Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 28: Thực hành: Quan sát thường biến (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 28: Thực hành: Quan sát thường biến (tiếp theo)

I. Mục tiêu.

 - Nhận biết được một số thường biến ở 1 số đối tượng thường gặp.

 - Phân biệt được thường biến với đột biến.

 - Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, sinh sản, phân tích.

II. Phương tiện dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 28: Thực hành: Quan sát thường biến (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28	THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu.
	- Nhận biết được một số thường biến ở 1 số đối tượng thường gặp.
	- Phân biệt được thường biến với đột biến.
	- Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, sinh sản, phân tích.
II. Phương tiện dạy học:
III. Phương pháp: 
 	Thực hành + quan sát + hỏi đáp.
IV. Tiến trình bài dạy. 
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra.
* Chấm tường trình của 1 số em.
	3. Bài mới. 
THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
* Quan sát nhận biết các thường biến trên tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS mang mẫu vật lên bàn - kiểm tra.
- Yêu cầu HS quan sát các dạng của rau muống ở 3 môi trường khác nhau:
+ Ở Cạn.
+ Ở nơi ẩm.
+ Ở dưới nước.
? Quan sát màu sắc của lá mạ ở trong tối và ngoài sáng.
? Quan sát màu của con thằn lằn ở trong tối và ngoài sáng.
? Nhận xét - kết luận.
? Nguyên nhân của sự khác nhau.
* Ở các loài sinh vật có cùng 1 kiểu gen nhưng do sống trong những môi trường khác nhau à kiểu hình khác nhau.
* Nhận biết và phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
? Những cây lúa mọc từ hạt bắt nguồn từ cây mạ ven bờ và cây mạ trong ruộng như thế nào.
- Phát triển đồng đều, không có gì khác nhau nhiều.
? Hai đoạn cây dừa nước mọc ở đất cao và đất ẩm ven bờ khi cho mọc trên mặt nước có gì khác nhau không.
- Không, khi cho mọc trên mặt nước đều có thân lá to và rễ biến thành phao.
? Thường biến có di truyền hay không.
- Thường biến là không di truyền.
* Quan sát tranh.
* Nhận xét.
* Kết luận: thường biến không di truyền được.
* Nhận biết những ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tình trạng số lượng và chất lượng.
* GV đưa ví dụ: Hai luống su hào của cùng một giống nhưng chăm bón khác nhau thì năng suất sẽ như thế nào.
? Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào yếu tố nào.
? Tính trạng số lượng phụ thuộc vào yếu tố nào.
- Tính trạng và số lượng phụ thuộc vào môi trường.
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen.
* Thu hoạch:
	- Nhận xét ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và chất lượng.
	- So sánh giữa thường biến và đột biến.
	* Nhận xét:
	* Dặn dò: Viết thu hoạch - xem bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28 THỰC HÀNH.doc