Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Trình bày nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
Tuần : 15 Tiết : 30 BÀI 29 : BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay. Trình bày nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: giáo dục Hs ý thức không phân biệt đối xử với người bị mắc các bệnh và tật di truyền II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to về bệnh Đao và bệnh Tơcnơ Tranh phóng to về các tật di truyền có trong bài III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? hãy cho ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ở người? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em. 3/ Bài mới: Mở bài: SGK Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI * Mục tiêu: Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Bệnh Đao - Treo tranh phóng to hình 29.1. Yêu cầu Hs quan sát tranh và đọc thông tin mục 1, trả lời 2 câu hỏi ? Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường? ? Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Bộ NST của người bình thường và bệnh nhân Đao khác nhau ở cặp NST số 21 + Đặc điểm bên ngoài: qua ảnh chụp nêu các đặc điểm bệnh lí * Bệnh Tớcnơ - Treo tranh phóng to hình 29.2. Yêu cầu Hs quan sát tranh, đọc thông tin mục 2, trả li72 2 câu hỏi ? Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người bình thường? ? Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua những đặc điểm nào? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Bộ NST của người bình thường và bệnh nhân Tơcnơ khác nhau ở cặp NST giới tính XX + Đặc điểm bên ngoài : nhận biết qua ảnh chụp * Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục 3, cho biết ? Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs quan sát tranh, đọc thông tin, trả lời câu hỏi - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs quan sát tranh, đọc thông tin, trả lời - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: a. Bệnh Đao: - Có 3 NST ở cặp số 21 - Đặc điểm bên ngoài: người bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn b. Bệnh Tơcnơ: - Cặp NST giới tính ở nữ chỉ có 1 NST - Đặc điểm bên ngoài: bệnh nhân đều là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển c. Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh - Do đột biến gen lặn gây ra - Đặc điểm bên ngoài: * Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng * Bệnh câm điếc bẩm sinh: bị câm và điếc từ lúc mới vừa sinh ra II/ HOẠT ĐỘNG II: MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN * Mục tiêu: Hs nhận biế được một số tật di truyền ở người * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo tranh hình các tật di truyền thường gặp, yêu cầu HS quan sát tranh để nhận biết các tật di truyền thường gặp ? Nguyên nhân gây ra các tật di truyền? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - HS quan sát tranh và nhận biết được các tật di truyền ở người - Hs đọc thông tinn SGK trả lời câu hỏi - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Đột biến NST gây ra các dạng quái thai hoặc dị tật bẩm sinh ở người như mất sọ não, các tật khe hở môi hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn chân mất ngón, bàn tay nhiều ngón - Đột biến gen trội gây ra các tật như xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón II/ HOẠT ĐỘNG III: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN * Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân của các bệnh tật di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs dựa các kiến thức của mục I và đọc thông tin mục III, mục “Em có biết”, trả lời các câu hỏi ? Các tật, bệnh di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào? ? Từ những nguyên nhân đó, hãy đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các tật, bệnh nói trên. - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs tự thu nhận kiến thức, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường - Sử dung hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên IV/ CỦNG CỐ: Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc đỉêm hình thái nào? Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bảm sinh và tật 6 ngón tay ở người? Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/85 Đọc mục “Em có biết” SGK/85 Soạn bài 30
Tài liệu đính kèm: