/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong chọn giống
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
Tuần : 16 Tiết : 32 CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC BÀI 31 : CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó. Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong chọn giống 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to về sơ đồ nhân giống mía bằng nuôi cấy mô III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Di truyền học tư vấn có những chức năng gì? Tại sao phải phấn đấu chống ô nhiễm môi trường? Giải thích cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình về các qui định như: những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng và phụ nữ lớn tuổi không nên sinh con 3/ Bài mới: Mở bài: Hiện nay KHKT phát triển, con người d đã ứng dụng nhiều phương pháp để nhân giống nhanh và có hiệu quả một số vật nuôi cây trồng. Một trong những phương pháp đó có công nghệ tế bào. Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO * Mục tiêu: Hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đây là một khái niệm hoàn toàn mới đối với HS nên GV cần cung cấp kiến thức đủ để Hs nắm được khái niệm và hiểu được các công đoạn chủ yếu của công nghệ này - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK, trả lời các câu hỏi mục ▼ - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh - Gồm 2 công đoạn thiết yếu là: * Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo * Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh II/ HOẠT ĐỘNG II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO * Mục tiêu: Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Vi nhân giống ở cây trồng: - Hướng dẫn Hs quan sát sơ đồ hình 31 và đọc thông tin mục 1 để phân tích các khâu trong công nghệ tế bào - Các thành tựu trong phương pháp này b) Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống - Gv cung cấp kiến thức về các khâu trong chọn giống cây trồng mới: tạo vật liệu mới để chọn lọc hoặc sử dụng vật liệu đã có sẵn, chọn lọc đánh giá và tạo ra giống mới cho sản xuất -Yêu cầu Hs đọc thông tin mục 2 để hiểu rõ phương pháp này và caá thành tựu c) Nhân bản vô tính ở động vật - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục 3, trả lời ? Khả năng tăng nhanh số lượng cá thể bằng nuôi cấy mô như thế nào? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh - GV yêu cầu Hs dựa vào các kiến thức vừa phân tích, cho biết ? Công nghệ tế bào được ứng dụng vào các lĩnh vực nào? - Gv nhận xét, chốt ý - Hs phân tích sơ đồ hình 31, đọc thông tin, phân tích các khâu trong công nghệ tế bào và tìm hiểu những thành tựu - Hs lắng nghe - Hs đọc thông tin - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs dựa vào kiến thức vừa thu nhận được, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: Công nghệ tế bào được ứng dụng trong vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới IV/ CỦNG CỐ: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào? Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/91 Soạn bài 32
Tài liệu đính kèm: