Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 51 - Bài 49 : Quần xã sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 51 - Bài 49 : Quần xã sinh vật

1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trình bày được khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã với quần thể.

- Lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.

- Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định, và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.

 2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết

 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 51 - Bài 49 : Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Tiết : 51
 BÀI 49 : QUẦN XÃ SINH VẬT 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trình bày được khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã với quần thể.
Lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định, và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
 2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 49.1, 49.2, 49.3 SGK.
Bảng phụ : Bảng 49
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữ quần thể người với các quần thể sinh vật khác. Tại sao có sự khác nhau đó?
Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Trong một khu vực sống chúng ta không chỉ thấy chỉ có một quần thể sinh vật sinh sống mà còn có các quần thể sinh vật khác cùng sinh sống, khi đó thì được gọi là gì? Giữa chúng có những mối quan hệ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về chúng.
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ QUẦN XÃ SINH VẬT
 * Mục tiêu: Hs trình bày được khai niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã với quần thể.Lấy được ví dụ minh hoạ
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh phóng to hình 49.1, 49.2. Yêu cầu Hs quan sát và đọc thông tin mục I, cho biết:
? Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ về quần xã sinh vật?
? Quần xã sinh vật có gì khác với quần thể sinh vật?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
? Theo em các quần thể sinh vật trong quần xã có những mối quan hệ gì?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh
- Hs quan sát hình, đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs liên hệ kiến thức đã học về mối quan hệ khác loài để trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau.
- Ví dụ : Quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã ao hồ .
 II/ HOẠT ĐỘNG II: NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA QUẦN XÃ	
 * Mục tiêu: Hs nêu được những đặc điểm cơ bản của quần xã
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo bảng 49, yêu cầu Hs nghiên cứu bảng và thông tin mục II SGK, cho biết:
? Quần xã sinh vật có những đặc điểm gì? Cho ví dụ minh hoạ
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và lấy them ví dụ minh hoạ cho các chỉ số trong bảng 49 SGK
- Hs nghiên cứu bảng, đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Số lượng các loài trong quần xã: độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp
- Thành phần loài trong quần xã: Loài ưu thế và loài đặc trưng
 II/ HOẠT ĐỘNG III: QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ
 * Mục tiêu: Hs nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh hình 49.3. Yêu cầu Hs quan sát tranh và đọc thông tin mục III, thảo luận nhóm
▼Nêu thêm ví dụ về sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể tương tự như ví dụ SGK.
 Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần 
xã?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện khi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Hs quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
IV/ CỦNG CỐ:
Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ.
Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Nêu những tính chất cơ bản của quần xã? Em hiểu thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/149
Soạn bài 50

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 51.doc