1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Trình bày được các phương pháp thường dùng sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.
- Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi.
- Trình được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
Ngµy so¹n : / / 2010 Ngµy gi¶ng : / / 2010 Tiết : 40 BÀI 37 : THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Trình bày được các phương pháp thường dùng sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng. Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. Trình được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: Hs nhận thấy được những thành tựu nổi bật và có ý nghĩa trong chọn giống ở nước ta II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về những giống cây trồng và vật nuôi tốt đã được qua chọn lọc III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Phương pháp chọn lọc hàng loạt được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì, thích hợp với đối tượng nào? Phương pháp chọn lọc cá thể có những ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hành loạt? Thích hợp với đối tượng nào? 3/ Bài mới: Mở bài: Trong những năm gần đây việc chọn giống ở Việt Nam đã đem lại những thành tựu đáng kể Néi dung : I/ HOẠT ĐỘNG 1: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở CÂY TRỒNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK, cho biết: ? Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh hoạ kết quả của mỗi phương pháp đó. ? Những thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Gv cho HS xem một số hình ảnh về thành tựu chọn giống cây trồng ở nước ta. - Hs đọc thông tin mục I SGK, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, đột biến thực nghiệm, tạo giống đa bội thể, tạo giống ưu thế lai Trong đó phương pháp lai hữu tính được coi là phương pháp cơ bản nhất. - Ví dụ ( SGK) - Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là lĩnh vực chọn giống lúa, ngô. II/ HOẠT ĐỘNG II: THANH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK, cho biết: ? Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? ? Thành ỵư nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở nước ta là lĩnh vực nào? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Gv cho HS xem những hình ảnh về các giống vật nuôi là thànt tưu nổi bật nhất - Hs đọc thông tin mục II, phát biểu - HS khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai - Ví dụ : SGK - Thành tự nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở Việt Nam là chọn giống ưu thế lai ở lợn và gà. IV/ CỦNG CỐ: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản nhất? Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là lĩnh vực nào? Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở nước ta là lĩnh vực nào? V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/111 Xem bài 38
Tài liệu đính kèm: