/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải trình bày được
- Tại sao cần phải chọn tác nhân cụ thể gây đột biến.
- Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến
- Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật, giải thích tại sao có sự sai khác đó
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
Tuần : 17 Tiết : 34 BÀI 33 : GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải trình bày được Tại sao cần phải chọn tác nhân cụ thể gây đột biến. Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật, giải thích tại sao có sự sai khác đó 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Kĩ thuật gen là gì? Gòm những khâu cơ bản nào? Công nghệ gen là gì? Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào? Công nghệ sinh học là gì? gồm những lĩnh vực nào? 3/ Bài mới: Mở bài: SGK Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ * Mục tiêu: Hs trình bày một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lí để gây đột biến * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv giới thiệu sơ lược về 3 loại tác nhân vật lí chính: tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục I SGK, trả lời các câu hỏi mục I - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs đọc thông tin, lần lượt trả lời các câu hỏi - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính: các tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt Tia phóng xạ có sức xuyên sâu dễ gây đột biến gen và đột biến NST Tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé. Sốc nhiệt là sự thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột II/ HOẠT ĐỘNG II: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HOÁ HỌC * Mục tiêu: Hs nêu được một số phương pháp sử dụng các chất hoá học để gây đột biến * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục II SGK, trả lời các câu hỏi của mục II SGK - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Những hoá chất dùng để tạo đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế, mất hay thêm cặp nuclêotit - Các phương pháp: ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm vào dung dịch hoá chất, tiêm hoá chất vào bầu nhuỵ, quấn bông có tẩm hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Ở động vật có thể cho hoá chất tác động lên tin hoàn hoặc buồng trứng . II/ HOẠT ĐỘNG III: SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG * Mục tiêu:Tìm hiểu vai trò của đột biến trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs biết: Đột biến phải thông qua đánh giá, chọn lọc, và nhân lên thì mới trở thành giống mới - Yêu cầu Hs đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi: ? Việc sử dụng đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật có điểm nào giống nhau và khác nhau? Tại sao? ? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? ( vì tác nhân gây đột biến dễ gây chết và gây bất thụ) - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs đọc thông tin SGK, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo giống mới - Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng IV/ CỦNG CỐ: Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể gây đột biến? Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào? V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/98 Soạn bài 34
Tài liệu đính kèm: