LÚA
I/ Mục tiêu: HS nắm được :
- Thời gian sinh trưởng phát triễn của cây lúa
- Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Buổi 1: Dạy tiết 1,2,3 Ngày soạn: 22/11/năm 2010 Chương I - đời sống cây lúa Tiết 1 - Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa I/ Mục tiêu: HS nắm được : Thời gian sinh trưởng phát triễn của cây lúa Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa: Gv. Yêu cầu HS đọc mục I sgk và trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa cho ví dụ minh hoạ Gv gợi ý -Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nào? -Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng giống nhau hay khác nhau? - Thời gian sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày ,giống lúa ngắn ngày là bao nhiêu ? - thời vụ gieo cấy, kỉ thuật canh tác ảnh hưởng như thế nào đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa? Gv nhận xét và củng cố lại : Các yêu tố ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa: -Giống lúa ( có giống ngắn ngày ,giống lúa dài ngày) - Thời vụ gieo cấy: Thời vụ gieo cấy khác nhau thì thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa củng khác nhau - Kỉ thuật canh tác : cấy sớm, bón phân đạm nhiều thì thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa kéo dài, cấy muộn bón phân ít thì thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa ngắn lại. - Tại sao thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa lại không giống nhau? Hs thao khảo sách giáo khoa trả lời các câu hỏi vào vỡ 2Hs trình bày sau đó cả lớp thảo luận chung Hs ghi bổ sung vào vở: Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Giống lúa: có giống ngắn ngày và giống dài ngày. Thời vụ gieo cấy: Vụ xuân cây lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa. Kỹ thuật canh tác: Bón quá nhiều phân đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây lúa. Tiết 2 - Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa I/ Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: Tìm hiểu các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa Gv: Yêu cầu Hs đọc mục II và trả lời các câu hỏi sau: Nêu các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa Nêu đặc điểm của thời kì tăng trưởng Nêu đặc điểm của thời kì sinh sản Tại sao phải nắm vững những đặc điểm và yêu câu ngoại cảnh của từng thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa? Gv. Nhận xét và củng cố lại Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa thời kì tăng trưởng thời kì sinh sản Đặc điểm của thời kì tăng trưởng : Thời gian tính từ nảy mầm đến khi ngừng đẻ nhánh tối đa và được chia làm hai thời kì nhỏ ,thời kì mạ và thời kì đẻ nhánh Đặc điểm của thời kì sinh sản: Tính từ lúc phân hoá đòng đến bắt đầu trổ bông là sự hình thành bông lúa và hạt lúa đựoc chia làm hai thời kì nhỏ, thời kì làm đòng làm đốt và thời kì trổ bông phơi màu và chắc và chín Phải nắm vững những đặc điểm và yêu câu ngoại cảnh của từng thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa: Mới có thể tác động các biện pháp kỉ thuật hợp lí nhất trong từng thời kì để nâng cao năng suất và chất lượng của cây lúa Hoạt động 2: Vận dụng củng cố và dặn dò -Vận dụng củng cố: Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau: Câu1:Nêu các thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa Câu2:Tại sao phải nắm vững những đặc điểm và yêu câu ngoại cảnh của từng thời kì sinh trưởng phát triển của cây lúa? Dặn dò: Học thuộc bài củ ,tham khảo trước phần IB Tiết 3 -“Những đặc điểm của thời kỳ mạ” Hs đọc mụcII sgk và trả lời câu hỏi của giáo viên vào vỡ 3 Hs lần lượt trả lời các Hs khác theo dỏi và bổ sung Hs ghi bổ sung vào bài làm Thời kỳ tăng trưởng. + Thời kỳ mạ: nảy mầm đến cấy. + Thời kỳ lúa đẻ nhánh: cấy đến ngừng đẻ nhánh tối đa. Thời kỳ sinh sản: + Thời kỳ làm đòng: phân hóa đòng đến trổ bông. + Thời kỳ trổ bông, phơi màu, vào chắc, chín: trổ bông đến cây lúa chín. 2Hs lần lượt trả lời câu hỏi của giáo viên Các Hs khác nhận xét bổ sung Buổi 2: Dạy tiết 4,5,6 Ngày soạn: 25/11/năm 2010 Tiết 4: Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ mạ I/ Mục tiêu: Hs nắm được: Những đặt điểm của thời kỳ mạ và những yêu câu ngoại cảnh của nó II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm của thời kỳ mạ: Gv: Yêu cầu học sinh đọc mụcIB (sgk) và trả lời các câu hỏi sau: Câu1.Nêu các giai đoạn phát triển của cây mạ Câu2. Nêu đặc điểm của cây mạ khi còn non Câu 3. Nêu đặc điểm của cây mạ khi có tuổi Gv nhận xét và củng cố lại Câu1. ba giai đoạn Câu2. đặc điểm của cây mạ khi còn non Sức yếu ,khã năng chống chịu với ngoại cảnh kém , dể bị sâu bệnh xâm nhập Câu 3. đặc điểm của cây mạ khi có tuổi .mỗi lá thật là 1 tuổi, 4 tuổi bắt đầu sống tự lập .5- 6 nhổ cấy là thích hợp Hs đọc mục IB (sgk) cá nhân Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên vào vỡ Lần lượt 3 Hs trả lời các Hs khác theo dỏi và bổ sung Cây mạ hình thành qua 3 giai đoạn + Hạt nảy mầm + Cây mạ 3 lá + Cây mạ sau 3 lá - Cây mạ non, yếu, sức chống chịu kém, - Cây mạ có tuổi Hoạt động2: Vận dụng củng cố và dặn dò Gv :hỏi -Tại sao cần nắm các đặc điểm của thời kỳ mạ? Gv nhận xét và bổ sung Dặn dò: - Học thuộc bài củ - Tham khảo mục II “Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ mạ” -1-2 Hs trả lời câu hỏi -Hs thảo luận chung -Hs ghi bổ sung Tiết 5 + 6: những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh” I/ Mục tiêu: Hs nắm được Những Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ lỳa đẻ nhỏnh II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều kiện sống của thời kỳ mạ: Gv: Yêu cầu học sinh đọc mụcIIB (sgk) và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Hãy nêu các yều cầu ngoại cảnh của thời kỳ mạ Gv nhận xét và củng cố lại: Nước: Nảy mầm. 22-25% trọng lượng khô của hạt Ruộng mạ lúc đầu nước đủ ẩm, sau đó cần giữ một lớp nước mỏng 2 .Nhiệt độ: -Nảy mầm: nhiệt độ phù hợp 30-35 độC Sau đó từ 25- 35 độC là thích hợp nhất Một số các yếu tố khác: -Chất dinh dưỡng - Ôxi - ánh sáng Hs đọc mục IIB (sgk) cá nhân Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên vào vỡ 1 Hs trả lời các Hs khác theo dỏi và bổ sung Hs ghi bổ sung vào bài làm Nước Nhiệt độ Dinh dưỡng Ô xi ánh áng Hoạt động2: Vận dụng củng cố và dặn dò Gv hỏi: Tại sao cần nắm các đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của thời kỳ mạ? -1-2 Hs trả lời câu hỏi -Hs thảo luận chung Gv nhận xét và bổ sung Dặn dò: - Học thuộc bài củ - Tham khảo mục “ -Hs ghi bổ sung Buổi 3: Dạy tiết 7,8,9 Ngày soạn: 1/12/năm 2010 Tiết 7+8: những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh I/ Mục tiêu: Hs nắm được Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1:Tìm hiểu các giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa Gv yêu cầu Hs đọc mục “cây lúa có 2 giai đoạn đẻ nhánh”và trả lời câu hỏi sau: Câu1.Nêu các giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa và đặc điểm của các giai đoạn đó Câu2.Nêu các biện pháp tăng sự đẻ nhánh hửu hiệu và cách làm giảm sự đẻ nhánh vô hiệu Gv nhận xét câu trả lời và bổ sung thêm - Hai giai đoạn - Đẻ nhánh hữu hiệu , nhánh hình thành bông lúa , biện pháp thúc đẩy đẻ nhánh hữu hiệu là làm cỏ sục bùn kết hợp bón thúc - Đẻ nhánh vô hiệu, nhánh không tao thành bông lúa làm tiêu tốn chất dinh dưỡng , biện phát ngăn sự đẻ nhánh vô hiệu phơi rộng hoặc làm ngập nước Hs tham khảo sgk cá nhân Hs trả lời câu hỏi của giáo viên vào vỡ Hs thảo luận chung thống nhất câu trả lời Hs ghi bổ sung vào bài làm Cây lúa có 2 giai đoạn đẻ nhánh: + Hữu hiệu + Vô hiệu Hoạt động 2: Tìm hiểu khã năng đẻ nhánh của cây lúa: Gv yêu câu Hs đọc mục “ Cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh” và trả lời câu hỏi sau: -Cho biết khả năng đẻ nhánh của cây lúa Gv nhận xét và củng cố lại Cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh tuỳ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng số nhánh khoảng14-15 nhánh trong đó có 10-12 nhánh hữu hiệu Hs tham khảo sgk cá nhân Hs trả lời câu hỏi của giáo viên vào vỡ Hs thảo luận chung thống nhất câu trả lời Hs ghi bổ sung vào bài làm Cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh Hoạt động 3: Tìm hiểu tương quan giữa đẻ nhánh và sự ra lá : Gv yêu câu Hs đọc mục “sự đẻ nhánh có tương quan với sự ra lá ” và trả lời câu hỏi sau: Làm thế nào để biết được số nhánh và số nhánh hữu hiệu ? vì sao ? Gv. sự đẻ nhánh có tương quan với sự ra lá sau khi có 4 lá thì bắt đầu đẻ nhánh con thứ nhất cứ như thế ra lá thứ 5 đẻ nhánh thứ 2, lá 6 đẻ nhánh 3..... nên dựa vào quy luật đó để biết được số nhánh và số nhánh hữu hiệu Hs tham khảo sgk cá nhân Hs trả lời câu hỏi của giáo viên vào vỡ Hs thảo luận chung thống nhất câu trả lời Hs ghi bổ sung vào bài làm - Sự đẻ nhánh có tương quan với sự ra lá Hoạt động 4: Vận dụng củng cố và dặn dò Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi sau: Nêu đặc điẻm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh Gv nhận xét và củng cố lại Dặn dò: Học thuộc bài củ và tham khảo “Yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh” 1 Hs trả lời các Hs khác theo dỏi nhận xét bổ sung Tiết 9: Yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh I/ Mục tiêu: Hs nắm được Các Yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1:Tìm hiểu yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh Gv yêu câu Hs đọc mục “yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh” và trả lời câu hỏi sau: Nêu các yêu cầu điều kiện sống của thơì kỳ lúa đẻ nhánh: Gv nhận xét và củng cố lại: 1. chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào các thời kỳ, đặc chất đất mà cung cấp dinh dưỡng , và các biện pháp chăm sóc phù hợp. Bón lót trứoc khi cấy , bón thúc kết hợp làm cỏ sục bùn , kết hợp phân đạm, lân ,kali với tỷ lệ thích hợp 2. Nước : cần giữ một lớp nước 3-5cm ,dùng nước , hoặc phơi ruộng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu 3. Nhiệt độ : thích hợp cho lúa đẻ nhánh từ 20- 35khi nhiệt độ thấp cần bón thêm lân , kali để chống rét 3. ánh sáng : lúa rất cần ánh sáng nên cần có mật độ cấy thích hợp để lúa có đủ ánh sáng Hs tham khảo sgk cá nhân Hs trả lời câu hỏi của giáo viên vào vỡ Hs thảo luận chung thống nhất câu trả lời Hs ghi bổ sung vào bài làm 1Hs trả lời các Hs khác theo dỏi và bổ sung Buổi 4: Dạy tiết 10,11,12 Ngày soạn: 3/12/năm 2010 Tiết 10: Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ sau đẻ nhánh I/ Mục tiêu: Hs nắm được Những Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ sau đẻ nhánh II/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ sau đẻ nhánh: Gv yêu cầu Hs đọc mục yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ sau đẻ nhánh, và trả lời các câu hỏi sau Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phân hoá đòng và năng suất của cây lúa : Chế đọ nước có ảnh hưởng như thế nào đến cây lúa ở sau thời kỳ đẻ nh ... s tiến hành các công việc sau: Tính toán tổng số các loại phân cần bón: * chú ý: Lượng tuỳ thuộc vào giống lúa ,vụ gieo trồng chân đất Tính lượng phân cần bón lót Tiến hành bón lót vào ruộng cấy -Gv theo dỏi, hướng dẫn Hs thực hành -Gv nhận xét , kết quả thực hành của các nhóm Hs làm việc theo nhóm hoàn thành công việc theo yêu cầu của giáo viên Dặn dò : Về nhà ôn tập kiến thức về kỷ thuật làm ruộng cấy .Bón lót vào ruộng cấy Tham khảo mụcIII / Cấy lúa Buổi 17: Dạy tiết 49,50,51 Ngày soạn: 17/1/năm 2011 Tiết 48 - 51 : cấy lúa A/ Mục tiêu: Hs nắm được: Khâu kỷ thuật cấy lúa gồm 2 nội dung chủ yếu: thời vụ cấy và kỷ thuật cấy Thực hành cấy lúa B/ Chuẫn bị: Mổi nhóm Hs: Chuẩn bị 5 kg mạ nhổ hoặc 15 kg mạ xúc( mạ sân) C/ Các hoạt động thực tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần lí thuyết Hoạt động 1: Tìm hiểu về thời vụ cấy và kỷ thuật cấy: - Gv yêu cầu Hs đọc mục (thời vụ cấy và kỷ thuật cấy) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biết thời vụ cấy cần căn cứ những điều kiện nào? 2. Hãy trình bày kỷ thuật cấy Gv nhận xét và bổ sung: 1.Thời vụ cấy căn cứ Thời tiết khí hậu của địa phương Giống lúa Chủ trương của ban chỉ đạo nông nghiệp Theo dỏi tình hình thời tiết 2.Kỷ thuật cấy: - Mật độ cấy đối với từng giống lúa,mùa vụ, chân đất ,lượng phân bón - Độ nông sâu đối với từng giống lúa , mùa vụ, chân đất .... - Hs tham khảo sgk trả lời câu hỏi của giáo viên: - 2Hs trình bày - Hs thảo luận chung Hs ghi bổ sung vào vỡ Thực hành Hoạt động 2: Thực hành cấy lúa -Gv yêu cầu thực hiện các công việc sau: Xác định đặc điểm của thời vụ hiện tại Giống lúa Chân ruộng Mật độ cấy Số dảnh của 1 khóm Độ nông sâu -Gv theo dỏi ,hướng dẫn, nhắc nhỡ sữa sai cho trong quá trình học sinh thực hiện các công việc -Gv nhận xét ,đánh giá hoạt động của Hs Hs làm việc theo nhóm hoàn thành công việc theo yêu cầu của giáo viên Dặn dò: Về nhà tiếp tục ôn tập kiến thức về kỷ thuật cấy lúa Tiết 52 – 55: chăm sóc lúa I/ Mục tiêu: Học sinh nắm được : Cách chăm sóc lúa gồm các khâu chủ yếu sau : Làm cỏ sục bùn và bón phân Điều tiết nước Phòng trừ sâu bệnh II/ Các Hoạt động thực tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu (Phần lý thuyết) Gv yêu cầu Hs tham khảo mục1(ở ruộng mạ) và trả lời các câu hỏi sau: 1. cho biết nội dung công việc trong thí nghiệm là gì? 2.Nêu yêu cầu về chất lượng mạ 3.nêu nội dung công việc thí nghiệm ở ruộng lúa và yêu cầu của từng nội dung: -Gv nhắc lại nội dung công việc cần tiến hành 1.-Ghi lại ngày gieo mầm xuống ruộng -Lượng giống gieo (Kg/sào), tính tỷ lệ nảy mầm -Mật độ gieo ,tính số hạt / 2dm -Ngày mọc :ngày có 50% số cây mọc -Tính tỷ lệ mọc(%) = số cây mọc trên 2dm/ (tổng số hạt gieo trên 2dmx tỷ lệ nảy mầm) 2. Chất lượng mạ: - Chiều cao, chiều dài phiến lá, chiều rộng lá, chiều rộng gan mạ và số rể 3. nội dung thí nghiệm ở ruộng lúa: -Ghi ngày cấy,ngày bén rể hồi xanh, thời kỳ đẻ nhánh ,tốc độ đẻ nhánh, diện tích lá ,màu sắc lá và số rể -Hs tham khảo sgk và trả lời câu hỏi 1Hs trình bày các áh khác theo dỏi bổ sung -3 Hs trình bày các Hs theo dỏi và bổ sung -Hs ghi bổ sung Buổi 18: Dạy tiết 52,53,54 Ngày soạn: 20/1/năm 2011 Tiết 56 - 59: Bố trí thí nghiệm đơn giản về lúa Hoạt động 1:Thực hành thí nghiệm ở ruộng mạ: Gv hướng dẫn,theo dỏi Hs tiến hành công việc đã xác định, ghi lại các số liệu thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thí nghiệm theo các yêu cầu đã đề ra Hs làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẩn của giáo viên Hoạt động 2: kết thúc: -Gv thu báo cáo, nhận xét kết quả thí nghệm của các nhóm, đánh giá và rút kinh nghiệm Dặn dò : -Về nhà ôn lại phần “sâu hại lúa” -Tìm bắt một số loài sâu hại lúa Cá nhân Hs hoàn thành báo cáo thí nghiêm Buổi 19,20,21: Dạy tiết 55,56,57; 58,59,60; 61,62,63. Ngày soạn: 25/1/năm 2011 Tiết 60 - 63: Thực hành nhận biết một số sâu hại lúa I / Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức về một số loài sâu hại lúa II/ chuẩn bị : Mổi nhóm Hs : Tìm bắt một số loài sâu hại lúa: sâu đục thân , sâu cuốn lá,..... III/ Các hoạt động thực tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: Ôn lại kiến thức về sâu hại lúa: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Nêu đặc điểm hình thái của các loại sâu đục thân : Nêu đặc điểm hình thái của các loại sâu hại lá bông lúa : Nêu đặc điểm hình thái của các loại sâu chích hút nhựa lúa : Gv nhận xét và củng cố lại: -Hs tham khảo tài liệu trả lời các câu hỏi của giáo viên vào vở - lần lượt 3 Hs trình bày trước lớp Các Hs khác nhận xét và bổ sung thêm Hoạt động2: Thực hành nhận biết sâu hại lúa: Gv nêu thời gian nhân biết các loại sâu: -Tiết 56 - 59 nhận biết các loại sâu đục