I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
• Mối quan hệ giữa ARN và Protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi a xit amin.
• Giải thích được mối quan hệ trên sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) mARN Protein Tính trạng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
II. Phương tiện:
Ngày soạn:..../...../........... Ngày giảng: 9A. 9B. 9C. 9D. 9E. 9G. TIẾT 19 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG Phần chuẩn bị: Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Mối quan hệ giữa ARN và Protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi a xit amin. Giải thích được mối quan hệ trên sơ đồ: Gen (1 đoạn ADN) ® mARN ® Protein ® Tính trạng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9 Tranh vẽ phóng to các hình 19.1, 19.2, 19.3 Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới Phần thể hiện tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9A:.. 9B:.. 9C:.. 9D:.. 9E:.. 9G:.. Kiểm tra bài cũ:( 5’- kiểm tra miệng) ?HSTB: Mô tả các dạng bậc cấu trúc không gian của Protein? Mỗi bậc cấu trúc đúng đạt 2,5 điểm Bậc 1: Là trình tự sắp xếp các a xit amin trong chuỗi a xit amin. Bậc 2: Là chuỗi a xit amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn. Các vòng xoắn ở Protein dạng sợi còn bện lại với nhau theo kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn. Bậc 3: Là hình dạng không gian 3 chiều của phân tử Protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại Protein. Bậc 4: Là cấu trúc của một số loại Protein gồm hai hay nhiều chuỗi a xit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. II. Bài mới: Vào bài: Nghiên cứu các nội dung tiết trước ta đã biết: ADN hay còn gọi là gen lưu giữ các thông tin di truyền quy định cấu trúc của một loại Protein ® quy định tính trạng biểu hiện thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật. Vậy giữa gen và tính trạng có mối liên hệ với nhau như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay: TIẾT 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển:ARN và Protein có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ta xét nội dung phần thứ nhất của bài: I. Mối quan hệ giữa ARN và Protein: (26’) Hoạt động I: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và Protein Mục tiêu: Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và Protein. Trình bày được sự hình thành chuỗi a xit amin. Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập của HS. TB TB TB TB TB TB GV KG Dựa vào kiến thức đã nghiên cứu ở tiết 15, 17, 18, em hãy hoàn thành các nội dung thông tin sau bằng cách điền vào đó các từ hoặc cụm từ sao cho phù hợp: Gen cấu trúc là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Protein. ARN được tổng hợp trong nhân dựa trên nguyên tắc khuôn mẫu là một mạch của gen theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X, X - G, T – A mARN có vài trò truyền đạt các thông tin di truyền quy định cấu trúc của Protein cần tổng hợp. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các a xit a min. Protein có chức năng quan trọng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. GV gọi HS lên làm, Hs khác nhận xét bổ sung. Một em đọc to nội dung vừa hoàn thành? HS đọc GV: Gen mang thông tin quy định cấu trúc của Proten trong nhân tế bào là chủ yếu, còn Protein chỉ được hình thành ở tế bào chất. Như vậy chứng tỏ Protein và gen phải có một mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó. Từ nội dung thông tin vừa hoàn chỉnh, em hãy tìm ra cấu trúc trung gian biểu hiện mối quan hệ giữa gen và Protein? Đó là ARN thông tin bởi mARN sau khi được hình thành liền tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào thực hiện quá trình tổng hợp chuỗi a xit amin mà thực chất là xác định trình tự sắp xếp của các a xit amin. Do đó phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và Protein. ® Hay nói chính xác: HS quan sát hình 19.1 sgk trang 57 GV: Trước khi tìm hiểu sự hình thành chuỗi a xit amin, ta sẽ tìm hiểu các thành phần tham gia trong sự hình thành chuỗi a xit amin. Dựa vào tranh vẽ một em hãy kể tên các thành phần tham gia vào sự hình thành chuỗi a xit amin? Ri bô xôm: Được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là ARN riboxom và chiếm khoảng 70 đến 80 % ARN của tế bào. Riboxom được cấu tạo bởi hai tiểu phần: Tiểu phần lớn và Tiểu phần bé. Các a xit amin: Methyonin, Valin, là nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. mARN: có cấu tạo một chuỗi Polipeptit chứa các thông tin di truyền được sao chép từ ADN, là khuôn mẫu tổng hợp Protein. Mỗi tế bào có hàng trăm mARN khác nhau,mỗi mARN mã hóa cho một loại Polipeptit. Mã bộ ba là mã di truyền, nghĩa là cứ ba Nu kế tiếp mã hóa một aa. Bộ ba trên gen gọi là codon, bộ ba trên tARN gọi là anticodon.Mã di truyền có codon khởi đầu AUG, và có codon kết thúc UAA, nằm ở hai đầu của mARN có vài trò mở đầu và kết thúc tổng hợp chuỗi Polypeptit. tARN: có chức năng vận chuyển các a xit amin hoạt hóa đến mARN ở riboxom để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp Polipeptit. mARN là mạch đơn riboNucleotit được cuốn trở lại để thành kiểu 3 thùy như lá chẽ ba . Trong ba thùy: Một thùy mang đối mã (anticodon) sẽ bổ sung với mã sao(codon) trên mARN. Một thùy tác dụng với riboxom Một thùy có chức năng nhận diện các enzim gắn các a xit amin tương ứng với tARN. Chuỗi a xit amin: hay chuỗi Poly peptit được hình thành là sự phối hợp của luồng thông tin và luồng nguyên liệu tại Riboxom (dịch mã). Dịch mã là quá trình chuyển trình tự Nu trong mARN thành trình tự các a xit amin trong chuỗi Polypeptit. Dựa vào tranh vẽ cho biết: Các loại Nu nào ở mARN và tARN liên kết với nhau? Các loại Nu ở mARN và tARN liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X, X – G. Tương quan về số lượng giữa A xit amin và các Nu của mARN khi ở trong riboxom? Cứ 3 Nu Þ 1 a xit amin (mARN) (Chuỗi axit amin) Để rõ hơn quá trình hình thành chuỗi axit amin ta quan sát tranh vẽ hình 19.1 Cơ chế dịch mã gồm những bước cơ bản sau: Mở đầu chuỗi Polypeptit: Sự tổng hợp Protein được bắt đầu xảy ra khi một tiểu đơn vị bé của Riboxom bám vào mARN ở tại vị trí của codon khởi đầu AUG. Lập tức tARN vận chuyển aa mở đầu Methyonin tiến vào riboxom: 1 đầu mang bộ ba đối mã, một đầu mang aa mở đầu Methyonin đi vào riboxom. Đối mã của nó bổ sung với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Tiếp đó tiểu phần lớn của riboxom bám vào tiểu đơn vị bé tạo ra một riboxom hoàn chỉnh. Lúc này Methyonin – tARN ở vị trí P, còn vị trí A đang để trống. Kéo dài chuỗi Polypeptit: Quá trình này xảy ra khi 1 aminoaxyl- tARN thứ hai bám vào codon thích hợp trên mARN ở vị trí A và hình thành liên kết Peptit với aa mở đầu. Sau đó riboxom dịch chuyển sang mã bộ ba thứ hai, đẩy aa mở đầu ra ngoài. Một aminoaxyl- tARN tiến vào riboxom. Đối mã của nó lại khớp với mã thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Một liên kết Peptit nữa lại được hình thành giữa aa 2 với aa 1. Cứ như vậy riboxom dịch chuyển sang bộ ba thứ 3 và quá trình này lại xảy ra tương tự suốt dọc chiều dài của phân tử mARN cho đến codon đặc hiệu kết thúc UAA trên mARN. Kết thúc chuỗi Polypeptit: Quá trình tổng hợp chuỗi Polypeptit chỉ dừng lại khi 1 codon kết thúc được đưa vào vị trí A còn để trống, được nhận biết bởi 1 Protein kết thúc gọi là tác nhân giải phóng. Sự có mặt của tác nhân giải phóng với 1 Enzim khác gây ra sự dịch chuyển của Riboxom và tách chuỗi Polypeptit rời khỏi tARN. Cuối cùng hai tiểu phần của riboxom cũng tách ra ở trạng thái tự do. Lưu ý: Cùng một lúc có thể có nhiều riboxom cùng trượt qua trên mARN để tổng hợp Protein, có nghĩa là trên mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp nhiều Protein. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu sinh lý của tế bào. Như vậy: Qua quan sát tranh vẽ và nghe mô tả ta có thể rút ra kết luận gì về sự hình thành phân tử chuỗi aa? Chuỗi aa hình thành trên khuôn mẫu là mARN theo nguyên tắc bổ sung. Cứ 3 Nu trên mARN tương ứng với 1 aa. Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự aa trong Protein. mARN là cấu trúc trung gian biểu thị mối quan hệ giữa gen và Protein. ® Do đó phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và Protein. Sự hình thành chuỗi aa là cơ chế quan trọng để tạo nên phân tử Prtein. Chuỗi aa được hình thành trên khuôn mẫu là mARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A- U, G - X , đồng thời theo tương quan: Cứ 3 Nu trên mARN tương ứng với 1 aa ® Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự aa trong Protein. GV Chuyển: Ta vừa nghiên cứu xong quá trình tổng hợp Protein. Vậy giữa gen và tính trạng có mối quan hệ như thế nào? Ta xét: II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: (8’) Hoạt động II: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa gen và tính trạng Mục tiêu: HS nắm được bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS TB KG KG HS nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 58 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 19.2, hình 19.3 Dựa vào quá trình hình thành ARN, chuỗi aa và chức năng của Protein đã nghiên cứu cho biết có những yếu tố nào có mối liên hệ với nhau? 1 2 3 Gen (một đoạn ADN) ® mARN ® Protein ® Tính trạng. Từ sơ đồ trên hãy giải thích mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3? Gen (một đoạn ADN) là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành nên Protein. Protein chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Vậy bản chất mối liên hệ trong sơ đồ trên là gì? Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mARN. Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của Protein. Protein tham gia trực tiếp vào cấu trúc và các hoạt động sống của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy: Thông qua Protein, gen và tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là: gen quy định tính trạng. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: 1 2 Gen (một đoạn ADN) ® mARN ® 3 Protein ® Tính trạng Bản chất mối quan hệ: Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mARN. Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của Protein. Protein tham gia trực tiếp vào cấu trúc và các hoạt động sống của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. ® Thông qua Protein, gen và tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là: gen quy định tính trạng. (HS đọc kết luận chung- sgk trang 59) * KLC/ trang 59 * Củng cố: 5’ ? HSTB: Nêu mối quan hệ gen ® ARN, ARN ® Prtotein? Gen là một đoạn ADN quy định trình tự các Nu trên ARN ARN là khuôn mẫu tổng hợp Protein. ? HSKG: Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? 1 2 3 Gen (một đoạn ADN) ® mARN ® Protein ® Tính trạng T, G- X A- U, X- G ? HSTB: Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Thông qua Protein, gen và tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là: gen quy định tính trạng. III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 59 - Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Thực hành về ADN.
Tài liệu đính kèm: