Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 26: Bài 25: Thường biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 26: Bài 25: Thường biến

 1. Kiến thức:

- Định nghĩa được thường biến v mức phản ứng.

- Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình v ngoại cảnh; nu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.

 2 .Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, hoạt động nhóm

 3 .Thái độ: Giáo dục HS bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bón phân thích hợp không gây ô nhiễm môi trường.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 26: Bài 25: Thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:
 Tiết 26: 
 BÀI 25: THƯỜNG BIẾN 
 I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: 
- Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng.
- Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đĩ.
 2 .Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, hoạt động nhóm
 3 .Thái độ: Giáo dục HS bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bón phân thích hợp không gây ô nhiễm môi trường.
II.CHUẨN BỊ
 GV: Mẫu cây rau đắng sống 2 môi trường ( nước và cạn) 
 HS: Trả lời các câu hỏi Gv yêu cầu trong tiết trước, mẫu cây rau đắng, lục bình sống 2 môi trường ( nước và cạn)
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Quan sát.
 - Vấn đáp, hoạt động nhóm
IV.TIẾN TRÌNH
 1. ổn định:
 2. KTBC: 
- Hiện tượng đa bội thể là gì ?
Ứng dụng như thế nào trong chọn giống ?(5đ)
- Sự hình thành thể đa bội qua quan sát hình 25 a, b .? (5đ)
- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n ( lớn hơn 2n) (2đ) 
- Ứng dụng : 
 + Tăng kích thước thân cành -> tăng sản lượng gỗ .
 + Tăng kích thước thân lá, củ -> tăng sản lượng rau, hoa màu.
 + Tạo giống có năng suất cao.(3đ)
- Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân nên các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo thể đa bội (5đ)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Mở bài: Rau dừa sống trong nước có phao, sống trên cạn không có phao. Lục bình ở nước có cuống lá phình to còn ở cạn thì không có hiện tượng đó. Giải thích vì sao có hiện tượng đó?
b . Các hoạt động dạy học .
Hoạt động1: Sự biến đổi KH do tác động của môi trường
Mục tiêu: HS nhận biết sự biến đổi KH do tác động của môi trường
 GV hướng dẫn HS quan sát hình 25: 
Lưu ý quan sát hình dạng lá cây rau mác qua 3 môi trường khác nhau?
HS thảo luận nhóm ( 3 phút )
Tìm hiểu sự biến đổi KH qua quan sát hình dạng lá cây rau mác.
Đốitượng
quan sát
ĐK môi trường
Mô tả KH tương ứng
Nhân tố tác động của môi trường
Lá cây rau mác
- Trong nước 
- Trên mặt nước
- Trên cạn và không khí
- Hình bản dài
- Phiến rộng, hình mũi mác
- Phiến hẹp, hình mũi mác
Độ ẩm
Củ su hào
- Chăm sóc đúng kĩ thuật
- Chăm sóc không đúng kĩ thuật
- Củ to
- Củ nhỏ
Kĩ thuật chăm sóc
Cây rau vừa nước
- Khúc thân mọc trên bờ
- Ven bờ
- Thân nhỏ, lá nhỏ
- Thân và lá lớn hơn phần rễ biến đổi thành phao
- Thân lá mặt nước
- Độ ẩm
? Sự biểu hiện KH của 1 KG phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào được xem như không biến đổi? 
HS: KH phụ thuộc vào KG và môi trường trong đó KG không thay đổi
Vậy biến đổi KH do nguyên nhân nào?
HS. Do ảnh hưởng môi trường
? Thường biến là gì?
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Ví dụ: Chồn Bắc cực
Gv yêu cầu Hs xem các ví dụ SGK kết hợp các hiện tượng thực tế trả lời câu hỏi:
? Thường biến có di truyền hay không di truyền?
HS: Không có khả năng di truyền
? Thường biến có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
HS: SV thích nghi với môi trường
Gv nhận xét bổ sung: Thường biến xảy ra đồng loạt
Hoạt động 2: Mối quan hệ KG, môi trường và KH
Mục tiêu: HS hiểu KH là kết quả của tương tác KG và môi trường
Gv nêu sơ lược các ví dụ Hoa đậu Hà lan.
-> Em có nhận xét gì về mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
HS . Kiểu gen dưới tác động của môi trường -> kiểu hình .
Gv phân tích các ví dụ SGK cho HS thấy số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường còn chất lượng ít chịu ảnh hưởng của môi trường và di truyền là chủ yếu.
HS : làm bài tập điền từ vào chỗ trống: KG, môi trường và kiểâu hình.
Liên hệ GDMT KH là kết quả của sự phối hợp những yếu tố nào?
HS: Môi trường và KG
 -Muốùn cho cây có năng suất cao trong sản xuất cần làm gì ?
HS : bón phân hợp lí cho cây.
Trong trồng trọt cần bón phân hợp lý không gây ô nhiễm môi trường không nên bón phân tươi cho cây, không nên xịt thuốc hóa học bừa bãi .
Hoạt động 3: Mức phản ứng
Mục tiêu: HS trình bày khái niệm mức phản ứng
HS đọc thông tin SGK trả lời:
? Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt qui định?
HS: Kĩ thuật trồng trọt 
? Giới hạn này gọi là gì?( Mức phản ứng)
? Mức phản ứng là gì?
HS: Là giới hạn thường biến của 1 KG trước môi trường khác nhau
? Mức phản ứng do yếu tố nào qui định?(KG)
Người nông dân chăm sóc, bón phân hợp lý đạt năng suất cao trong trồng trọt
I. Sự biến đổi KH do tác động của môi trường
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
II .Mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào KG ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện trồng trọt, chăn nuôi.
III. Mức phản ứng
- Là giới hạn thường biến của 1 KG trước môi trường khác nhau
- Mức phản ứng do KG qui định
 4 . Củng cố và luyện tập.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hòan thành thông tin trong bảng để phân biệt thường biến với đột biến.
- Hiện tượng nào sau đây là thường biến ?
A. Lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân bị dị dạng.
B. Bố mẹ bình thường sinh con bị bạch tạng.
(C). Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước thêm loại lá hình bản dài.
D. Trên cây hoa giấy màu đỏ có xen cành hoa trắng.
- Tính trạng nào sau đây là tính trạng số lượng ?
(A). Số hạt lúa trên một bông lúa.
B. Lợn ỉ Nam Định có màu lông đen.
C. Giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi có hạt gạo bầu tròn, đỏ.
D. Hàm lượng lipit trong sữa bò.
 5 . Hướng dẫn hs tự họcở nhà.
 - Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/73
 - Các nhóm chuẩn bị: TH: Nhận biết một vài dạng đột biến. Củ lang mọc mầm trong tối và sáng, Cây rau mác mọc trong tối va øngoài sáng, rau dừa ở cạn và trong nước
 V. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung :
Phương pháp:
Hình thức tổ chức:

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 9 TIET 26 thuong bien.doc