thân -Tiết 60- 61nhận biết các loại sâu hại lá, bông lúa -Tiết 62 - 63 nhận biết các loại sâu chích hút nhựa lúa: Gv: yêu cầu các nhóm Hs phân loại sâu của nhóm mình mang theo ,ghi tên của từng loại Gv nhận xét và đánh giá bổ sung -Hs tiến hành làm việc theo nhóm phân loại sâu - Các nhóm tiến hành đánh giá cheo lẩn nhau - Đại diện các nhóm nêu nhận Hoạt động3: Kết thúc: -Gv thu báo cáo thực hành -Gv nhận xét và đánh giá kết quả nhận biết sâu của các nhóm Dặn dò: Về nhà ôn tập kiến thức về thuốc trừ sâu hại lúa Chuẩn bị một số thuốc trừ sâu đang dùng phổ biến hiện nay ở địa phương, bình phun thuốc -Cá nhân Hs hoàn thành báo cáo thực hành -Hs thu dọn dụng cụ , làm vệ sinh Buổi 22: Dạy tiết 64,65,66 Ngày soạn: 04/3/năm 2011 Tiết 64 - 67: Thực hành phun thuốc trừ sâu hại lúa I / Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức về thuốc trừ sâu hại lúa - Thực hành phun thuốc trừ sâu hại lúa II/ Chuẩn bị: Mổi nhóm học sinh: -3 loại số thuốc trừ sâu đang dùng phổ biến hiện nay ở địa phương, -1 bình phun thuốc .1 xô hoặc châu múc nước -Mổi Hs 1 khẩu trang III/ Các hoạt động thực tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về thuốc trừ sâu: Gv: yêu cầu HsHs nêu công dụng, cách sử dụng của các loại thuốc của nhóm mình mang theo Trình bày cách phun thuốc trừ sâu Để bảo đảm an toàn khi phun thuốc trừ sâu chúng ta cần chú ý điều gì? Gv gợi ý: 1. Thuốc dùng trừ loại sâu nào?thuốc xâm nhập vào sâu theo đường nào? liều lượng pha như thế nào?lượng thuốc phun lít/sào? -Gv nhận xét, bổ sung : Chú ý : - Không để thuốc vương vào người - Pha đúng liều lượng theo chỉ dẩn - Đeo khẩu trang khi làm việc với thuốc - Phun theo chiều gió - Tắm rửa sau khi phun - Không vứt bao, bình đựng thuốc bừa bãi -Hs thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên - Đại diện 1-2 nhóm trình bày , các nhóm khác theo dỏi nhận xét và bổ sung -Hs ghi bổ sung Hoạt động2: Thực hành phun thuốc trừ sâu hại lúa: Gv. Yêu cầu Hs: xác định loại sâu , loại thuốc Tiến hành pha thuốc Tiến hành phun thuốc Gv : Hướng dẩn Hs thực hành , thường xuyên theo dỏi ,nhắc nhở Hs bảo đảm an toàn khi phun thuốc -Hs làm việc theo nhóm thực hiện các công việc -Hs hoàn thành báo cáo thực hành Hoạt động3: Kết thúc: -Gv thu báo cáo thực hành Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hành của các nhóm Dặn dò: -Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45phút Hs thu dọn dụng cụ , làm vệ sinh Buổi 23: Dạy tiết 67,68,69 Ngày soạn: 12/3/năm 2011 Tiết 68 – 69: ÔN TậP A/ Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về kỷ thuật làm ruộng mạ,biện pháp kỷ thuật làm đất ruộng cấy , kỷ thuật cấy lúa và chăm sóc lúa : B/Các họat động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Củng cố những kiến thức về kỷ thuật làm ruộng mạ Gv yêu cầu Hs xem lại phần kỷ thuật làm ruộng mạ và trả lời các câu hỏi sau: Để có mạ tốt cần có nhữnh điều kiện nào? vì sao? Gv nhận xét và củng cố lại chọn ruộng gieo mạ làm đất ,bón phânlót ruộng mạ Xử lí ngâm ủ giống và phương pháp gieo chăm sóc mạ -Hs tham khảo tài liệu -Cá nhân Hs trả lời câu hỏi vào vở - 1 -2 Hs trình bày trước lớp - Hs thảo luận chung và kết luận -Hs ghi bổ sung Hoạt động 2: Củng cố những kiến thức về biện pháp kỷ thuật làm đất ruộng cấy .Bón lót vào ruộng cấy -Gv yêu cầu Hs xem lại phần biện pháp kỷ thuật làm đất ruộng cấy .Bón lót vào ruộng cấy trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày biện pháp kỷ thuật làm đất ruộng cấy .Bón lót vào ruộng cấy -Gv nhận xét và củng cố lại: - Cách làm đất đối với từng chân ruộng khác nhau: + chân đất thịt nặng: cày bừa nhiều lần độ sâu 10-12cm + Chân đất cát , cát pha ,thịt nhẹ Số lần cày bừa ít hơn ,cày cạn hơn -Bón phân lót ở ruộng cấy +Bón đều trên mặt ruộng trước khi cày, nên dùng phân chuồng ủ hoai kết hợp với đạm ,lân và kali -Hs tham khảo tài liệu -Cá nhân Hs trả lời câu hỏi vào vở - 1 -2 Hs trình bày trước lớp - Hs khác theo dỏi bổ sung thêm -Hs ghi bổ sung Hoạt động 3: Củng cố những kiến thức về kỷ thuật cấy lúa và chăm sóc lúa Gv yêu cầu Hs xem lại phần cấy lúa và chăm sóc lúa trả lời các câu hỏi sau: 1.Trong khâu kỉ thuật cấy lúa cần chú ý nội dung nào? vì sao? 2.Trong quá trình chăm sóc lúa cần lưu ý những khâu kỉ thuật nào? vì sao? -Gv nhận xét và củng cố lại: 1. Trong khâu kỉ thuật cấy lúa cần chú ý 2 nội dung:- thời vụ cấy và kỉ thuật cấy vì chúng có ảnh hưởng lớn đến năng suất , chất lượng của hạt lúa.....ví dụ nếu cấy sớm hoặc muộn làm cho thời gian sinh trưởng ngắn lại hoặc dài ra nên rất dể gặp thời tiết xấu 2. Trong quá trình chăm sóc lúa cần lưu ý những khâu kỉ thuật: - làm cỏ sục bùn và bón phân thúc Hs tham khảo tài liệu -Cá nhân Hs trả lời câu hỏi vào vở - 1 -2 Hs trình bày trước lớp - Hs khác theo dỏi bổ sung thêm -Hs ghi bổ sung Tiết 70: Kiểm tra học kỳ I/ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức lí thuyết cơ bản của nghề trồng lúa Củng cố một số kiến thức cơ bản về nghề trồng lúa II/ Đề ra: I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu1: Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa phụ thuộc vào giống lúa thời vụ gieo cấy kỷ thuật canh tác cả A,B, C đều đúng Câu2: Các yếu tố hình thành năng suất lúa số bông trên một đơn vị diện tích số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt trên bông , tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt số hạt trên bông ,tỷ lệ hạt chắc tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng Câu 3: Các biện pháp chủ yếu để tăng số hạt trên bông Hạn chế số bông tăng quá nhiều, Phòng trừ hoa thoái hoá Nuôi dưỡng các nhánh hữu hiệu to ,khoẻ cho đến thời kỳ phân hoá đòng. Phòng kịp thời trừ sâu bệnh hại lúa Xúc tiến quá trình phân hoá đòng, Phòng trừ hoa thoái hoá Cả A,B, C đều đúng Câu 4: Nhóm sâu hại bông, lá lúa gồm: sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn,sâu cắn gié, sâu gai sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn sâu cuốn lá lớn,sâu cắn gié, rầy nâu sâu cuốn lá lớn,sâu cắn gié, sâu gai II/ Phần tự luận: (8 điểm) Câu1. Phân tích các biện pháp tăng năng suất lúa. Câu2: Nêu các đặc điểm chính của nhóm hại lá, hại bông lúa và phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu này.
Tài liệu đính kèm: