình bày nội dung quy luật phân li và giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen? III. Phát triển bài: * Mở bài: * Các hoạt động: Hoạt động 1: Lai phân tích HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen? - Phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - Xác định kết quả của 2 phép lai: P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa P: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa - Hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và Aa. - Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? - Thông báo: Phép lai đó gọi là phép lai phân tích. Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ. - Gọi 1 vài học sinh đọc lại khái niệm. - Đưa thêm thông tin để học sinh phân biệt được khái niệm lai phân tích với mục đích của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. - Nêu kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ: 1AA: 2Aa: 1aa. - Thảo luận viết sơ đồ lai nêu kết quả từng trường hợp. - Đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ lai. - Thảo luận trả lời. - Điền từ vào khoảng trống theo thứ tự: 1: trội, 2: kiểu gen, 3: lặn, 4: đồng hợp 5: dị hợp a. Một số khái niệm: - Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. - Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. b. Lai phân tích: - Lai phân tích lài phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 :1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Hoạt động 2: ý nghĩa của tương quan trội - lặn. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Nghiên cứu thông tin, thảo luận: + Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên? + Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì ? + Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ? + Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào ? - Đọc thông tin SGK. - Thảo luận thống nhất đáp án. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm kiểu hìnhác bổ sung. - Sử dụng lai phân tích. - Trong tự nhiên mối tương quan trội – lặn là phổ biến. - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kiến thức - Quan sát hình 3, nghiên cứu thông tin : Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen? - Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ. - Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn? - Quan sát hình 3, nghiên cứu thông tin : Xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn. - 1: “tính trạng trung gian, 2: “1: 2: 1” - Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 1: 2: 1. IV. Củng cố: - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Nội dung của phép lai phân tích? - Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? V. HDVN: - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK. - Làm bài tập 3, kẻ bảng 4 vào vở. Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết 4. Bài 4: lai hai cặp tính trạng A. Mục tiêu bài học: - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp. - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Củng cố niềm tin khoa học. B. Chuẩn bị: Tranh Hình 4. ... đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là: a. Tác động sinh thái b. Khả năng cơ thể c. Sức bền của cơ thể d. Giới hạn sinh thái Câu 3: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm: a. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng b. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng c. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng d. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng Câu 4: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm: a. Cỏ lạc đà b. Cây rêu c. Cây bàng d. Cây xoài Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật: a. Các cá thể chuột sống trên một đồng lúa b. Các động vật sống trên một đồng cỏ c. Các cây xanh trong một khu rừng d. Cả a, b, c đều đúng Câu 6: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác: a. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử. b. Hôn nhân, giới tính, mật độ. c. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử. d. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá. Câu 7: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống a. Thành phần nhóm tuổi c. Tỉ lệ giới tính b. Sự tăng giảm dân số d. Cả 3 yếu tố trên Câu 8: Ô nhiễm môi trường dẫn tới hậu quả nào sau đây : a. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ. c. Suy giảm sức khoẻ và giới tính. b. ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất. d. Cả a, b, c. Câu 9: Xã hội loài người trải qua các giai đoạn lần lượt theo thứ tự: a. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kỳ nguyên thuỷ. b. Xã hội công nghiệp, thời kỳ nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp. c. Thời kỳ nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp. d. Thời kỳ nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp. Câu 10: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là: a. Tác động của con người b. Sự thay đổi của khí hậu c. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, thiên tai, lũ lụt d. Do các loài sinh vật trong môi trường gây ra Câu 11: Nhóm tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch: a. Than đá, dầu mỏ b. Bức xạ mặt trời, gió, thuỷ triều c. Dầu mỏ, thuỷ triều và khí đốt d. Năng lượng mặt trời và dầu mỏ Câu 12: Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người vì : a. Cung cấp cho con người nguồn thực phẩm động vật và các giống động vật để thuần dưỡng. b. Cung cấp gỗ, củi, thuốc chữa bệnh. c. Góp phần vào việc điều hoà khí hậu, ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn. d. Cả a, b, c. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 13 (2đ): Thế nào là một chuỗi thức ăn? Lấy 2 ví dụ về chuỗi thức ăn? Câu 14 (2đ): Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? Câu 15 (3đ): Vì sao cần phải khắc phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã? C. đáp án: Câu Nội dung Điểm Phần I: Trắc nghiệm (3đ) 1 a 0.25 2 d 0.25 3 c 0.25 4 b 0.25 5 a 0.25 6 c 0.25 7 d 0.25 8 d 0.25 9 d 0.25 10 a 0.25 11 b 0.25 12 d 0.25 Phần II: Tự luận (7đ) 13 (2đ) - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ - Ví dụ: Cây cỏ sâu gà cáo vi khuẩn Cây cỏ dê hổ vi khuẩn 1.0 0.5 0.5 14 (2đ) + Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: - Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học - Ô nhiễm do các chất phóng xạ - Ô nhiễm do các chất thải rắn - Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh + Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Có nhiều biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: - Xử lý các chất thải công nghiệp, sinh hoạt - Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm - Sử dụng nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm - Trồng cây gây rừng - Xây dựng nhiều công viên cây xanh - Tăng cường giáo dục để nâng cao ý thức của con người. 1.0 1.0 15 (3đ) + Cần khắc phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã: - Môi trường hiện nay bị suy thoái - Khắc phục môi trường là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để giữ cân bằng sinh thái, tránh được thảm hoạ thiên tai, lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm môi trường. + Vai trò của học sinh: - Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, trường học. - Tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Không săn bắt chim, thú. Bảo vệ các loài sinh vật - Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ môi trường và thiên nhiên. 1.0 2.0 D. Hoạt động dạy – học I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. tiến hành Kiểm tra: - Giáo viên phát đề, hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài kiểm tra. - Giáo viên quan sát theo dõi ý thức làm bài của hịc sinh. Iii. Thu bài: - Giáo viên thu bài kiểm tra. - Nhận xét giờ, ý thức thái độ của học sinh. IV. HDVN: - Ôn lại chương trình toàn cấp. - Hoàn thành các bảng bài 64, 65, 66. Ngày soạn:20/04/2011 Tiết 68. Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp A. Mục tiêu bài học: - Hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật. Nêu được sự tiến hoá của của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật. - Rèn kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp kiến thức. Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: Nội dung các bảng 64.1.2.3.4.5. C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: III. Phát triển bài: * Mở bài: * Các hoạt động: Hoạt động 1: Đa dạng sinh học HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu các nhóm thảo luận: Hoàn thành nội dung các bảng 64.1.2.3.4.5. - Nhận xét đánh giá. + Liên hệ thực tế. + Lấy ví dụ minh hoạ. - Thảo luận nhóm: Hoàn thành các bảng. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức SGK. Hoạt động 2 Sự tiến hoá của động vật và thực vật. HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập/192-193. - Nhận xét đưa ra đáp án. - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ động vật và thực vật minh hoạ là đại diện cho các ngành động vật và thực vật. - Thảo luận: Hoàn thành 2 bài tập SGK. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - Nêu ví dụ: + Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng ... + Động vật : Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thuỷ tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, cá, ếch, thằn lằn, chim bồ câu, thỏ ... * Kết luận: - Phát sinh phát triển của thực vật: SGK. - Tiến hoá của giới động vật : 1. d, 2. b, 3. a, 4. e, 5. c, 6. i, 7. g, 8. h. IV. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản nội dung các bảng. V. HDVN: - Hoàn thành các bảng. - Kẻ, điền các bảng 65.1.2.3.4.5. Ngày soạn: 20/04/2011 Tiết 69. Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: - Hệ thống được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp kiến thức. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: Nội dung các bảng 65.1.2.3.4.5. C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: III. Phát triển bài: * Mở bài: * Các hoạt động: Hoạt động 1: Sinh học cơ thể HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu các nhóm thảo luận: + Hoàn thành nội dung các bảng 65.1.2. + Cho biết những chức nưng của các hệ cơ quan ở thực vật và người. - Nhận xét đánh giá. + Lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau? - Thảo luận nhóm: Hoàn thành các bảng. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. + ở thực vật: Lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể, nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng nhờ hệ mạch vận chuyển lên thân, lá. + ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể hoạt động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hoá cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển lên từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn. * Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức SGV. Hoạt động 2: Sinh học tế bào. HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu học sinh: + Hoàn thành bảng 65.3.4.5. + Cho biết mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và quá trình quang hợp ở tế bào thực vật? - Nhận xét đưa ra đáp án. - Lưu ý: Khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, quá trình nguyên phân, giảm phân. - Thảo luận: Hoàn thành các bảng. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. * Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức SGV. IV. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản nội dung các bảng. V. HDVN: - Hoàn thành các bảng. - Ôn tập kiến thức sinh học. - Kẻ, điền các bảng 66.1.2.3.4.5. Ngày soạn:20/04/2011 Tiết 70. Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: - Hệ thống được kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp kiến thức. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: Nội dung các bảng 66.1.2.3.4.5. C. Hoạt động dạy – học: I. Tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Ghi chú 9A 9B 9C II. Kiểm tra: III. Phát triển bài: * Mở bài: * Các hoạt động: Hoạt động 1: Di truyền và biến dị HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu các nhóm thảo luận: + Hoàn thành nội dung các bảng 66.1.2.3.4. + Cho biết những chức nưng của các hệ cơ quan ở thực vật và người. - Nhận xét đánh giá. - Nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3 - Phân biệt đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết các dạng đột biến? - Thảo luận nhóm: Hoàn thành các bảng. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Trả lời, lấy ví dụ minh hoạ: + Đột biến ở cà độc dược. + Đột biến ở củ cải. Kích thước cơ quan sinh dưỡng to. * Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức SGV. Hoạt động 2 Sinh vật và môi trường . HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu học sinh: + Giải thích sơ đồ hình 66 + Lấy ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên? - Nhận xét đánh giá. - Quan sát, nghiên cứu sơ đồ hình 66. - Thảo luận: Giải thích mối quan hệ theo các mũi tên. - Yêu cầu: + Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại. + Các cá thể cùng loài: tạo nên đặc trưng về lứa tuổi, mật độ ... có mối quan hệ sinh sản. + Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng. - Ví dụ: + Quần thể: Rừng đước cà mau, đồi cọ Phú Thọ, Rừng thông Đà Lạt ... + Quần xã: Ao cá, hồ cá, rừng rậm - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. * Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức SGV. IV. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản nội dung các bảng, khái quát chương trình toàn cấp. V. HDVN: - Hoàn thành các bảng. - Ôn tập kiến thức sinh học, chương trình sinh học THCS.
Tài liệu đính kèm: