Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 28 - Tiết : 56 - Bài 53 : Tác động của con người đối với môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 28 - Tiết : 56 - Bài 53 : Tác động của con người đối với môi trường

/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Chỉ ra hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.

- Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.

 2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết

 3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 28 - Tiết : 56 - Bài 53 : Tác động của con người đối với môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\Tuần : 28 Tiết : 56
 CHƯƠNG III : CON NGƯỜI DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 
 BÀI 53 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Chỉ ra hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.
Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.
 2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 53.1, 53.2 SGK
Bảng phụ : bảng 53.1
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
░ 3/ Bài mới:
 Mở bài: Từ khi xã hội loài người được hình thành cho đến nay, con người có những tác động đáng kể đế môi trường sống. Vậy sự tác động đó thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
 * Mục tiêu: Hs chỉ ra được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc thông tin mục I và quan sát hình 53.1,53.2 , cho biết
? Qua các giai đoạn phát triển của xã hội, con người đã tác động đến môi trường như thế nào? Cho ví dụ về sự tác động đó?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- Hs đọc thông tin SGK và quan sát hình, liên hệ kiến thức lịch sự để trả lời câu hỏi
- Hs khác nhận xét, bổ sung
Tiểu kết: 
Thời kỳ nguyên thuỷ : dùng lửa để nấu thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ à làm nhiều cánh rừng bị cháy
Xã hội nông nghiệp : bên cạnh săn bắn con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi àchặt phá và đốt rừng, cày xới đất làm nhiều vùng đất bị khô cằn và giảm độ màu mỡ
Xã hội công nghiệp: sản xuất bằng máy móc, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống
 II/ HOẠT ĐỘNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
 * Mục tiêu: Hs nêu được những hậu quả do nhiều hoạt động của con người gây nên đối với môi trường
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành mục ▼SGK mục II
- GV treo bảng 53.1, yêu cầu đại diện các nhóm lên điền kết quả
- Gv nhận xét, hoàn thành bảng 53.1
1: a (ở mức độ thấp); 2 : a,h, 3 ; tất cả, 4; a,b,c,d,g,h; 5: a,b,c,d, g,h; 6: a,b,c,d,g,h; 7: tất cả
- Yêu cầu Hs trả lời tiếp về hậu quả của hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
+ Cây rừng bị mất gây xói mòn đất.
+ Nước mưa chảy trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản nên dễ xảy ra lũ lụt nhất là lũ quét, gây nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm
+ Lượng nước thấm xuống các tầng nước sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm.
+ Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm.
+ Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm độ đa dạng sinh học ( khi chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trở nên nghèo nàn tính ổn định của hệ sinh thái giảm) dễ gây nên mất cân bằng sinh thái.
- Hs tiến hành thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs tiếp tục trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
 Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu cho môi trường như:
Làm mất các loài sinh vật, suy giảm hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái.
Phá huỷ thảm thực vật gây nhiều hậu quả xấu như : xói mòn, thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét .
 II/ HOẠT ĐỘNG III: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
 * Mục tiêu: Hs nêu được những biện pháp để bảo vệ môi trường
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc thông tin mục III SGK, cho biết
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- Hs đọc thông tin và liên hệ thực tế để trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
 - Con người đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng những biện pháp chính:
 * Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
 * Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
 * Bảo vệ các loài sinh vật
 * Phục hồi và trồng rừng mới
 * Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
 * Hoạt dộng khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
 - Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.
IV/ CỦNG CỐ:
Hoạt động của con người đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên như thế nào?
Hậu quả của việc phá huỷ thảm thực vật là gì? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/160
Soạn bài 54

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 56.doc