Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 37: Thoái hoá giống do tự thụ phấn và giao phối gần

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 37: Thoái hoá giống do tự thụ phấn và giao phối gần

Kiến thức:

-Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn

-Giải thích được sự thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.

-Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống

2.Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu thập kiến thức từ phương tiện trực quan.

3.Thái độ:

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 37: Thoái hoá giống do tự thụ phấn và giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II 
Tiết 37: THOÁI HOÁ GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức:
-Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn
-Giải thích được sự thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.
-Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu thập kiến thức từ phương tiện trực quan. 
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
HS nắm được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. Giải thích được nguyên nhân thoái hoá giống.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV:Giáo án, sgk, tranh vẽ phóng to hình 34.1-3, máy chiếu Overhead, film ghi hình 34.1-3 sgk
HS:Đọc trước bài + dụng cụ học tập.
VI. PHƯƠNG PHÁP:	
	Trực quan + thảo luận nhóm
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ(Thông qua)
3.Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – nội dung
*Hoạt động 1: (14 phút)
Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá
GV:Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
?Mục đích của việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là gì
?Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như thế nào
GV:Gợi ý cho hs trả lời 
GV:Nhận xét, bổ sung 
GV:Y/c hs quan sát H34.1, đọc thông tin sgk, tìm ra đặc điểm của các cây bị thoái hoá
GV:Gọi 1 hs trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung 
GV:Treo tranh phóng to vat 34.2 sgk cho hs quan sát và yêu cầu hs nghiên cứu sgk để trả lời phần lệnh.
GV:Gợi ý cho hs trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3: (15 phút)
Tìm hiểu nguyên nhân của sự thoái hoá
GV:Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi phần lệnh
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 4: (8 phút)
Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống
GV:Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi phần lệnh
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
I. Hiện tượng thoái hoá.
HS:Đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
HS:Đại diện nhóm trả lời 
HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung à Kết luận
*Việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là để tạo dòng thuần
*Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như sau:
-Tự thụ phấn bắt buộc:Dùng túi cách li lấy phấn cây nào thì rắc lên đều nhuỵ cây đó. Lấy hạt của từng cây gieo riêng thành từng hàng, chọn những cây có đặc điểm mong muốn cho cây tự thụ phấn. Làm như vậy qua nhiều thế hệ sẽ tạo được dòng thuần
HS:Liên hệ bản thân, phát biểu tìm ra sự giống và khác 
1.Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn
HS:Quan sát H34.1 sgk, đọc thông tin sgk, tìm ra đặc điểm của các cây bị thoái hoá
HS:Đại diện trả lời
HS:Nhận xét, bổ sung 
*Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm. Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bạch tạng, thân lùn, dị dạng. 
II.Thoái hoá do giao phối gần ở động vật 
HS:Quan sát hình vẽ và đọc thông tin sgk, trao đổi nhóm hoàn thành phần lệnh
HS:Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
HS:Nhận xét, bổ sung 
*Giao phối gần là hiện tượng những con vật sinh ra từ một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ với các con của chúng.
*Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá:Sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.
III. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá 
HS:Quan sát hình vẽ và đọc thông tin sgk, trao đổi nhóm hoàn thành phần lệnh
HS:Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
*Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì thể dị hợp tử giảm dần, thể đồng hợp tử tăng dần tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống
HS:Đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
*Người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống là để cũng cố và giữ gìn tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
4.Củng cố: (5 phút)
a.Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ?
b.Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? 
5.Dặn dò: (2 phút) 
- Về nhà học bài trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị các câu hỏi của “Ưu thế lai”
Tiết 38: ƯU THẾ LAI
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức:
-Nêu được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
-Xác định được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai.
-Nêu được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế. 
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy quan sát và thu thập kiến thức từ các hình vẽ.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV:Tranh phóng to H 35 sgk(hoặc máy chiếu Overhead, film ghi hình 35sgk)
HS:Dụng cụ học tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Trực quan + thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
a.Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ?
b.Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? 
3.Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh –nội dung
*Hoạt động 1: (8 phút)
Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai
GV:Treo tranh phóng to H 35 sgk cho hs quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi phần lệnh
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung:Ưu tế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Tuy nhiên, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
*Hoạt động 2: (10 phút)
Tìm hiểu nguyên nhân ưu thế lai
GV:Nêu vấn đề:Người ta cho rằng, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu
Khi lai chúng với nhau, các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở F1.
Ví dụ:
P: AabbCC x aaBBcc
F1: AaBbCc
Ở các thế hệ sau cặp gen dị hợp giảm dần ưu thế lai củng giảm dần 
GV:Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi phần lệnh 
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3 (13 phút)
Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng 
GV:Y/c hs nghiên cứu sgk để nêu lên được phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung:người ta còn dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và giống mới.
2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
GV:Y/c hs nghiên cứu sgk để nêu lên được lai kinh tế là gì?
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung:Ở vật nuôi tạo ưu thế lai chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế, tức cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm(không dùng làm giống)
I.Hiện tượng ưu thế lai 
HS:Quan sát tranh, nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm
- Đại diện nhóm trả lời 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
II.Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai 
HS:Đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời
*Khi lai hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1
Ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần.Vì ở F1 tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dần
- nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Do sự tập trung các gen trội có lợi cho cơ thể lai F1. 
III.Các phương pháp tạo ưu thế lai
1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
HS:Đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời
*Đối với thực vật, người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng:tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
HS:Đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời – nhóm khác nhận xét *Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
*Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì: con lai kinh tế là con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai thể hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
4.Củng cố: ( 5 phút) *Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:
1.Ưu thế lai là gì?
a.Con lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt
b.Các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn so với bố mẹ
c.Có khả năng sinh sản vượt trội so với bố mẹ
d.Cả a và b
2.Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì?
a.Các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất) do nhiều gen trội quy định.
b.Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu.
c.Khi cho chúng lai với nhau, chỉ có các gen trội được biểu hiện ở con lai F1
d.Cả a, b và c
5.Dặn dò: (2 phút) Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK – Chuẩn bị bài“Các phương pháp chọn  ... , khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
-Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
-Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
-Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
*Hoạt động 3:Tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường 
HS:Đọc thông tin sgk, trao đổi nhóm thực hiện phần lệnh và cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS:Thống nhất ý kiến à Kết luận
*Cần phải nắm vững Luật bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiện cũng như tuyên truyền vận động người khác thực hiện.
4.Củng cố:
a.Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo Vệ môi trường Việt Nam?
b.Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục?
c.Mỗi hs cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường? 
5.Dặn dò: Về nhà học bài – Chuẩn bị các câu hỏi của “Thực hành:Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương”
*Đọc kĩ nội dung của nội dung phần thực hành.
fgh
Tiết 65: THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức:
-Nêu được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
-Thấy được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái phù hợp
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+GV:Giáo án, sgk, giấy trắng khổ lớn.
+HS:Dụng cụ học tập, chuẩn bị bài tập ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
a.Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo Vệ môi trường Việt Nam?
b.Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục?
c.Mỗi hs cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường? 
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Oân lại kiến thức củ liên quan với kiến thức mới
GV:Nêu câu hỏi:
?Trình bày một số nội dung cơ bản (ở chương II, III) của luật bảo vệ môi trường
GV:Gọi đại diện nhóm trả lời 
GV:Nhận xét, bổ sung 
*Hoạt động 2:Thảo luận nhóm theo chủ đề
GV:Chia hs ra thành 5 nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận một trong 5 chủ đề sau:
-Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp
-Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh
-Không lấn đất công.
-Tích cực trồng nhiều cây xanh.
-Không sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát 
GV:Gợi ý:Tập trung vào liên hệ thực tế ở địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất phương pháp thực hiện luật ở địa phương một cách phù hợp 
GV:Nhận xét, bổ sung: Nhiệm vụ mỗi hs là phải nắm vững luật, nghiêm chỉnh thực hiện và vận động người khác cũng thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
*Hoạt động 1: Oân lại kiến thức củ liên quan với kiến thức mới 
HS: Thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của nhóm 
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
HS:Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Luật bảo vệ môi trường quy định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.
-Luật nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
-Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
-Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo chủ đề
HS:Các nhóm thảo luận chủ đề đã được phân công, ghi kết quả vào tờ giấy to và sau 15 phút mang lên bảng trình bày trước lớp
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
HS:Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
4.Củng cố
+GV yêu cầu hs viết báo cáo về các vấn đề sau:
-Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí.
-Những điểm còn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm.
-Trách nhiệm của mỗi hs chúng ta trong việc thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
5.Dặn dò: ø Chuẩn bị bài mới: “Oân tập” 
*Trả lời các câu hỏi ôn tập sgk trang 190.
fgh
Tiết 66: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức:
-Hệ thống hoá, chính xác hoá và khắc sâu các kiến thức đã học.
-Trình bày được các kiến thức đã học.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hoá.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
+GV:Giáo án, sgk, các bảng phụ ghi sẳn các đáp án.
+HS:Dụng cụ học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:Oân tập kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái
GV:Yêu cầu hs tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 63.1 sgk
GV:Gọi hs hoàn thành bảng
*Hoạt động 1: Oân tập kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái
HS:Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 63.1 sgk
HS: Hoàn thành bảng
HS:Khác nhận xét thống nhất ý kiến 
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví dụ
Môi trường nước
Nhân tố sinh thái không sống.
Nhân tố sinh thái sống
Nước, đất, bùn, rong, rêu, tôm, cá
Môi trường đất
Nhân tố sinh thái không sống.
Nhân tố sinh thái sống
Đất, đá, nước, cỏ cây, côn trùng, giun
Môi trường không khí
Nhân tố sinh thái không sống.
Nhân tố sinh thái sống
Không khí, bụichim, côn trùng. Động vật có xương sống khác
Môi trường sinh vật
Nhân tố sinh thái không sống.
Nhân tố sinh thái sống
Các loại sinh vật bao quanh
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 2:Oân tập kiến thức về sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái GV:Yêu cầu hs tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 63.2 sgk
GV:Gọi hs hoàn thành bảng
*Hoạt động 2:Oân tập kiến thức về sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
HS:Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 63.2 sgk
HS: Hoàn thành bảng
HS:Khác nhận xét thống nhất ý kiến
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Aùnh sáng
-Nhóm cây ưa sáng
-Nhóm cây ưa bóng
-Nhóm động vật ưa sáng
-Nhóm động vật ưa tối
Nhiệt độ
Thực vật biến nhiệt
-Động vật biến nhiệt
-Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
-Thực vật ưa ẩm
-Thực vật chịu hạn
-Động vật ưa ẩm
-Động vật ưa khô
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3:Oân tập kiến thức về quan hệ cùng loài và khác loài
GV:Yêu cầu hs tìm các nội dung thích hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 63.3 sgk
GV:Gọi hs hoàn thành bảng
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3:Oân tập kiến thức về quan hệ cùng loài và khác loài
HS:Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 63.3 sgk
HS: Hoàn thành bảng
HS:Khác nhận xét thống nhất ý kiến
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
-Quần tụ cá thể
-Cách li cá thể
-Cộng sinh
-Khác loài
Cạnh tranh (hay đối địch)
-Cạnh tranh thức ăn, nơi ở
-Aên thịt nhau
-Cạnh tranh
-Kí sinh, nửa kí sinh
-Sinh vật này ăn sinh vật khác.
*Hoạt động 4:Hệ thống hoá các khái niệm
GV:Nêu câu hỏi để hs nhớ lại các kiến thức đã học về các khái niệm
+Quần thể
+Quần xã
+Cân bằng sinh học
+Diễn thế sinh thái
+Hệ sinh thái
+Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
GV:Gọi hs trả lời
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 5:Oân tập kiến thức về các đặc trưng của quần thể
GV:Yêu cầu hs tìm các nội dung thích hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 63.5 sgk
GV:Gọi hs hoàn thành bảng
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 4:Hệ thống hoá các khái niệm
HS:Nhớ lại các khái niệm và nhắc lại cho cả lớp
HS:Các hs khác theo dõi, bổ sung
*Hoạt động 5:Oân tập kiến thức về các đặc trưng của quần thể
HS:Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 63.5 sgk
HS: Hoàn thành bảng
HS:Khác nhận xét thống nhất ý kiến
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
Yù nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực / cái
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực / cái là 1:1
Cho thấy tìm năng sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
-Nhóm trước sinh sản
-Nhóm sinh sản
-Nhóm sau sinh sản
-Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
-Quyết định mức sinh sản của quần thể
-Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
Mật độ
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể
*Hoạt động 6:Oân tập kiến thức về các tính chất của quần xã
GV:Yêu cầu hs tìm các nội dung thích hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 63.6 sgk
GV:Gọi hs hoàn thành bảng
GV:Nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 6:Oân tập kiến thức về các tính chất của quần xã
HS:Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 63.6 sgk
HS: Hoàn thành bảng
HS:Khác nhận xét thống nhất ý kiến
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài, trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
4.Cũng cố(Trong lúc ôn)
5.Dặn dò:Học bài các chương I, II, III chuẩn bị thi học kì II.
fgh 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh hoc 9 HKII.doc